Tục lệ lạ: Quan hệ với gái trinh sẽ bị điên
Nhiều nơi trên thế giới, trinh tiết được coi là thước đo cho phẩm hạnh của người phụ nữ. Gắn liền với trinh tiết, có rất nhiều tập tục kỳ lạ.
Các cô gái Morocco sẽ phải làm “gái” nếu mất trinh trước khi cưới (Ảnh minh họa)
1. Cả nhà kiểm tra trinh tiết cô dâu
Theo phong tục cổ tại Algeria, sau nghi lễ cưới hỏi, cô dâu và chú rể sẽ đến phòng tân hôn, còn cha mẹ và anh em, gia đình 2 bên ở bên ngoài. Nếu cô dâu không chứng tỏ được mình còn trong trắng thì ngay tối hôm đó, anh trai hoặc cha cô gái sẽ giết chết cô.
Các cô dâu Algeria sẽ phải chứng tỏ mình còn “nguyên vẹn” trong đêm tân hôn (Ảnh minh họa)
Còn nếu cô gái vẫn “còn nguyên” thì chú rể sẽ chìa tấm vải có máu của cô cho mọi người xem, sau đó hai bà mẹ của cô dâu, chú rể ôm nhau mừng rỡ cho sự nguyên vẹn và tất cả mọi người có một bữa tiệc liên hoan chúc mừng hạnh phúc.
2. Tục dâng hiến trinh tiết kỳ dị
Thời xưa tại Ấn Độ, tăng lữ và thầy cúng là những người đại diện cho thần linh để đón nhận sự dâng hiến trinh tiết của các trinh nữ. Những trinh nữ này sau đó sẽ không được kết hôn mà phải ở vậy cả đời.
Thiếu nữ Ấn Độ (Ảnh minh họa)
Tục lệ này còn được áp dụng với cả vua chúa. Theo đó, khi nhà vua tổ chức lễ cưới với hoàng hậu thì trong 3 ngày đầu, nhà vua không được tiếp xúc với thân thể hoàng hậu. Ngày thứ 3, nhà vua dâng hiến đêm đầu của hoàng hậu cho những người có vị thế cao nhất trong giới tăng lữ. Chỉ sau đó thì nhà vua mới được ân ái với hoàng hậu.
3. Quan hệ với gái trinh sẽ… bị điên
Video đang HOT
Các cô gái Oklan (Ảnh minh họa)
Vào thời cổ đại, người Oklan có quan niệm rằng những chàng trai mà quan hệ với các cô gái còn trinh sẽ chết vì bị điên. Do đó, các cô gái sẽ phải trải qua nghi lễ để bỏ màng trinh dưới sự chỉ đạo của những người quyền lực trong bộ tộc.
4. Làm người giúp việc hoặc gái mại dâm nếu mất trinh
Tại Morocco, những cô gái trẻ mất trinh trước khi cưới phải chịu số phận vô cùng nghiệt ngã. Họ chỉ có 2 con đường để lựa chọn: làm người giúp việc hoặc gái mại dâm. Nếu kết hôn, họ phải chịu sự khinh miệt của nhà chồng và cắn răng chịu đòn roi mà không được ý kiến nửa lời.
Hủ tục khắt khe này đã được lưu truyền nhiều đời nay dù những năm gần đây, văn hóa phương Tây đã xâm nhập đời sống của người dân Morocco nhưng những quan niệm truyền thống, đặc biệt là đề cao sự trinh trắng của phụ nữ, vẫn luôn được duy trì.
5. Mua bán trinh tiết công khai
Tục hiến trinh của một bộ lạc gần xích đạo của Châu Phi còn ly kỳ hơn. Trong cuốn sách “Hành vi tình dục đen” có ghi chép lại: một bộ lạc gần xích đạo của Châu Phi có một tập tục công khai mua bán trinh tiết của thiếu nữ. Khi người thiếu nữ đến tuổi trưởng thành, trinh tiết của họ được mang ra rao bán cho bất cứ người nào cần mua.
Các cô gái ở bộ lạc Châu Phi sẽ được đem ra để rao bán trinh tiết (Ảnh minh họa)
Bộ lạc sẽ tổ chức một ngày hội mà ở đó, tất cả các thiếu nữ đến tuổi trưởng thành cùng tham gia. Họ bị bó chặt cơ thể trong những bộ quần áo bó sát và các thanh niên trai tráng trong làng sẽ vác từng người đi một vòng cho mọi người xem.
Những người xung quanh lựa chọn thiếu nữ mình ưng ý và thỏa thuận giá cả để qua đêm. Cha mẹ của các thiếu nữ này được quyền bán trinh tiết của con chứ không được từ chối tập tục này.
Theo xahoi
Nhận diện "thủ phạm" khiến TP.HCM ngập sâu
Biến đổi khí hậu, nền đất sụt lún gây triều cường tại TP.HCM ngày một lớn hơn. Nhưng nguyên nhân chính để triều cường mỗi năm đều "xác lập kỷ lục mới" lại do con người.
Đợt triều cường giữa tháng 10 tại TP.HCM lập kỷ lục mới với 1,62m, trong khi đó tại Vũng Tàu đỉnh triều chỉ có 1,56m.
Con người làm nước dâng cao hơn
GS.TS Nguyễn Ân Niên, Chủ tịch Hội Khoa học Thuỷ lợi TP.HCM giải thích việc đỉnh triều tại TP.HCM và tại Vũng Tàu có sự khác biệt lớn do: Tại Vũng Tàu gần biển rộng rãi đỉnh triều tăng ít, trong khi đó tại TP.HCM không gian "nuốt" nước triều bị thu hẹp do con người nên đỉnh triều cao hơn bất thường.
Theo GS.TS Niên, đô thị hóa làm mất các bãi chứa nước triều khi dâng lên. Cùng với đó chính các đê bao không cho nước thoát ra ngoài đã làm cho triều cường dâng cao nhanh chóng.
Đường Hòa Bình (Q.11) thường xuyên bị ngập trong thời gian gần đây. (Ảnh: Hữu Ký)
PGS.TS Hồ Long Phi, Giám đốc Trung tâm quản lý nước và biến đổi khí hậu, Đại học Quốc gia TP.HCM, cho biết TP.HCM có khoảng 60% diện tích là vùng trũng. Đây chính là khoảng không gian khi triều cường lên, mưa lớn sẽ chứa vào.
Tuy nhiên hiện nay đã mất đi khá nhiều, dù chưa có con số chính thức, nhưng nhiều vùng tại quận Bình Thạnh, Phú Mỹ Hưng (quận 7), quận Thủ Đức... trước đây vốn là đất sình giờ thành khu dân cư đông đúc, hiện đại. Nhiều vùng tuy chưa xây dựng, nhưng đã bị đê bao chắn không cho nước vào.
Tính toán của PGS.TS Phi cho thấy: Nếu giữ nguyên hiện trạng các vùng trũng thấp như những năm trước 1980 của thế kỷ XX, mực nước hiện nay của thành phố khi triều cường lớn nhất cũng chỉ hơn 1,3m thay vì 1,62.
Nước ngập lênh láng trên Tỉnh lộ 43 (Q.Thủ Đức) khiến việc đi lại rất khó khăn. (Ảnh: Hữu Ký)
Tuy vậy PGS.TS Phi cho rằng, chỉ ra điều này không có nghĩa thành phố phải phá hết đê bao, khu dân cư, đô thị để trả lại hiện trạng như cũ. Vì thành phố cũng cần phải phát triển.
Đây là vấn đề của lịch sử, nhưng có thể nói tác động của con người làm cho thành phố ngập lụt lớn hơn. Do vậy cần cẩn trọng hơn trong những bước tiếp theo.
Nền đất lún với tốc độ nhanh
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển đang dâng là điều không phủ nhận. Tuy nhiên tốc độ dâng của nước biển lại khá chậm so với tốc độ dâng của nước sông, đây là điều đáng phải suy nghĩ.
"Biến đổi khí hậu chỉ làm cho mực nước biển dâng trung bình 3,1mm/năm, trong khi đó tại TP.HCM dâng đến 5,6mm/năm là điều cần được xem xét nghiêm túc", GS.TS Niên nói.
PGS.TS Phi chỉ ra: Mực nước sông so với cách đây 20 năm tăng khoảng 300cm, nhưng độ ngập của thành phố lại lên đến 800cm. Phần 500cm này ở đâu ra? Thực tế trong đó có phần của nền đất sụt lún.
Để xác định độ lún của thành phố, hai năm gần đây thành phố thiết lập hai điểm qua trắc độ lún tại quận Bình Tân và huyện Bình Chánh. Trước đó cũng có đề tài nghiên cưu độ lún nền của thành phố bằng ảnh vệ tinh. Kết quả cho thấy thành phố có những nơi lún từ 1 - 3cm/năm.
Nguyên nhân gây lún cho thành phố thì nhiều, nhưng có ba nguyên nhân chính: khai thác nước ngầm quá nhiều, thiếu kiểm soát; nhiều công trình xây dựng mới được xây tập trung trong thành phố dẫn đến do tải trọng đất không chịu nỗi và nền đất bị co lại.
Hồ chứa nước thuỷ điện cũng là "thủ phạm"
Trước những năm 1980, thượng nguồn các con sông Sài Gòn, Đồng Nai chưa có các hồ chứa cho thủy điện, thủy lợi. Nhờ đó các con sông có dòng chảy bình quân trên sông thấp hơn bây giờ.
Đợt triều cường giữa tháng 10 vừa qua, một đoạn bờ bao tại P.28, Q.Bình Thạnh bị bể khiến hàng trăm hộ dân trong khu vực bị ngập, nhiều ao cá, vườn cây bị nước quét qua gây thiệt hại nặng.(Ảnh: Hữu Ký)
"Thuỷ điện Trị An không có lũ cũng xả đều đặn 900 m3/giây để chạy các tuốc bin phát điện. Chính điều này cộng với tác động của triều cường sẽ làm cho nước dân nhanh hơn", PGS.TS Phi nói.
Thực tế hồ Dầu Tiếng khi xả lũ sẽ ảnh hưởng nặng đối với các quận, huyện phía Bắc của thành phố, từ quận 12, Hóc Môn, Củ Chi. Trong khi đó nước trên sông Đồng Nai sẽ ảnh lớn đến các vùng phía Nam của thành phố.
Xả lũ từ các hồ chứa trên các con sông này, gặp lúc triều cường sẽ làm cho tình trạng ngập nước tại nhiều vùng của TP.HCM sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Theo 24h
Dùng gái trinh để... chữa HIV Nombasa Gxuluwe - một tình nguyện viên của Chiến dịch thế giới phòng chống AIDS (WAC) - lý giải: "Có một câu chuyện huyền bí nói rằng nếu bạn là một người đàn ông dương tính với HIV thì sau khi ngủ với một cô gái còn trinh, thì bệnh của bạn sẽ được chữa khỏi. Đó là lý do tại sao những...