Tục lạ: Ăn tro cốt người chết
Người sống tại bộ tộc Yanomami ở Nam Mỹ ăn tro cốt người chết để thể hiện sự đau xót và quý mến với người quá cố.
Theo ước tính, bộ lạc Yanomami chỉ còn khoảng 20.000 cư dân, sống rải rác trong khoảng 200 – 250 ngôi làng ở các khu rừng và ngọn núi thuộc phía bắc Brazil và phía nam Venezuela. Bộ lạc này tin vào sự tồn tại của thế giới bên kia.
Khi một người Yanomami chết đi, phản ứng đầu tiên của những người đàn ông trong bộ tộc là sự tức giận. Họ không tin cái chết của người trong bộ tộc là do tự nhiên mà là tại linh hồn ma quỷ ám vào bởi một pháp sư của một bộ tộc thù địch. Cũng bởi niềm tin này mà những bộ tộc nằm sâu trong cánh rừng Amazon thường xảy ra những cuộc thánh chiến ác liệt và đẫm máu.
Yanomami có khoảng 20.000 cư dân, là một bộ tộc sống tương đối cô lập ở Nam Mỹ.
Nghi thức tang lễ của người Yanomami được chia làm ba nghi lễ, và diễn ra ngay tại vị trí đống lửa đặt người quá cố trên giàn thiêu. Nghi lễ đầu tiên người Yanomami thể hiện sự tức giận đến tột cùng đối với người chết. Nghi lễ tiếp theo là sự tiếc thương, đau buồn khóc lóc.
Nghi lễ cuối cùng là hỏa táng người quá cố. Họ không chôn người chết, bởi cho rằng nếu làm vậy có nghĩa là bộ tộc đã từ bỏ một người con và sự chôn cất chỉ là sự phân hủy xác thịt, chứ không phải giải phóng linh hồn.
Video đang HOT
Khi mặt trời đã lặn, người Yanomami sẽ tiến hành hỏa táng người quá cố. Xác chết được đặt lên một giàn củi lớn. Tộc trưởng sẽ thay mặt bộ lạc châm lửa đưa người chết về với thế giới bên kia. Họ tin vào sự tồn tại của thế giới bên kia. Ở đó linh hồn con người sẽ siêu thoát sau khi qua đời.
Việc hỏa táng hoàn tất, những bộ phận cơ thể sẽ được phân chia thành từng phần khác nhau. Một phần người thân mang về chôn dưới bếp lửa gia đình nhà mình. Phần đem nghiền và giã vụn bằng chiếc cối gỗ dành cho nam và nữ riêng.
Phần tro cốt sau khi nghiền thành bột sẽ đựng trong vỏ của một loại quả khô và bên ngoài được bảo vệ bằng chiếc giỏ và được cất giữ ở một nơi trang trọng trong nhà. Khoảng một năm sau, người Yanomami sẽ đem tro cốt người chết ra trộn vào thức ăn, trong đó có món chính là chuối nấu. Đây là món ăn chính trong ngày giỗ tưởng nhớ người quá cố.
Người Yanomami cho rằng, tro cốt của người chết hòa quyện vào cơ thể người sống, linh hồn của người đó sẽ được tiếp thêm sức mạnh, quyền năng để trải qua mọi kiếp nạn trên đường về thế giới bên kia. Hơn nữa, làm như thế người ở lại có thể giữ người thân yêu của mình mãi mãi.
Ngoài những món ăn được trộn tro cốt của người chết, đàn ông của bộ tộc có một cách thưởng thức riêng bằng cách nhét tro cốt vào ống nứa rồi một người thổi, một người hít thật sâu vào trong mũi. Theo họ, đó cũng là một cách để lưu giữ một phần linh hồn của người đã chết ở lại.
Theo Datviet
Tục lạ: Đi phá trinh mới mong... lấy được chồng
Có lẽ không nhiều người biết rằng ở Uganda, đàn ông lấy vợ còn trinh là một điều tủi nhục.
Tại một số quốc gia, người ta cho rằng lấy được vợ còn trinh trắng là điều tự hào và hãnh diện nhưng với người Uganda ở châu Phi lại hoàn toàn khác.
Trong quan niệm của người Uganda, trinh tiết là một thứ cực độc và đen đủi. Họ cho rằng những giọt máu trinh nữ rất độc và thường 'ám' người chồng.
Họ cũng cho rằng những cô gái còn trinh chính là những người còn thiếu sót và không hoàn thiện.
Chính vì thế, người Uganda thường duy trì tục lệ 'nhờ' một người lạ phá trinh cô dâu trước đêm động phòng với chú rể. Chỉ những cô dâu 'mất trinh' mới được xem là người hoàn hảo nhất.
Ảnh minh họa
Do quan niệm về sự đen đủi nên rất ít đàn ông Uganda 'phá trinh hộ' người khác. Theo đó, chú rể nào tìm phải cô dâu 'còn trinh' được xem là một điều tủi nhục đối với bộ tộc.
Tại một số bộ lạc khác ở Australia, trinh tiết cũng được xem là đại diện cho xấu xa và độc ác.
Họ cho rằng máu của cô gái còn trinh trong đêm tân hôn sẽ trở thành chất độc di hại đến con cháu sau này. Chính vì thế, để lấy được chồng, các cô gái buộc phải 'phá trinh' trước.
Tuy nhiên, tại các bộ lạc này, người phụ trách việc 'phá trinh' thường là cụ bà có kinh nghiệm tiến hành trong một nghi thức trang nghiêm.
Theo Datviet
Tục lạ: Ngủ 'chay' để thử thách tình cảm trai gái Việc 'xa nhất' họ có thể làm là nắm tay nhau. Nếu xảy ra chuyện ân ái họ có thể bị phạt hàng chục con lợn, gà, phải mổ trâu, mổ bò để chuộc lỗi. Từ xa xưa, trong cộng đồng người Raglai ở Tây Nguyên đã có tục ngủ cùng trong một giới hạn mong manh gọi là ngủ thảo. Đây là...