Tuần tra Biển Đông cùng Mỹ, Nhật quyết chống sự bành trướng của Trung Quốc
Việc nữ Bộ trưởng Tomomi Inada tuyên bố sẽ tăng tuần tra với Mỹ ở Biển Đông khi có mặt ở Washington là nhằm cảnh báo các hoạt động của Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản gửi lời nhắn kiên quyết đến Trung Quốc. Ảnh:AFP
“Thông báo về hoạt động tuần tra của Nhật Bản ở Biển Đông đã gửi ra một thông điệp quả quyết đến Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu, rằng Tokyo sẽ hợp tác với Washington để thể hiện sức mạnh chống lại sự bành trướng của Bắc Kinh”, Tiến sĩ Nancy Snow, Đại học Kyoto chuyên về các vấn đề ngoại giao, Nhật Bản, đánh giá khi trao đổi với VnExpress.
Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Inada hôm 15/9 nhấn mạnh Tokyo ủng hộ các hoạt động tự do hàng hải của Mỹ để giữ gìn trật tự hàng hải quốc tế dựa trên pháp luật. Về phần mình, Nhật Bản sẽ tăng cường vai trò với Biển Đông, ví dụ thông qua các cuộc tuần tra chung của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải với hải quân Mỹ, và các cuộc tập trận song phương, đa phương với các hải quân trong khu vực. Bà Inada cho rằng nếu thế giới khoan dung với những nỗ lực “bẻ cong” luật pháp quốc tế trên Biển Đông, hậu quả xảy ra sẽ mang tính “toàn cầu”.
Phát biểu của nữ bộ trưởng được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc vẫn giữ quan điểm không tuân theo phán quyết của Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc ( UNCLOS) đưa ra trung tuần tháng 7. Kết luận của Tòa đã bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý do Bắc Kinh tự vẽ ra trên Biển Đông.
Video đang HOT
Theo bà Snow, phát ngôn của nữ bộ trưởng Inada là đại diện cho chính sách của chính quyền Tổng thống Shinzo Abe và đảng cầm quyền. Tiêu biểu là chính sách ngoại giao và hoạt động của quân đội nước này theo sát mối quan hệ an ninh giữa Nhật Bản với Mỹ ở Biển Đông.
“Mỹ không thể và sẽ không tăng sự hiện diện của mình ở khu vực này được nếu thiếu Nhật Bản, đối tác quan trọng nhất của Mỹ ở Đông Á”, bà Snow nói.
Đánh giá về việc Tổng thống Philippines Duterte tuyên bố sẽ chấm dứt tuần tra chung với Mỹ ở Biển Đông, chuyên gia của Đại học Kyodo nói ông Duterte đang thể hiện cái nhìn không thiện cảm với một “đế quốc Mỹ”. Tổng thống Philippines không quan tâm đến việc hợp tác với Mỹ. Trong khi đó, Nhật Bản sẽ không có hợp tác gì với Philippines mà tách biệt với mối hợp tác với Mỹ.
“Vẫn còn quá sớm để nói rằng Mỹ và Nhật Bản sẽ phản ứng với ông Duterte thế nào”, bà Snow nói.
Việt Anh
Theo VNE
Tướng Trung Quốc dọa biến tàu sân bay Mỹ thành 'bia sống' ở Biển Đông
Tướng Bành Quang Khiêm tuyên bố cho dù Mỹ đưa toàn bộ tàu sân bay đến Biển Đông thì Trung Quốc cũng đủ sức biến thành "bia sống".
Tàu sân bay USS Jonh C. Stennis của hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy.
Đe dọa của thiếu tướng Bành Quang Khiêm, Phó chủ tịch Ủy ban chính sách an ninh Trung Quốc được đưa ra tại Diễn đàn hòa bình thế giới lần thứ 5 do Trung Quốc tổ chức tại Hong Kong. Theo Ifeng, ông Bành nói Mỹ có 10 tàu sân bay, nhưng cho dù có đưa 11 tàu sân bay đến Biển Đông thì cũng "không chiếc nào trở về được".
"Cụm tàu sân bay chiến đấu của Mỹ đến Biển Đông sẽ trở thành những chiếc 'bia sống', hải quân Trung Quốc có đủ năng lực làm việc này", tướng Bành tuyên bố.
Phân tích tương quan lực lượng hai bên, tướng Bành cho rằng tàu Mỹ phải vượt chặng đường xa xôi từ căn cứ Guam tại Thái Bình Dương, nên khả năng tác chiến ở Biển Đông sẽ bị hạn chế. Còn Trung Quốc "đánh trận" ở Biển Đông không khác gì "đánh trận trước cửa nhà".
Khi được hỏi kỹ hơn, ông Bành nói điều này hoàn toàn chỉ mang tính "suy đoán", còn thực tế Mỹ - Trung sẽ không thể có chiến tranh ở Biển Đông.
Tại diễn đàn, tướng "diều hâu" La Viện, nổi tiếng với nhiều phát ngôn hiếu chiến về các vấn đề tại Biển Đông và biển Hoa Đông, cho rằng cả Đại lục và Đài Loan nên cùng hướng tới mục tiêu chung là "tổ quyền" (quyền do tổ tiên truyền lại), khái niệm cao hơn "chủ quyền" (quyền lãnh thổ, lãnh hải) tại Biển Đông.
Diễn đàn hòa bình thế giới do Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc tổ chức với sự phối hợp của Hiệp hội Học thuật Ngoại giao nhân dân Trung Quốc. Diễn đàn thành lập năm 2012, là diễn đàn an ninh quốc tế phi chính thức cấp cao đầu tiên của Trung Quốc.
Diễn đàn năm nay diễn ra trong bối cảnh Tòa Trọng tài hôm 12/7 ra phán quyết bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc. Phán quyết nêu rõ yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc đòi gần hết diện tích Biển Đông là đi ngược lại Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS). Trung Quốc tuyên bố không chấp nhận phán quyết.
Việt Nam hoan nghênh Tòa Trọng tài ra phán quyết bác bỏ "đường lưỡi bò" và khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Văn Việt
Theo VNE
Chuyên gia Philippines: Phán quyết 'đường lưỡi bò' không phải viên thuốc thần kỳ Dù thắng trong vụ kiện "đường lưỡi bò", Philippines hiện vẫn áp dụng phương pháp kiên nhẫn, hy vọng sẽ thảo luận với Trung Quốc để giúp giảm căng thẳng Biển Đông. Cựu tổng thống Philippines Fidel Ramos, trái, là người nhận trách nhiệm đàm phán với Trung Quốc sau phán quyết của Tòa trọng tài. Ảnh: Inquirer Tòa trọng tài Phụ lục...