Tuần tới, Quốc hội sẽ thảo luận dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi)
Trong tuần làm việc tới đây (từ 5-11 đến 9-11), Quốc hội sẽ dành hầu hết thời gian để thảo luận các dự án Luật, trong đó có những dự luật rất được quan tâm như Luật Giáo dục (sửa đổi); Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia; Luật Công an nhân dân (sửa đổi)…
Theo chương trình làm việc dự kiến của kỳ họp thứ 6 – Quốc hội khóa XIV, ngày mai, 5-11, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, sẽ trình bày Báo cáo về việc kéo dài thời hạn thực hiện Nghị quyết số 30/2016/QH14 về thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
Tiếp đó, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về nội dung này và việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan. Chiều cùng ngày, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam.
Ngày 6-11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Buổi chiều, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt sẽ trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi).
Sau đó, Quốc hội thảo luận và cơ quan trình, cơ quan chủ trì thẩm tra dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi) sẽ phối hợp báo cáo, làm rõ môt sô vấn đề ĐBQH nêu.
Video đang HOT
Ở các ngày còn lại, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật Đặc xá (sửa đổi), Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi), Luật Chăn nuôi, Luật Quản lý thuế (sửa đổi), Luật Kiến trúc, Luật phòng chống tác hại rượu bia… Một dự án Luật khác đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ dư luận và ĐBQH là Luật Giáo dục (sửa đổi) cũng sẽ được thảo luận tại tổ trong tuần này.
Ngoài ra, trong tuần làm việc này, Quốc hội còn biểu quyết thông qua Nghị quyết về đánh giá tình hình 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2016-2020 về kinh tế – xã hội, chương trình mục tiêu quốc gia, chính sách dân tộc thiểu số và miền núi (nếu có) và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2019.
Theo anninhthudo
Đề xuất mời toà án vào cuộc nếu người kê khai không chứng minh được nguồn gốc tài sản
Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị thu hồi tài sản, thu nhập mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc thông qua thủ tục xem xét, giải quyết tại tòa án.
Sáng 25-10, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).
Trọng tâm của báo cáo đề cập tới các phương án xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc.
Đây cũng là vấn đề nhận được sự quan tâm, góp ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội trong các phiên họp tổ, thảo luận tại hội trường.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga
Theo đó, một số ý kiến tán thành với phương án 1 của dự thảo luật là thu thuế thu nhập cá nhân, đồng thời sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân để bổ sung loại thu nhập này là thu nhập chịu thuế.
Một số ý kiến khác tán thành với phương án 2 là xử phạt hành chính đối với hành vi kê khai không trung thực, không minh bạch trong giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập.
Trong khi, nhiều đại biểu đề nghị áp dụng phương án 3, đó là thu hồi tài sản, thu nhập mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc thông qua thủ tục xem xét, giải quyết tại tòa án.
Phân tích phương án 3 (xem xét, giải quyết tại tòa án), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, ưu điểm của phương án này là thể hiện được thái độ mạnh mẽ của Nhà nước đối với tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc; giải quyết được những vướng mắc trong kiểm soát tài sản, thu nhập của Luật Phòng chống tham nhũng hiện hành; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng.
Đồng thời, việc giao cho tòa án xem xét, quyết định về tính hợp lý của việc giải trình cũng bảo đảm được tính khách quan, minh bạch và quyền lợi của các bên. Việc xử lý tài sản, thu nhập nêu trên bằng phương thức thu hồi cũng được nhiều nước trên thế giới đang áp dụng.
"Phương án này không mâu thuẫn với quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm chứng minh. Bởi vì, Luật Phòng chống tham nhũng hiện hành đang quy định người có nghĩa vụ kê khai phải có tránh nhiệm giải trình về nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm và quy định này tiếp tục được kế thừa trong dự thảo luật. Mặt khác, cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập vẫn phải có trách nhiệm chứng minh tính không hợp lý trong việc giải trình về nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm của người có nghĩa vụ kê khai", bà Lê Thị Nga nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo phương án này thì Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phải ban hành Pháp lệnh để quy định về thủ tục giải quyết cũng như việc thi hành để tòa án thực hiện và phán quyết của tòa án mới thi hành được.
Cũng trong sáng nay, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), trước khi biểu quyết thông qua dự án luật vào phiên họp cuối cùng kỳ họp thứ 6, ngày 21-11 tới.
Theo anninhthudo
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV sẽ thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng Chiều nay 18/10, dưới sự chủ trì của Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV. Quốc hội sẽ làm việc trong 24 ngày. Dự kiến sẽ họp phiên trù bị và khai mạc vào ngày 22/10/2018; họp phiên bế mạc vào ngày...