Tuần tra… “nhầm ngày”, Công an khiến nam thanh niên chấn thương
Chỉ vì không đội mũ bảo hiểm, một nam thanh niên ở huyện Lương Sơn (Hòa Bình) phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Nguyên nhân là do cuộc “chạm trán” giữa thanh niên này với lực lượng công an huyện trong chiến dịch đi tuần tra… “nhầm ngày”?!
Công an truy đuổi gây tai nạn?
Hẳn đến giờ, những người dân thôn Năm Lu, xã Hòa Sơn huyện Lương Sơn (Hòa Bình) còn chưa hết bàng hoàng khi chứng kiến cảnh một nam thanh niên nằm bất tỉnh giữa vũng máu, trong khi đó, đứng ngay cạnh là lực lượng công an huyện vẫn ung dung chờ người đến… “giải cứu”. Chỉ đến khi người dân trong khu vực kéo đến gây sức ép, nạn nhân mới được đưa đi cấp cứu trong tình trạng thê thảm ở phía sau thùng ô tô tải.
Hiện trường vụ tai nạn được người dân chụp lại ngay sau khi sự việc xảy ra.
Rất nhiều người dân chứng kiến sự vụ bức xúc kể lại cho PV, khoảng 16h30 ngày 27/2/2014, Đội CSGT phối hợp với các lực lượng khác thuộc Công an huyện Lương Sơn triển khai tuần tra địa bàn. Cụ thể là tại KCN huyện Lương Sơn, đường liên thôn Năm Lu, đường 9, đường 6,… Như thường lệ, người dân trong khu vực lại được chứng kiến những màn rượt đuổi gắt gao của lực lượng này đối với những người vi phạm giao thông.
Tuy nhiên, đến 17h40 cùng ngày, một vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra trên đường từ khu công nghiệp ra đường quốc lộ 6. Nạn nhân được xác định là anh Lê Minh Hải (thuộc đội Liên Sơn, Thị trấn Lương Sơn). Sự vụ làm náo loạn cả một khu phố khi người dân tận mắt ghi lại hiện trường một nam thanh niên nằm sõng soài giữa vũng máu và đứng bên cạnh là hai chiến sỹ (một CSGT, một hình sự) cùng hai chiếc xe máy.
Chị Lê Thu Phượng (thôn Năm Lu, xã Hòa Sơn) nhớ lại: Khi đó tôi đang ngồi trong nhà, bất ngờ một thanh niên điều khiển xe không đội mũ bảo hiểm đâm rất mạnh vào cửa xếp nhà mình. Tôi chạy vội ra thì thấy hai đồng chí công an (một người mặc áo vàng của CSGT còn người kia mặc sắc phục công an màu xanh) đã đứng ngay phía sau cùng chiếc xe máy của họ. Người thanh niên bị tai nạn thì đang nằm bất tỉnh, máu lênh láng dưới đường. “Phải rất lâu sau, họ mới đưa người bị nạn đi cấp cứu bằng cách xốc người bị nạn bỏ lên thùng xe tải của CSGT cùng ngổn ngang nhiều chiếc xe máy vi phạm khác”, chị Phượng bức xúc.
Video đang HOT
Ông Đặng Văn Thiệu cùng thôn mô tả lại: Khi tôi có mặt thì nạn nhân đã trong tình trạng hết sức nguy kịch, nhưng lực lượng công an lại không hề có động thái đưa đi cấp cứu. Chỉ đến khi đông đảo người dân lên tiếng, gây sức ép, một trong hai người mới gọi xe tải đến. “Phải đến gần 1 tiếng sau, khi xe tới, hai đồng chí công an mới miễn cưỡng vác nạn nhân đẩy lên thùng xe đưa đi cấp cứu”, ông Thiện nói.
Trong kế hoạch hay “ngoài kế hoạch”?
Trong một diễn tiến khác, nguồn thông tin từ bệnh viện 103 cho biết, bệnh nhân Lê Minh Hải nhập viện trong tình trạng hết sức nguy kịch với trạng thái hôn mê sâu, đa chấn thương… Chẩn đoán ban đầu cho thấy bệnh nhân Hải bị chấn thương sọ não, phải tiến hành phẫu thuật mới hy vọng cứu được tính mạng.
Đáng nói, thời điểm anh Hải gặp tai nạn, có người dân còn cho biết đã có cuộc rượt đuổi giữa lực lượng công an với người vi phạm giao thông nên mới xảy ra tai nạn. Anh Hải điều khiển xe Honda Wave (màu đỏ), còn hai chiến sỹ công an huyện Lương Sơn được xác định đi trên một chiếc xe Exciter (của hãng Yamaha) mang biển kiểm soát màu trắng số 29V5-163.36. Khi tai nạn xảy ra, cũng có mặt hai chiến sỹ và chiếc xe trên tại hiện trường.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Xuân Hoan, Phó trưởng Công an huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình thừa nhận, hai chiến sĩ công an trên là Nguyễn Thành Luân (đội CSGT, TT, CĐ) và Nguyễn Tiến Thành (Đội CSĐT tội phạm về TTXH). Liên quan đến vụ tai nạn, ông Hoan cũng cho biết, ngay sau khi có chuyện đáng tiếc này, Công an huyện Lương Sơn đã yêu cầu cán bộ, chỉ huy trực tiếp liên quan viết báo cáo, tổ chức rút kinh nghiệm. Trên cương vị phụ trách mảng giao thông và ANTT, ông Hoan cũng thẳng thắn nhìn nhận: “Có việc lực lượng công an truy đuổi người vi phạm giao thông và cũng đã nhắc nhở anh em chấn chỉnh để xử lý hài hòa?”.
Quay trở lại với sự vụ tai nạn của anh Lê Minh Hải, ông Hoan cho biết: “Trước đó, công an huyện có kế hoạch thành lập tổ tuần tra khoảng 10 người. Việc tuần tra được chia làm 2 đồng chí/xe (cho sử dụng xe cá nhân) đi vào các xóm, nếu phát hiện người vi phạm giao thông có trách nhiệm và ra tín hiệu dừng xe đúng quy định pháp luật”.
Thời gian tổ chức thực hiện tuần tra theo kế hoạch được vị Phó công an huyện cho biết, bắt đầu từ ngày 16/1 đến 28/2/2014. Thế nhưng, khi cung cấp bằng văn bản theo yêu cầu của PV báo Đời sống và Pháp luật, Kế hoạch số 16/KH (đề ngày 16/1/2014) lại ghi khá cụ thể thời gian: “Thực hiện từ ngày 16/1/2014 đến ngày 27/1/2014, sau ngày 27/1/2014 sẽ có đánh giá rút kinh nhiệm…”. Như vậy, Công an huyện Lương Sơn đã thực hiện “vượt chỉ tiêu” đúng một tháng trời so với kế hoạch. Hoặc cũng có thể việc tuần tra này đã được thực hiện… “nhầm” ngày và “nhầm” cảtháng (???)
Theo Đờisống Pháp luật
Trách dân chẳng tự giác mở ví để CSGT "kiểm tra"
Trong xã hội hiện nay, việc CSGT nhận mãi lộ có lẽ đã trở nên vô cùng quen thuộc với người dân. Mà theo lẽ thường, trước những vấn đề không mới như vậy, dư luận sẽ chẳng mấy quan tâm.
Thế nhưng, mới đây dư luận cả nước đã có một phen xôn xao, bàn tán ầm ĩ sau khi một tờ báo mạng đăng bài viết kèm theo clip phản ánh "CSGT Hàng Xanh thản nhiên vạch ví lấy tiền người đi đường". Thế mới biết, người ta vẫn luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với lực lượng ngày đêm vất bảo vệ an toàn giao thông mà bồi dưỡng chỉ đủ mua "ổ bánh mỳ" này.
Theo đó, vào ngày 4/3, một tổ bốn CSGT Hàng Xanh thuộc PC67 đã bị ghi hình dừng xe sai quy trình, liên tục "làm luật" các phương tiện vi phạm một cách chóng vánh mà không cần có biên bản ký nhận. Thậm chí, CSGT còn vạch ví của người vi phạm để "kiểm tra".
Ảnh cắt từ clip "CSGT Hàng Xanh thản nhiên vạch ví lấy tiền người đi đường".
Bốn CSGT đã được xác định, gồm Thượng úy Trần Lê Công Thành làm tổ trưởng với ba thành viên khác có cấp hàm trung úy (hai CSGT) và thiếu úy. Qua tường trình, các CSGT đã thừa nhận không thực hiện theo đúng quy trình xử lý vi phạm như không chào người dân, không đeo bảng tên, không lập biên bản, dừng một lúc nhiều xe. Tuy nhiên, riêng hành vi mãi lộ, "săm soi" ví của người dân, các CSGT này không thừa nhận.
Đến thời điểm hiện tại, dù vẫn có những tranh cãi xung quanh vụ việc và chưa có hình thức kỷ luật chính thức. Thế nhưng rút kinh nghiệm từ đó, người ta đã xoay sang bàn bạc với nhau cách ứng xử khi bị CSGT "kiểm tra" ví.
Và rồi bất ngờ đã xảy ra khi thay vì lên án các chiến sĩ CSGT vạch ví lấy tiền (mà có nói cũng chẳng được gì), nhiều người lại cứ khăng khăng trách dân mình dại, không biết khôn khéo mà tự giác vạch ví, đưa ra cho CSGT "kiểm tra".
Mới nghe qua, có lẽ mọi người sẽ thấy vấn đề không hợp lý lắm. Làm gì có chuyện CSGT đã ngang nhiên "làm luật" sai quy định lại còn vạch ví người dân mà chẳng ai nói gì. Thế nhưng chỉ cần nhìn rộng rãi một chút thôi, mọi người sẽ thấy ngay được sự hợp lý vô cùng.
Này nhé, cái chuyện nhận mãi lộ, "làm luật" như đã nói ở trên đã là quá quen thuộc với người dân Việt Nam rồi. Chỉ trích, lên án dân cũng đã nhiều năm rồi mà có ăn thua đâu. Vậy nên người ta phải chuyển sang phương án khác, nói đối tượng khác thôi. Người Việt chẳng có câu "trời không chịu đất thì đất phải chịu trời" còn gì.
Và tất nhiên, đối tượng cần nói đến ở đây chính là những người vi phạm giao thông.
Đầu tiên phải làm rõ một điều là nếu mọi người đều chấp hành đúng luật giao thông thì CSGT cũng chẳng thể bắt phạt gì được. Thế nhưng mọi người lại mắc lỗi quá nhiều. Mà đã sai thì bị bắt đứng lại kiểm tra, xử phạt là không hề oan ức.
Vấn đề thứ hai nghiêm trọng hơn là đã sai rành rành lại còn không khôn khéo. Khi bị CSGT "hỏi thăm" thì cần phải nhanh nhẹn nắm bắt được ý nghĩ của họ để trường hợp của mình được giải quyết nhanh chóng, dễ dàng. Đằng này người vi phạm lại không khôn ngoan, nhanh nhẹn khiến CSGT không hài lòng.
Như trường hợp ở Hàng Xanh, nếu người vi phạm nhanh ý đưa cả ví cho CSGT "kiểm tra" thì có lẽ mọi chuyện đã không ầm ĩ lên như vậy.
Trên thực tế, từ trước đến nay CSGT đã có kinh nghiệm trong việc "chung chia" với người dân nghĩa là họ hiểu được nỗi khổ của dân mà bớt tiền phạt đi. Từ đó có thể suy ra nếu cho CSGT xem cả ví thì họ sẽ có sự xử lý phù hợp (và kinh nghiệm truyền tai nhau khi đi trên đường là để ít tiền trong ví thôi hoặc chia nhỏ số tiền mình có ra nhiều túi).
Chỉ cần biết tự giác mở ví cho CSGT xem mỗi khi bị "kiểm tra" như vậy, chắc chắn mọi người sẽ gây được thiện cảm với CSGT. Và có như vậy người vi phạm mới có hy vọng được "giơ cao đánh khẽ", giải quyết nhanh chóng còn đi làm việc kiếm bù lại khoản tiền vừa bị mất.
Theo Phunutoday
Cảnh sát giao thông đánh dân, những vụ việc gây bức xúc dư luận Hành động cảnh sát giao thông đánh dân giữa đường dù đúng hay sai cũng gây bức xúc cho nhiều người dân và ảnh hưởng đến hình ảnh của công an nhân dân nói chung. Lực lượng Công an nhân dân từ trước tới nay vẫn là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia. Được đứng trong...