Tuần tới những Bộ trưởng nào sẽ trả lời chất vấn?
Theo thông báo của Tổng thư ký Quốc hội, ngày mai (17.4) phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ sẽ khai mạc. Điểm đáng chú ý tại phiên họp này Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ dành một ngày để tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung là người đăng đàn đầu tiên để trả lời chất vấn Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Dự kiến phiên họp thứ 9 này kéo dài trong 6 ngày 17-22.4. Vào ngày 18.4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ dành cả ngày làm việc để tổ chức chất vấn nhóm vấn đề về giải pháp để đẩy nhanh việc rà soát, giải quyết chế độ, chính sách đối với người có công, đặc biệt là những hồ sơ còn tồn đọng, vướng mắc. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề; giải quyết việc làm cho thanh niên, nhất là thanh niên ở vùng nông thôn, bộ đội, công an xuất ngũ; Vấn đề chuyển đổi, quản lý các trung tâm cai nghiện trong cả nước.
Với nội dung này, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung sẽ trả lời chất vấn, Bộ trưởng cac Bộ: Quốc phòng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Giáo dục và Đào tạo, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham gia giải trình những vấn đề liên quan.
Video đang HOT
Tiếp đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề về công tác quản lý an toàn thông tin mạng; việc xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc sai sự thật trên các phương tiện thông tin điện tử gây hoang mang trong dư luận, gây thiệt hại về kinh tế, tổn hại danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức khác; việc kiểm duyệt chương trình, nội dung quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Với nội dung này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ trả lời chất vấn, Bộ trưởng các Bộ: Công an, Quốc phòng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham gia giải trình những vấn đề liên quan.
Ngoài ra tại Phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý lần 2 đối với Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi), Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13, Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý lần 3 dự án Luật quy hoạch.
Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến một số nội dung khác như việc chuẩn bị kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khóa XIV; Quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015; Báo cáo của Chính phủ về việc thực hành, tiết kiệm chống lãng phí năm 2016; Danh mục dự án và mức bố trí vốn cụ thể cho các dự án còn lại trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016- 2020; Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011- 2016″…
Theo Danviet
'Bộ trưởng có dám hứa từ chức không?'
Đó là câu hỏi được đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) đặt ra với Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh sau khi nghe phần trả lời của bộ trưởng về dự án thép Cà Ná ở Ninh Thuận.
Trước đó, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) đã đặt câu hỏi với bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhiều vấn đề xung quanh dự án thép Cà Ná của tập đoàn Hoa Sen tại Ninh Thuận. Trong đó, đại biểu này hỏi thẳng: Có hay không việc xuất hiện lợi ích nhóm trong bổ sung quy hoạch dự án? Có hay không việc Bộ đã và đang chạy theo DN để làm dự án, đầu tư theo quy hoạch hay là quy hoạch theo đầu tư? Việc bất chấp các ý kiến tâm huyết của các chuyên gia để bổ sung dự án này có được xem là hành vi dẫn đến tội ác hay không?...
Trả lời, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: "Tôi khắng định lại một lần nữa, công khai tại diễn đàn này là chúng ta không đánh đổi môi trường lấy các dự án công nghiệp bằng mọi giá và cũng không có câu chuyện các dự án thép đưa ra đây để đánh đổi lấy môi trường. Tôi cũng khẳng định luôn là không phải vấn đề lợi ích nhóm. Tại sao là lợi ích nhóm ở đây khi chúng ta đang hướng tới phát triển hài hòa và bền vững các ngành kinh tế, để bảo đảm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp của chúng ta được khai thác một cách hợp lý và bền vững..."
"Các công tác liên quan đến điều chỉnh quy hoạch, quản lý quy hoạch, thực hiện quy hoạch đều được thực hiện nghiêm túc, đẩy đủ theo đúng quy định"- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre)
Ngay sau phần trả lời của bộ trưởng Trần Tuấn Anh, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) nói: "Chủ tịch Tôn Hoa Sen có hứa với Thủ tướng nếu có sai phạm thì giao toàn bộ tài sản cho Thủ tướng. Tôi đánh giá cao lời hứa này. Tôi xin hỏi Bộ trưởng một câu: tôi không muốn có hệ lụy xảy ra với nhân dân, đất nước này nhưng nếu sau này có hệ lụy, Bộ trưởng có dám cam kết trước QH để xin hứa rằng sẽ từ chức trước QH hay không?".
Câu hỏi của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng chưa được trả lời thì thời gian phiên chất vấn buổi sáng đã hết. Theo kế hoạch, đầu giờ chiều nay, bộ trưởng Trần Tuấn Anh sẽ có thêm 20 phút để trả lời các câu hỏi của đại biểu. PLO sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
(Theo Pháp Luật)
Thủ tướng và 4 Bộ trưởng sẽ đăng đàn trả lời chất vấn Trao đổi với báo giới sáng 11/11, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ cùng 4 vị Bộ trưởng là Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo đăng đàn trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội...