Tục đẽo xương sọ thành đồng xu ở Ninh Thuận

Theo dõi VGT trên

Tục lệ lạ lùng và kỳ bí này của những người Chăm theo đạo Bà La Môn ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận vốn đã tồn tại mấy trăm năm qua.

Người chết, sau khi chôn cất khá sơ sài thì đúng một năm sau sẽ được đào lên, cải táng xương cốt. Đặc biệt, trong khi tất cả những khúc xương khác như xương đùi, xương ống, xương sườn, xương mác… đều được hỏa táng thì riêng hộp sọ sẽ được giữ lại rồi dùng dao, kéo, dùi, mài, đục… chế tác thành những đồng xu hình tròn, như đồng tiền để thờ cúng.

Tục lệ lạ lùng và kỳ bí này của những người Chăm theo đạo Bà La Môn ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận vốn đã tồn tại mấy trăm năm qua.

Tục đẽo xương sọ thành đồng xu ở Ninh Thuận - Hình 1

Khu nghĩa địa Kut của người Chăm nhìn từ xa

Mặc dù hiện nay người Chăm đã hòa nhập, giao lưu văn hóa với những cộng đồng dân cư khác trong vùng nhưng họ vẫn còn vô vàn những điều bí ẩn, huyền hoặc mà nhiều người chưa giải thích được. Một trong số đó là tục lệ đẽo xương sọ người chết thành hình đồng xu rồi làm lễ nhập Kut, hóa thân xương cốt của con người vào những phiến đá Kut vĩnh hằng, như một ước vọng đẹp đẽ, bất tử suốt ngàn đời qua.

Kinh hoàng những đồng xu làm bằng xương sọ

Làng Chăm đầu tiên mà chúng tôi tìm tới để khám phá những tập tục lạ lùng của đồng bào là làng Chăm Mỹ Nghiệp nằm ở thị trấn Phước Dân (Ninh Phước, Ninh Thuận). Từ phía quốc lộ 1A đi vào chừng hơn một cây số là bắt gặp những mái nhà của người Chăm nằm rải rác hai bên đường liên xã được trải bê-tông phẳng lì trong ánh nắng ấm áp. Trò chuyện với chúng tôi, ông Phí Văn Ngòi, 67 tuổi, một người từng nhiều năm gắn bó với mảnh đất này cho biết.

Trong quan niệm sống của người Chăm theo dòng Bà La Môn nơi đây, nghĩa địa Kut chính là nơi linh thiêng và trang trọng nhất. Cụ thể, khi một ai đó chẳng may mất đi, gia đình sẽ đem chôn cất ở một ngôi mộ trong khuôn viên một khu đất hoang phía sau làng. Lễ chôn cất lần này chỉ mang ý nghĩa tạm bợ nên tất cả mọi việc được hoàn tất rất nhanh chóng, không nghi lễ cầu kỳ gì cả. Sau đó khoảng một năm, gia đình bắt đầu mời thầy cúng, ông Cả, người thân quyến và các chức sắc trong làng đến cải táng phần mộ cho người đã khuất. Lúc này, rất nhiều nghi thức trang trọng và tỉ mỉ mới được diễn ra, đặc biệt là nghi lễ “nhập Kut”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, Kut thực ra chính là một hòn đá được lấy dưới đáy biển hoặc trên núi cao, sau đó được đẽo gọt, chạm trổ với những họa tiết hết sức đẹp đẽ hình trụ tròn rồi chôn cố định trong nghĩa địa. Mỗi phiến đá Kut như vậy được những thế hệ của người Chăm nơi đây thờ cúng rất linh thiêng. Và, có nhiều thư tịch cổ của người Chăm vùng Ninh Thuận, Bình Thuận khẳng định rằng, nhiều phiến đá Kut ở các lăng mộ vua chúa mà đến nay đã tìm thấy có niên đại cách đây cả ngàn năm. Điều đó chứng tỏ tục lệ này của đồng bào đã có từ rất lâu rồi.

Tục đẽo xương sọ thành đồng xu ở Ninh Thuận - Hình 2

Nghi thức nhập Kut

Video đang HOT

Vừa dẫn chúng tôi ra thăm khu nghĩa địa Kut linh thiêng của cộng đồng mình, ông Ngòi vừa kể về những nghi thức đẽo những đồng xu bằng xương sọ người. Cụ thể, sau khi cải táng, xương cốt của người chết sẽ được phân loại ra. Các loại xương bình thường khác đều được cho vào lò hỏa táng phía sau nghĩa địa Kut còn riêng xương hộp sọ, cụ thể là xương trán sẽ được giữ lại. Trong lúc ngọn lửa đang thiêu rụi xương cốt ra tro tàn ngoài kia thì bên trong nghĩa địa, những thầy cúng và ông Cả sẽ làm nhiệm vụ đẽo xương sọ của người chết thành những hình đồng xu tròn.

Công việc này thoạt nhìn có vẻ ghê rợn nhưng với đồng bào người Chăm nơi đây, nó lại vô cùng linh thiêng và đáng tôn kính. Và, để đẽo được những mảnh xương sọ đầu lâu người cứng như đá ấy thành những đồng xu tròn trĩnh là một việc rất gian nan, có khi phải làm cả ngày trời chứ không ít. Ngoài những dụng cụ như dao, kéo, dùi, đục, búa… thì những thầy cúng cần phải có bàn tay chắc khỏe, tài hoa nếu muốn những mảnh xương đó trở thành một tác phẩm nghệ thuật nho nhỏ thực thụ. Đặc biệt, người Chăm còn quan niệm rằng, xương sọ của nữ giới sẽ được đẽo thành 9 đồng xu còn của nam giới được đẽo thành 7 đồng, như một quan niệm về sự bất tử. Ngày nay, mặc dù tục lệ đẽo hộp sọ thành hình đồng xu vẫn còn nhưng để đơn giản, mỗi hộp sọ chỉ được chọn một mảnh xương trán rồi đẽo thành 1 đồng xu duy nhất còn tất cả những phần xương cốt khác đều được đem hỏa thiêu cho những nghi thức trở nên nhẹ nhàng hơn.

Cuối cùng, tất cả những đồng xu xương sọ ấy sẽ được cất vào trong những chiếc hũ sành lớn, để cạnh những phiến đá Kut trong nghĩa địa.

Linh thiêng và bất tử

Nằm giữa một cánh đồng rộng mênh mông sau mùa thu hoạch chỉ còn trơ những gốc rạ màu đất bạc và xa xa, vài chú cừu béo núc ních như những quả bóng bay đang nặng nề di chuyển, nghĩa địa Kut được trang trí bằng nhiều hình ảnh khắc họa cầu kỳ, màu sắc sống động, rực rỡ, khác rất xa so với vẻ u trầm, tĩnh mịch của những nơi thờ cúng, lưu giữ xác chết của người Kinh.

Lần theo từng bậc thang, chúng tôi cùng ông Ngòi đi vào bên trong khu mộ Kut linh thiêng và huyền bí này. Mặc dù có cảm giác thoáng đãng cùng những gam màu vàng, đỏ, xanh chói lọi nhưng trong tiềm thức, chúng tôi vẫn có một cảm giác lạnh ở sống lưng bởi một cơn gió lạnh từ phía xa ập vào. Một cảm giác rờn rợn không thể khác ở những nơi đang chứa những phần cơ thể của người quá cố. Trong khuôn viên rộng chừng 30m2 của gian nhà thờ chính giữa, chúng tôi quan sát thấy có một dãy hàng cột đá tròn, hình trụ được chôn xuống đất. Đó chính là những phiến đá Kut linh thiêng, bất tử, đang che chở những linh hồn bất tử của con người nơi đây.

Tục đẽo xương sọ thành đồng xu ở Ninh Thuận - Hình 3

Những phiến đá Kut linh thiêng

Vừa chỉ tay về dãy trụ đá Kut, ông Ngòi vừa nói: Người Chăm chúng tôi quan niệm, những phiến đá Kut này là bất tử còn thân xác con người chỉ là tạm bợ, nương nhờ trong trần gian chốc lát mà thôi. Vì thế, con người khi chết đi, được cải táng và hóa thân vào Kut là coi như được tồn tại mãi mãi, bất tử cùng năm tháng vậy. Về nghi thức nhập Kut, ông cho biết thêm, ban đầu, những đồng xu hộp sọ này sẽ được tắm rửa tẩy trần bằng nước mưa tinh khiết, bằng rượu nồng thơm tho thì mới được nhập Kut. Khi ấy, trước sự chứng kiến của người thân, những già làng, các vị chức sắc và đông đảo người dân, lễ nhập Kut được diễn ra.

Nó được coi là nghi thức biến con người thành bất tử. Đó là việc từ những mảnh xương cốt của con người bình thường, có thể bị mục nát theo thời gian sẽ được làm lễ cho cái xương quan trọng nhất nhập vào phiến đá Kut kia, mãi mãi tồn tại, như một ý niệm về sự bất tử của những linh hồn khi con người mất đi vậy. Đó là giây phút quan trọng khi thể xác được hóa thành bất tử. Những xương cốt trần tục được làm lễ để nhập vào phiến đá Kut kia, để mãi mãi tồn tại với thời gian. Mãi mãi vĩnh hằng dưới ánh mặt trời.

Tuy nhiên, trong những ngày tìm hiểu về những nghĩa địa Kut của đồng bào người Chăm, chúng tôi còn phát hiện ra rằng, trong những nghĩa địa Kut này thường chỉ có một số ít những phiến đá Kut, thường là 7 trụ đá nhưng lại có cả ngàn đồng xu hộp sọ được nhập Kut ở đây. Chính điều đó mới dẫn đến việc có nhiều linh hồn cùng được nhập Kut vào một phiến đá.

Với đồng bào, đó là một việc khá bình thường bởi nhiều linh hồn được nương nhờ trong một phiến đá Kut bất tử cũng khá bình thường. Tuy nhiên, trong nghĩa địa Kut lại phân ra làm 2 loại Kut là Kut chính và Kut phụ. Theo những già làng người Chăm, Kut chính là nơi nhập hồn cho những người chết bình thường, chết tại nhà, trong vòng tay người thân. Đó là cái chết êm đềm, bản thân người chết và những người xung quanh cũng cảm thấy an lòng. Còn Kut phụ là dành cho những người phải nhận cái chết khác thường. Đó là chết đường, chết chợ, chết ở những nơi không phải là nhà mình hoặc những người bị dị tật khi chết hoặc của những người ngoại tộc như vợ (hoặc chồng) ở nơi khác kết hôn với một người Chăm bản địa. Vì thế, người Chăm rất sợ phải chết ở bệnh viện và kết hôn với những người ngoại tộc bởi như thế, khi chết họ sẽ phải nhập vào Kut phụ.

Tuy nhiên, ngoài những nghĩa địa Kut được xây dựng, trang trí và bền vững thì còn một số nghĩa địa Kut khác ở trạng thái “hoang sơ” hơn. Đó chính là nghĩa địa Kut ở các làng Chăm như làng Ba Tháp, làng Chăm Gò Sạn (TP.Phan Rang-Tháp Chàm)… với những ngôi mộ Kut chỉ là những phiến đá đơn sơ, được xếp liền nhau trên những bãi cát phẳng lì. Khi ấy, cái đồng xu xương sọ sẽ được chôn ngay bên dưới những những phiến đá Kut này. Hằng năm, vào những ngày lễ quan trọng của dân tộc mình, ngày giỗ thì người thân và cộng đồng làng Chăm thường đến những nấm mộ Kut này để cúng lễ, khấn lạy. Lễ vật thường rất đơn sơ, chỉ là các loại trái cây thông thường.

Theo Nguyễn Khiêm Tốn

Táng người chết dưới nước để... trường thọ

Làng người Chăm ở An Phú, An Giang có nhiều tập tục kỳ lạ khó lý giải.

Táng người chết dưới nước để... trường thọ - Hình 1

Sau khi chết, được gửi thân về với dòng nước mát, chìm sâu vào lòng nước chính là cái chết êm đềm, thi thể người chết sẽ được thanh thản, tiêu tan vào dòng nước thánh anh linh. (Ảnh minh họa).

Họ tin rằng ăn cơm dùng tay bốc thì món ăn đó sẽ ngon hơn, có sức khỏe hơn. Người chết họ thích bỏ trong những chiếc quan tài bằng một loại gỗ mà bùn và nước không thể là hư hại sau đó táng xuống nước trong con kênh hoặc góc ao nhà mình. Bởi cho rằng như thế các linh hồn sẽ thiêng hơn, giúp người sống trường thọ hơn.

Nghi thức ăn bốc bắt đầu từ một giấc mơ

Chiều biên giới buông xuống nhanh hơn bình thường, không gian như chìm trong sương khói liêu trai. Để vào được làng người Chăm này từ An Phú phải rẽ qua ngã tư Quốc Thái (một trong những ngã tư nổi tiếng ở An Phú) sau đó thì tiến thẳng về phía rừng biên giới, hỏi làng người Chăm ở búng Bình Thiên thì hầu như ai cũng biết.

Búng Bình Thiên từ lâu đã nổi tiếng kỳ bí bởi xung quanh nó là một hệ thống hồ nước trong vắt quanh năm không bao giờ cạn. Và rồi những người Chăm nơi đây cũng dùng chính nguồn nước này để phục vụ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày. Thấy khách lạ ghé vào búng Bình Thiên này, ông Ma Hảo chào đón chúng tôi bằng một ánh nhìn đầy thiện cảm.

"Uống 5 ly trà người Chăm pha bằng nước hồ quanh búng Bình Thiên đun sôi lên pha, ăn xong một bát cơm do chính tay những cô gái Chăm ở vùng đất này nấu thì những người khách mới được bắt đầu hỏi chuyện. Nghi thức này đã có từ bao giờ thì chính những người Chăm già ở đây cũng nhớ rõ và chắc chắn lắm" - ông Ma Hảo bộc bạch như vậy.

Cơn mưa chiều biên giới bất chợt đổ xuống làm mù cả một quãng hồ nước. Những người Chăm bắt đầu cấp tập quây quần về bên những căn nhà sàn của mình. Khách lạ, bất kể là ai khi vào làng đều phải cúi chào cả chiếc cổng làng cũng như những tượng đài và các thánh vật mà người Chăm cho rằng đó là linh thiêng, nếu trót quên thì sau khi chào hỏi người già sẽ quay ra chào hỏi các thánh vật thiêng đó.

Chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi bữa cơm đãi khách hôm đó tất cả đều dùng tay bốc. Trong mâm cơm chỉ có vài chiếc thìa để múc canh và các thức ăn lỏng là nước. Còn tất cả đồ khô đều dùng tay bốc. Theo trí nhớ láng máng của ông Ma Hảo thì nghi thức ăn bốc này bắt nguồn từ một giấc mơ của người khai sinh ra làng người Chăm ở vùng biên giới này.

Theo lời kể lại thì ông tổ khai sinh ra làng Chăm này là ông Ma Lung. Ông tổ Ma Lung trong một đêm nằm mộng thấy các bậc hiền thánh bảo phải ăn bốc để có sức khỏe hơn và cảm giác được các món ăn ngon hơn. Từ đó tất cả người Chăm ở đây đều dùng tay bốc đồ ăn bất kể món gì, trừ canh và các món nước.

Cách đây vài thế kỷ, khi nghĩa quân Tây Sơn từng đi qua và có một thời gian đóng đô ở vùng đất này cũng gia nhập nghi thức này, dùng tay bốc đồ ăn và họ rất thích thú với điều đó". Ông Ma Long, năm nay 83 tuổi cho biết: "Ông nội tôi kể lại khi đó một viên tướng triều Nguyễn là Đinh Viết Thành, trong những bữa tiệc ăn uống rất thích thú điều này nên ra lệnh tất cả quân lính đều ăn bốc".

Hiện nay, ông Ma Long cũng là người giám sát dân làng Chăm thực hiện luật lệ này. Ăn bốc với người Chăm được tiện lợi đủ đường, họ cho rằng dùng tay có thể biết được đồ ăn nóng hay nguội.

Không như xưa kia, trước khi bước vào bữa tiệc ăn bốc, người dân đều múc nước từ hồ quanh bùng Bính Thiên để rửa tay, khi rửa không cần bất cứ một loại xà bông gì mà họ cho rằng nguồn nước đó đã tinh khiết và đã được diệt khuẩn.

Hơn nữa, khi ăn bắt buộc phải dùng tay phải vì tay trái là cánh tay có thể làm những việc sai trái nên không thể bốc thức ăn, thứ được cho là cao quý, của thánh Alla ban cho con người nhằm duy trì sự sống.

Táng người chết dưới nước để được trường thọ

Cũng chẳng nhớ đã hình thành từ khi nào nhưng tổ tiên người Chăm ở vùng biên giới này vẫn thích được táng người chết dưới nước sâu. Ông Ma Long kể: "Từ khi tôi mới sinh ra đã thấy những người già ở đây khi qua đời đều được chôn dưới đáy nước sâu. Trước kia là cách ngách sông ngay bên cạnh nhà mình.

Sau đó do sự biến chuyển của thiên tai, sợ các quan tài bị nước cuốn trôi mất nên người dân thường táng ngay trong các mép ao bên cạnh nhà mình. Người Chăm luôn nghĩ rằng chỉ có làm như vậy thì các linh hồn mới thiêng hơn và phù hộ cho những người sống trên dương gian được sống lâu trường thọ hơn mà thôi".

Theo những người Chăm già ở đây thì quan tài phải được làm bằng một loại gỗ đặc biệt mà bùn lẫn nước đều không thể phá hủy được. Họ cũng lý giải thêm rằng cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi giáo ở vùng đất này chôn cất người chết xuống nước theo kiểu thủy táng bởi trong quan niệm của đạo Hồi.

Sau khi chết, được gửi thân về với dòng nước mát, chìm sâu vào lòng nước chính là cái chết êm đềm, thi thể người chết sẽ được thanh thản, tiêu tan vào dòng nước thánh anh linh. Sự linh thiêng cũng như những nghi lễ đặc biệt ở vùng đất này biến chuyển theo thời gian trong ngày. Họ cho rằng, thường linh hồn con người thiêng nhất vào lúc đêm khuya. Bởi thế nên các lễ kêu cầu lẫn việc cúng lễ thường bắt đầu lúc 8 giờ tối và kết thúc lúc 12 giờ đêm.

Người Chăm ở đây bao đời nay vẫn tồn tại suy nghĩ bất biến thế này. Cũng bởi sự biến chuyển của thời gian nên giờ phương tiện đi lại rất thuận lợi, nếu có ai đó chẳng may chết đi trong đúng mùa nước nổi thì người thân có thể khâm liệm rồi dùng ghe, xuồng máy đưa thi thể người thân đến những vùng đất cao để chôn cất.

Điều này xưa kia chưa từng tồn tại trong ý nghĩ của người dân, họ chỉ đơn thuần nghĩ táng luôn xuống nước cho thuận tiện đủ bề. Hơn nữa, chính quyền địa phương ở các xã có các làng Chăm sinh sống cũng thường xuyên quan tâm, giải thích và khuyên cộng đồng họ không nên thủy táng người thân để tránh ảnh hưởng đến môi trường nước của chính đồng bào.

Bên cạnh đó nhận thức của người Chăm cũng ngày càng được nâng cao nên họ đã dần sáng tỏ việc thủy táng là lạc hậu. Ấy thế nhưng tin vào sự linh thiêng của xác chết trong việc tiếp xúc với nguồn nước mát lành ở bùng Bính Thiên này thì vẫn không thay đổi.

Theo Xahoi

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô gái trẻ xinh đẹp, cao 1,78m mất tích lúc nửa đêm
13:09:03 16/11/2024
Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh
20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi giật cấp 17 hướng vào Biển Đông và miền Trung nước ta
17:39:57 16/11/2024
Vụ đòi nợ gây ầm ĩ ở Hà Nội: Chủ nhà nhập viện, hàng xóm 'nhức đầu'
13:05:21 16/11/2024
Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h
15:05:34 17/11/2024
Đàn cá heo mắc cạn ở cửa biển Cái Cùng, Bạc Liêu
17:40:30 16/11/2024
Xử lý hơn 42.000 thanh thiếu niên chưa đủ tuổi điều khiển xe máy
13:38:46 16/11/2024
Phát hiện thi thể nam giới lõa thể dưới kênh nước ở TPHCM
20:01:12 16/11/2024

Tin đang nóng

Hương Giang trả lời khiến dân mạng bật cười khi được "xúi" đi thi Miss Universe
23:40:41 17/11/2024
Ông trùm Diddy làm loạn trong tù
21:15:59 17/11/2024
Vì sao Kỳ Duyên lọt top 30 Miss Universe nhờ thực lực?
21:28:52 17/11/2024
Doãn Hải My vượt 80km về quê Đoàn Văn Hậu chỉ để làm một việc, khoảnh khắc hé lộ mối quan hệ với gia đình chồng
20:55:37 17/11/2024
Thu Quỳnh ngày càng gợi cảm, vợ chồng Tuấn Hưng 'hâm nóng tình cảm'
23:39:23 17/11/2024
Phim Hàn kết thúc xuất sắc với rating chạm đỉnh, nam chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay cúp Daesang
23:28:51 17/11/2024
Sao Hàn 17/11: Song Joong Ki hạnh phúc hơn sau ly hôn, thư gửi Sulli gây sốt
22:21:47 17/11/2024
Nữ thần thanh xuân bị yêu cầu giải nghệ vì 7 năm đóng 17 phim rác, nhan sắc trong veo nhưng diễn dở không chịu nổi
23:43:42 17/11/2024

Tin mới nhất

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

Người dân lo lắng vì sạt lở bờ sông Kiến Giang ngày càng nghiêm trọng

15:01:43 17/11/2024
Song một phần là do các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã cấp phép khai thác cát sỏi trên đoạn sông qua xã Trường Thủy trong nhiều năm qua.

TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ tưởng niệm người tử vong do tai nạn giao thông

14:55:47 17/11/2024
Thông qua hoạt động này, ban tổ chức kêu gọi sự giúp đỡ, chia sẻ từ cộng đồng đối với những tổn thất, mất mát, khó khăn của các nạn nhân và gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông gây ra.

Vụ đập thủy lợi Ia Ring bị thủng: 5 xã vùng hạ du thiệt hại gần 500 triệu đồng

14:51:36 17/11/2024
Về thiệt hại do xả lũ qua tràn thủy lợi Ia Ring, Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Chư Sê xác định năm xã vùng hạ du, gồm Ia Tiêm, Dun, Ia Glai, Chư Pơng và Ia Pal bị thiệt hại hơn 490 triệu đồng.

Quảng Nam: Nhóm học sinh lớp 7 tắm sông, 1 em tử vong, 1 em mất tích

08:29:02 17/11/2024
Một nhóm học sinh lớp 7 ở Quảng Nam đi tắm sông thì không may 3 em học sinh bị đuối nước khiến 1 em tử vong, 1 em mất tích.

Xác định danh tính tài xế vượt ẩu trên cầu phao Phong Châu

19:59:00 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Tam Nông vừa lập biên bản xử phạt ông H. về hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt.

Liên tiếp 2 cơn bão 'lạ thường', bão Man-yi cấp 15 khả năng vào Biển Đông

13:19:25 16/11/2024
Bão Man-yi đã mạnh lên cấp 15, giật trên cấp 17, di chuyển rất nhanh, dự báo vào Biển Đông khoảng ngày 18/11. Bão Usagi đang đi dọc theo kinh tuyến 120, chưa ghi nhận thành bão số 9.

Vụ bé gái 7 tuổi tử vong tại bệnh viện: Bố của nạn nhân nói gì?

05:11:20 16/11/2024
Đến khoảng 15 sau, gia đình mới thấy một người đi ra từ phòng hành chính, không đeo bảng tên tiến đến nhưng không cấp cứu cho cháu mà chỉ khóa và rút dịch ra ngoài.

Thanh Hóa: Bệnh nhân tử vong bất thường tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành

17:58:17 15/11/2024
Đến 12 giờ 27 phút ngày 14-11, bệnh nhi xuất hiện tình trạng tức ngực, khó thở. Mặc dù bệnh viện nhanh chóng xử lý cấp cứu, tuy nhiên bệnh nhi đã không qua khỏi.

Xe cứu thương bốc cháy dữ dội tại sảnh phòng cấp cứu bệnh viện

14:27:49 15/11/2024
Nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát PCCC Công an tỉnh Nghệ An đã huy động 2 xe chữa cháy đến hiện trường dập lửa. Sau khoảng 10 phút, ngọn lửa được dập tắt.

Bão Usagi tiến đến gần biển Đông, giật cấp 13

14:23:52 15/11/2024
Hồi 10h ngày 18/11, bão di chuyển theo hướng Đông Bắc, tốc độ 5-10km/h và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới; Tọa độ 24,1N-123,7E, trên vùng biển phía Đông Đài Loan; Gió cấp 6, giật cấp 8.

Công an xác minh tin "người chết trong bể nước khu công nghiệp"

12:34:57 15/11/2024
Ngày 15/11, Công an xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, thông tin có người chết trong bể nước của công ty K. đóng tại Khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi, là bịa đặt.

Có thể bạn quan tâm

Tân MU bơ đẹp Kỳ Duyên, 1 thí sinh bị BTC gạch tên khỏi top 12 vì sai kịch bản

Sao việt

06:43:03 18/11/2024
Khi trang chính thức của Miss Universe công bố bài đăng top 30 các thí sinh vòng chung kết, gần 100 ngàn khán giả liền đồng ý rằng 10 điểm không có nhưng . Tuy nhiên, các thông báo từ top 12 trở đi liên tục nhận hàng ngàn lượt phẫn nộ.

Việt kiều lừa giúp định cư nước ngoài hòng chiếm đoạt tiền tỷ

Pháp luật

06:39:04 18/11/2024
Tin tưởng, chị T. đã chuyển trước số tiền 347 triệu đồng. Đến ngày 10/11, Đức và Huy gửi ảnh visa của chị T. qua zalo và yêu cầu đưa thêm số tiền là 350 triệu đồng.

Cam thường bóc trần sắc vóc thật của nữ chính hot nhất màn ảnh hiện nay

Sao châu á

06:20:12 18/11/2024
Trong loạt ảnh cam thường, Ngu Thư Hân gây ấn tượng với làn da trắng sáng, visual xinh đẹp, vóc dáng thon thả và tỷ lệ cơ thể cân đối.

Lầu Năm Góc khẳng định xung đột Ukraine sẽ được giải quyết qua đàm phán

Thế giới

06:14:09 18/11/2024
Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 15/11, nhà lãnh đạo Nga một lần nữa khẳng định Moskva sẵn sàng đàm phán trên cơ sở các đề xuất mà ông đã đưa ra tại cuộc họp với Bộ Ngoại giao Nga hồi tháng 6.

Chồng không may qua đời, tôi ở vậy phụng dưỡng bố chồng bệnh tật, ngày giỗ đầu, ông bất ngờ làm một việc khiến tôi bật khóc

Góc tâm tình

05:58:43 18/11/2024
Cho tới hôm trước, sau khi lo giỗ đầu chồng em hoàn tất, trước mặt bao nhiêu họ hàng đằng nhà chồng, bố chồng gọi em vào và bảo thẳng.

Loại rau có thể phòng đến 4 loại ung thư: Được bán quanh năm ở chợ Việt, dễ tìm, dễ nấu

Ẩm thực

05:55:57 18/11/2024
Loại rau đang được nhắc tới có khả năng hỗ trợ phòng ung thư, đó chính là rau họ cải. Rau họ cải được bày bán hầu như quanh năm ở các chợ Việt.

Phim cổ trang Việt hay đến mức chiếm top 1 rating cả nước, nữ chính đẹp đúng chuẩn "khuôn vàng thước ngọc"

Phim việt

05:52:31 18/11/2024
Thời gian gần đây có khá nhiều phim truyền hình hot được khán giả Việt chú ý. Một trong số đó là Tham Vọng Giàu Sang - phim cổ trang hiếm hoi hiện đang ra mắt trên sóng truyền hình Việt.

Cặp đôi tài phiệt bùng nổ visual gây sốt: Nhà trai là tổng tài từ phim đến đời, nhà gái đẹp nhất màn ảnh 2024

Phim châu á

05:51:13 18/11/2024
When The Phone Rings (Tạm dịch: Khi Chuông Điện Thoại Reo) hiện là một trong những dự án truyền hình được trông ngóng nhất màn ảnh Hàn dịp cuối năm.

Hải Tú lộ diện xinh đẹp hết nấc, visual nàng thơ thăng hạng rõ rệt

Người đẹp

05:35:58 18/11/2024
Hải Tú sinh năm 1997, được khán giả chú ý khi trở thành nữ diễn viên độc quyền thuộc công ty của Sơn Tùng M-TP hồi năm 2020.

Lịch âm hôm nay 18/11/2024 - Ngày 18/11/2024 là ngày tốt hay xấu

Trắc nghiệm

00:05:11 18/11/2024
Xem lịch âm ngày 18/11/2024 (Thứ 2), lịch vạn niên ngày 18/11/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Ảnh hậu 10X của Kim Kê 2024 gây tranh cãi

Hậu trường phim

23:19:05 17/11/2024
Việc nữ diễn viên 10X Lý Canh Hy vượt qua các đàn chị để thắng giải Ảnh hậu Kim Kê 2024 nhận về nhiều ý kiến trái chiều.