Tục kết hôn với… người chết
Những gia đình giàu có nếu chẳng may có con cái qua đời khi chưa kết hôn sẽ tìm người sống để cưới cho con mình, còn những nhà bình thường thì sẽ tìm đến những gia đình có cùng cảnh ngộ để se duyên cho những đứa con đã mất.
Kết hôn với người chết còn gọi là âm hôn, nghĩa là làm đám cưới cho người đã chết. Theo tục lệ của người Trung Hoa cổ xưa, những thanh niên trẻ sau khi đã đính hôn và chờ đợi đến ngày cưới nhưng không may đột ngột qua đời thì phải giúp họ hoàn thành hôn lễ, nếu không hồn ma của họ sẽ làm loạn, khiến cho gia đình bất an. Bởi vậy, nhất định phải cử hành âm hôn cho họ, sau đó mới tiến hành mai táng, chôn cả người chết và “vợ” hoặc “chồng” vừa mới cưới cùng nhau.
Bức ảnh dưới đây được chụp tại Quảng Đông khoảng những năm 1930-1933, bên trái là tiểu thư của một gia đình giàu có, bên phải là một chàng trai khôi ngô tuấn tú trong vùng thời đó nhưng gia cảnh nghèo khó.
Tiểu thư con nhà trọc phú chẳng may qua đời sớm. Sau khi mất 15 ngày, thông qua bà mai, thanh niên này đã được hỏi cưới về nhà cô gái để tiếp tục thừa kế gia tài của gia đình giàu có này. Theo phong tục thời xưa, trai gái vị thành niên nếu không may qua đời trước khi kết hôn thì những gia đình giàu có sẽ tìm người sống để tiến hành gả cưới, còn những gia đình bình thường thì sẽ tìm những gia đình cùng cảnh ngộ có con mất sớm giống gia đình mình để gả cưới.
Còn với những thiếu niên chưa trưởng thành không may chết sớm, do cha mẹ quá thương xót con nên vẫn nhất quyết tìm đối tượng cho con vì họ cho rằng như vậy mới làm tròn bổn phận của đấng sinh thành. Thật ra, đây chỉ là một trong những hành động gửi gắm tình thương của cha mẹ.
Ngoài ra, người xưa thường tin vào phong thủy mồ mả, họ cho rằng những ngôi mộ cô độc sẽ ảnh hưởng tới sự hưng thịnh của hậu duệ sau này. Thời đó cũng có những nhà phong thủy vì muốn kiếm tiền bất chính nên xúi giục nhiều gia đình cử hành âm hôn. Bởi vậy, âm hôn thường chỉ diễn ra trong những gia đình giàu có thời xưa.
Âm hôn xuất hiện từ những năm trước triều Hán. Do âm hôn hao tốn tiền của, sức người trong xã hội và vô nghĩa nên đã từng bị nghiêm cấm, nhưng không vì thế mà phong tục này bị triệt tiêu. Tiêu biểu là điển cố về Tào Tháo. Con trai Tào Xung mà Tào Tháo vô cùng yêu thương chết năm mới 3 tuổi, ông đã ra lệnh tuyển chọn những tiểu thư đã chết để gả vợ cho Tào Xung và chôn họ cùng với nhau.
Âm hôn thực sự hưng thịnh trong thời nhà Tống. Theo ghi chép trong Tạc mộng lục, phàm là những nam nữ thanh niên chưa kết hôn không may chết sớm thì cha mẹ bắt buộc phải nhờ “quỷ mai mối” đi dạm hỏi cưới xin, sau đó tiến hành xem quẻ. Nếu xem quẻ đồng ý cho cưới thì hồn ma của đôi nam nữ sẽ được may áo cưới rồi cử hành hôn lễ, chôn cất hai người cùng một mộ.
Thời nhà Thanh, những cô gái được chôn cùng người chết đều bị coi trọng trinh tiết, mãi tới tận cuối đời Thanh hủ tục này mới dần biến mất.
Vào những năm cuối đời nhà Thanh, tại Bắc Kinh vẫn còn một hủ tục tàn dư, đó là nhiều gia đình còn tiến hành “hỷ sự” cho người chết bằng cách đặt hài cốt của đôi nam nữ cạnh nhau, đây được gọi là “cốt thi thân”. Nghi thức âm hôn này được cử hành vào ban đêm. Mọi người đang say giấc nồng thì bỗng tỉnh giấc bởi tiếng cồng chiêng huyên náo, hóa ra là có nhà tiến hành “cốt thi thân”. Họ thường dùng kiệu để kiệu một bức ảnh phụ nữ, sau đó đánh trống, cồng chiêng huyên náo. Ba năm sau đến ngày bốc mộ, vẫn theo hình thức của “đám cưới văn minh”, đội quân nhạc trống đi đầu, ảnh “cô dâu” được kiệu phía sau rồi sau đó tiến hành ghép mộ.
Trong âm hôn, nhà trai cũng phải tặng lễ vật cho nhà gái, mọi đồ ăn thức uống đều là thật, chỉ có duy nhất quần áo và trang sức là đồ vàng mã được đốt sau lễ âm hôn để cô dâu hưởng dưới suối vàng. Trong khi đốt vàng mã, nhà trai sẽ đứng quây xung quanh, đánh trống thổi kèn.
Những thủ tục trước khi đón dâu trong âm hôn có thể bỏ qua, nhưng thủ tục đón dâu thì bắt buộc phải cử hành. Hôm đó phải dựng rạp để đón tiếp khách khứa, người thân. Phòng cưới của chú rể cũng được bày biện, ảnh và bài vị của “tân lang” được đặt trên một chiếc bàn, phía trước là đĩa hoa quả, bánh kẹo và một bông hoa màu đỏ rực có thắt dải lụa, trên đó viết chữ “tân lang”. Còn phòng cưới của cô dâu cũng được bày ảnh và bài vị của “tân nương”, cũng có hoa quả bánh kẹo và dải lụa viết chữ “tân nương”. Sau khi kiệu hoa đến nhà gái, bà mai sẽ bưng ảnh hoặc bài vị của “tân nương” đặt lên kiệu, lúc này bố mẹ cô gái không khỏi khóc thương con và còn đuổi theo tận ra ngoài, hoàn toàn không có không khí của “hỷ sự”.
Sau khi kiệu hoa về đến nhà trai, vẫn là bà mai lấy ảnh hoặc bài vị xuống, đặt lên bàn thờ trong phòng tân hôn, ngay cạnh ảnh và bài vị của “tân lang” rồi dùng dây lụa đỏ buộc hai bức ảnh lại. Rượu hợp ly, sủi cảo tử tôn, mì trường thọ cũng đặt trước bài vị và ảnh của đôi nam nữ. Sau này, nếu chọn được ngày lành tháng tốt để tiến hành bốc mộ, cô gái sẽ được chôn cạnh chàng trai mà mình được gả cưới, hơn nữa hai quan tài phải được đặt cạnh nhau mới được gọi là “mai táng hợp cốt”. Nếu “tân phu thê” có anh chị em ruột thì phải gọi họ ra, vái lạy trước bài vị của họ để tiến hành nghi lễ, lúc đó hai gia đình mới trò chuyện vui vẻ.
Khi những nghi thức trên được cử hành, chọn ngày hoàng đạo để bốc mộ xong xuôi thì hồn cô gái mới được siêu thoát. Căn cứ theo giờ của thầy xem âm dương, sau khi quan tài được khiêng lên sẽ lập tức được té xuống một thùng nước sạch và hai quả táo cũng được ném xuống đó, đồng thời tiền âm phủ cũng được tung lên. Bên nhà trai sẽ đào một huyệt mộ bên cạnh mộ “tân lang” để chôn cất hài cốt của “tân nương” bên cạnh.
Chôn cất xong xuôi, trước bia mộ sẽ được bày biện rượu, hoa, tiền âm phủ để làm lễ hợp hôn. Cha mẹ cùng họ hàng hai bên gia đình vừa khóc vừa trò chuyện về “đại hỷ”. Kể từ đó họ sẽ chính thức trở thành thông gia của nhau.
Video đang HOT
Thông thường, âm hôn cũng phải thông qua người mai mối, hai bên gia đình qua nhà nhau dạm ngõ, đến lúc cử hành lễ hợp hôn cũng có thiệp hồng thông báo. Do âm hôn chỉ diễn ra một lần duy nhất nên không có khái niệm to, nhỏ, bởi vậy lễ vật nhà trai tặng cho nhà gái cũng chỉ là những lễ phẩm thông dụng.
Đến nay, âm hôn đã không còn là một phong tục phổ biến trong xã hội, nhưng nó vẫn chưa hoàn toàn bị diệt vong. Chừng nào tình yêu còn tồn tại trên cõi đời này thì hôn lễ, bất kể là âm hay dương cũng vẫn trường tồn mãi với thời gian.
Theo BĐVN
Bạn có...tham lam?
Bạn có phải là người tham lam. "Lòng tham vô đáy" có phải là biệt hiệu của bạn? Hãy làm bài trắc nghiệm vui này, nó sẽ cho bạn biết được điều đó.
1. Nếu cho bạn sự lựa chọn thì kiếp sau bạn muốn được sinh ra trong 1 gia đình như thế nào?
a, Tất nhiên là trong 1 gia đình giàu có, danh giá và nổi tiếng...
b, 1 gia đình bình thường thôi nhưng cả nhà phải yêu thương, quan tâm đến nhau...
c, Tôi phải sống tốt trong gia đình hiện tại, đó mới là điều quan trọng nhất.
2. Bạn có thử 1 lần nào đó ao ước khi nhắm mắt lại rồi mở mắt ra là có cả 1 kho báu khổng lồ thuộc về quyền sở hữu của bạn:
a, Đó là cả 1 gia tài lớn, tôi luôn mong chờ.
b, Điều đó với tôi không bao giờ thành hiện thực quá.
c, Nếu như thế, tôi không còn phải lo lắng cho chuyện tiền bạc nữa.
3. Sau bạn còn có 1 đứa em, vậy là ba mẹ dành nhiều tình yêu thương cho nó hơn, bạn:
a, Buồn trong 5 phút hay sẽ không ưa gì nó.
b, Đó là điều hiển nhiên đúng rồi mà.
c, Rất may vì tôi là con 1 hoặc út.
4. Bạn luôn muốn mình là tâm điểm của sự chú ý (nổi bật) khi đứng giữa đám đông. Bạn muốn người khác biết đến mình (vì sự: thông minh, xinh đẹp, tài giỏi...):
a, Đúng
b, Sai
c, Cũng có lúc rất muốn được như vậy.
5. Trong tình yêu, bạn chỉ muốn trong mắt người iu bạn là trên hết, là tất cả:
a, Đương nhiên là phải vậy rồi.
b, Nhưng" người đó" phải biết iu thương, quan tâm đến người khác nữa kìa.
c, Vì" người đó" trong tôi cũng vậy mà.
6. Bạn đi mua hàng (áo quần, đồ ăn, mắm muối...) ở tiệm đang rất đông khách, sau khi tính tiền rồi về đến nhà thì bạn mới phát hiện ra là người bán hàng đã thối nhầm tiền cho bạn, thành ra bạn đã đi mua còn được tặng thêm tiền, ban:
a, Thật tuyệt, chắc là mình được đền bù vì hôm qua đi mua hàng bị hớ.
b, Phải đi mua ngay cái gì mới được" vì tiền không không mà có là rất dể bị mất nếu để lâu".
c, Sẽ trả lại, vì tôi muốn sau này người khác cũng có hành động như vậy với tôi.
7. Bạn được mời đi ăn tiệc, bạn sẽ ưu tiên cho vị trí chỗ ngồi nào đầu tiên:
a, Chỗ có càng nhiều đồ ăn thức uống càng tốt.
b, Chỗ nào có thật nhiều bạn bè của tôi, để được dịp"quậy" tưng bừng.
c, Tôi thích chạy lung tung hơn là ngồi im 1 chỗ cố định.
8. Trong cuộc tán gẫu giữa 3 người bạn với nhau thì bạn:
a, Sẽ tranh nói hết.
b, Im lặng và lắng nghe.
c, Trò chuyện bình thường, đúng nhịp độ.
9. Trước khi thi đấu hay tham gia 1 cuộc chơi nào đó, thì bạn:
a, Nhất quyết phải là người giành chiến thắng.
b, Có người thắng phải có kẻ thua.
c, Hoà 0 - 0, thì tốt biết mấy.
10. Trong lớp, bạn luôn là người giơ tay nhanh nhất để giành trả lời hết tất cả các câu hỏi mà cô giáo đặt ra dù đúng dù sai mà không cho bạn khác có cơ hội trả lời trước bạn:
a, Tôi sẽ cố gắng trả lời đúng hết.
b, Chậm thì ráng chịu.
c, Tôi mà anh hùng vậy sao.
11. Bạn có bao giờ nghĩ rằng bạn là kẻ tham lam chưa:
a, Để nghĩ lại xem thử.
b, " Tôi không tham lam"- đó là lời nói xạo.
c, Cũng có lúc tôi đã tham lam thật quá đáng.
Kết quả:
(A) chiếm đa số: Tại sao bạn lại tham lam quá vậy. Nên nhớ" Tham thì thâm" đó nha bạn, hãy biết tự mình điều hoà lại 1 chút đi nhé.
(B) chiếm đa số: Mức độ tham lam của bạn không có gì phải gọi là nguy hiểm cả.
(C) chiếm đa số: Rất tốt, bạn cứ hãy "tham lam" như cách bạn đã và đang thực hiện.
Lòng tham lam đôi lúc sẽ làm che mờ đi tình iu thương, lòng tốt bụng của bạn, hãy nên có 1 sự thay đổi bạn nhé .
Theo BĐVN
Cảm ơn tình yêu của em! Em à! Đêm mùa đông lạnh lắm mà sao gần 3 giờ sáng anh chợt tỉnh giấc rồi nhớ em da diết, chẳng thể nào có thể ngủ tiếp được. Anh đã viết rất nhiều nhưng chưa bao giờ nghĩ một ngày nào đó sẽ viết thư cho một người con gái như thế này. Hạnh phúc đến với anh quá ngọt ngào...