Tuấn “thần đèn” cùng vợ chồng trùm “tín dụng đen” đồng loạt được giảm án
Với hành vi cho vay nặng lãi gấp 10 lần, gây thương tích cho “con nợ”, Tuấn “ thần đèn” cùng vợ chồng chị gái mình bị TAND tỉnh Thanh Hóa xử phạt 19 năm tù. Không đồng ý với mức án đó, cả ba đã làm đơn kháng cáo và đồng loạt được giảm án.
Trước đó, ngày 25/4/2014, TAND tỉnh Thanh Hóa đã đưa vụ án ra xét xử. HĐXX đã tuyên phạt Nguyễn Thị Hương 8 năm tù giam, Nguyễn Anh Tuấn (chồng Hương) 6 năm tù giam và Tuấn “thần đèn” 5 năm tù giam. Cho rằng mức án dành cho mình quá nặng, các bị cáo đã làm đơn kháng cáo.
Sáng ngày 30/10, tại TAND Tối cao đã đưa ra xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Nguyễn Anh Tuấn (SN 1962) và vợ là Nguyễn Thị Hương (SN 1963, ngụ phường Trường Thi, TP Thanh Hóa) về tội “Cho vay lãi nặng” và tội “Cố ý gây thương tích”; Nguyễn Anh Tuấn (tức Tuấn “thần đèn”, SN 1974, trú tại phường Lam Sơn, TP Thanh Hóa) tội “Cố ý gây thương tích”.
Tuần “thần đèn” (ở giữa) và vợ chồng Hương Tuấn được giảm tổng 8 năm tù trong phiên xử phúc thẩm
Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Thanh Hóa thì mặc dù vợ chồng Nguyễn Thị Hương (SN 1963), Nguyễn Anh Tuấn (SN 1962, tại phường Trường Thi, TP Thanh Hóa) không được cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động kinh doanh tín dụng- Ngân hàng nhưng từ năm 2004 đến tháng 9/2012, hai vợ chồng Hương Tuấn đã thực hiện kinh doanh tín dụng bằng hình thức huy động vốn thông qua ngân hàng và cá nhân khác rồi cho nhiều người trên địa bàn TP. Thanh Hóa vay tiền có thu lãi suất với mức lãi suất từ 500-3000/1 triệu/ngày.
Khi vay không cần thế chấp tài sản hoặc giấy tờ có giá trị làm vật bảo đảm mà người vay phải viết giấy nhận vay tiền theo mẫu có sẵn nhưng không ghi lãi suất vào giấy vay. Sau khi thanh toán xong tiền gốc và lãi thì người vay được lấy lại giấy vay tiền. Nếu người vay không thanh toán đúng kỳ hạn thì số lãi được nhập vào tiền gốc để tính giấy vay mới.
Video đang HOT
Tổng số tiền các bị can đưa vào kinh doanh cho vay lấy lãi là 82.259.850.000. Trong đó có 21 món vay của 6 người, vợ chồng Tuấn Hương đã thu lãi suất gấp 10 lần so với Ngân hàng quy định tại thời điểm từ ngày 1/2/2009 đến ngày 31/11/2009 là 7%, với số gốc cho vay là 5.696.500.000đ và thu lãi cua 4 người số tiền 1.357.580.000đ.
Trong số những người cho vay có ông Bùi Hữu Thược, (Phố Hà Mặc Tử, phường Trường Thi, TP. Thanh Hóa), gia đình ông Thược đang sở hữu Công ty Sao Khuê (trụ sở tại xã Quảng Thịnh, TP. Thanh Hóa). Vợ chồng Tuấn Hương đã cho ông Thược vay 8 lần với số tiền gốc ban đầu là 2 tỷ và viết giấy nhận nợ mới (lãi nhập gốc) 9 lần. Tính đến ngày 14/6/2012, ông Thược phải viết giấy nhận nợ mới với tổng số tiền là 8.118.640.000đ (nhận nợ với vợ chồng Tuấn Hương là 6.160.000.000đ và nhận nợ với Lê Văn Quân số tiền 1.958.640.000đ. Trong đó có 2 món vay với tổng số tiền gốc 300.000.000đ, số tiền lãi đã thu vượt qua 10 lần so với lãi suất quy định của Ngân hàng nhà nước là 33.000.000đ.
Ngày 15/9/2012, khi ông Thược chưa có tiền trả, vợ chồng Tuấn Hương đã cùng em trai là Nguyễn Anh Tuấn (còn gọi là Tuấn thần đèn, SN 1974, P. Lam Sơn, TP. Thanh Hóa)- một đối tượng “cộm cán” tại Thanh Hóa đến công ty Sao Khuê. Tại đây, Tuấn “thần đèn” cùng với Hương và Tuấn (chồng Hương) túm áo lôi anh Thược từ tầng 2 xuống tầng 1 đánh đập, đe dọa không cho bảo vệ vào can ngăn.
Nguyễn Thị Hương còn đề nghị ông Thược nên bán công ty Sao Khuê và y sẽ giới thiệu người mua với giá 25 tỷ đồng.
Khi các đối tượng đang có những hành vi trên thì lực lượng cảnh sát 113 có mặt, bắt toàn bộ.
Ông Thược được đưa đến BV Đa khoa Hợp Lực điều trị. Tại đây, Bệnh viện chẩn đoán ông Thược bị chấn thương sọ não, dập não, chảy máu khoang dưới nhện. Kết quả giám định pháp y cho biết sức khỏe ông Thược giảm do thương tích gây nên là 11% vĩnh viễn.
Sau thời gian điều tra, VKSND tỉnh Thanh Hóa đã quyết định truy tố Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thị Hương tội “Gây tổn hại sức khỏe cho người khác” và tội “Cho vay nặng lãi”; Truy tố Nguyễn Anh Tuấn (tức Tuấn thần đèn) tội danh “Gây tổn hại sức khỏe cho người khác”.
Tại phiên xét xử ngày 30/10, xét thấy các bị cáo thành khẩn khai báo, thừa nhận hành vi của mình, căn cứ các tình tiết giảm nhẹ khác, HĐXX đã tuyên phạt Nguyễn Thị Hương 5 năm tù; Nguyễn Anh Tuấn (chồng Hương) và Tuấn “thần đèn” mỗi bị cáo 3 năm tù. Thời gian thụ án bắt đầu từ ngày 21/9/2012.
Bình Minh
Theo Dantri
Vụ kinh doanh ngoại hối khủng gần 30.000 tỷ đồng ở Lào Cai
Hàng chục đối tượng có dấu hiệu vi phạm trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, kiều hối ở TP.Lào Cao (tỉnh Lào Cai), với tổng số tiền giao dịch "khủng" lên tới gần 30.000 tỷ đồng.
Theo một số nguồn tin từ cơ sở phản ánh, trên địa bàn TP.Lào Cai, thời gian qua đã "nở rộ" hoạt động kinh doanh ngoại hối, kiều hối, phục vụ đổi tiền cho khách hàng từ Việt Nam đồng sang Nhân dân tệ và ngược lại. Đi sâu vào điều tra, thẩm tra, xác minh, cơ quan chức năng nhận thấy vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật rất lớn.
Cụ thể, tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai, từ tháng 8/2012 đến tháng 4/2014 đã xuất hiện việc một số cá nhân mở tài khoản giao dịch kinh doanh dịch vụ đổi tiền, chuyển tiền phục vụ cho cá nhân, tổ chức chuyên xuất nhập khẩu hàng hóa.
Đặc biệt, những hàng hóa mà các đối tượng này thực hiện chuyển giao dịch thanh toán đều rơi vào hàng xuất nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng hóa gian lận thương mại hoặc các hoạt động vi phạm pháp luật khác không thể thanh toán được theo quy định của pháp luật.
Phối hợp cùng Công an tỉnh Lào Cai, cơ quan Quản lý thị trường đã đi sâu xác minh, mời các đối tượng đến làm việc. Hiện đã xác định rõ danh tính, địa chỉ thường trú, số chứng minh nhân dân, số tài khoản cá nhân và số tiền của 24 cá nhân đã giao dịch trong khoảng thời gian từ tháng 8/2012 đến tháng 4/2014.
Phân tích kết quả xác minh của cơ quan quản lý cho thấy: có tới 20 đối tượng kinh doanh ngoại hối, kiều hối mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định; 9 đối tượng kinh doanh không đúng ngành nghề, mặt hàng, địa điểm kinh doanh ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc kinh doanh không đúng nội dung ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề được cấp.
Theo cơ quan chức năng, trong nhiều năm liền, các đối tượng trên đã đổi tiền, chuyển tiền trái với quy định của Nhà nước, vô tình hoặc cố ý tiếp tay cho các vi phạm pháp luật, làm dịch vụ thanh toán tiền cho hàng hóa buôn lậu, hàng giả, làm giả hồ sơ để hoàn thuế, hàng cấm và các loại tội phạm khác mà Nhà nước chưa kiểm soát được, gây thiệt hại lớn về kinh tế và an ninh quốc gia.
Với doanh số chuyển tiền giao dịch từ tháng 8/2012 đến tháng 4/2014 của 24 đối tượng lên đến hơn 29.300 tỷ đồng, theo tìm hiểu của cơ quan chức năng, có dấu hiệu một phần không nhỏ trong số tiền đó đã đi đường vòng phi pháp dẫn đến việc tiếp tay cho nhiều khoản thu lách và trốn thuế, đồng thời trốn được vòng kiểm soát trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Vụ việc có tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều ngành quản lý từ Trung ương đến địa phương; đối tượng vi phạm hoạt động theo phương thức, thủ đoạn mới khiến dư luận không khỏi giật mình. Được biết, bước đầu đã có những kiến nghị về trách nhiệm xử lý, truy tìm cụ thể số tiền thuế thất thoát từ những chiêu lách luật để kinh doanh này.
Câu hỏi nữa khiến dư luận không khỏi nghi ngại đó là trách nhiệm của cơ quan quản lý ở đâu, những "lỗ hổng" chết người nào trong kinh doanh ngoại hối và hoạt động ngân hàng cần được làm rõ? Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu và phản ánh vụ việc với bạn đọc ngay khi có thông tin.
Theo Pháp Luật
Vụ vỡ hụi hàng tỉ đồng ở Phước Sơn, Quảng Nam: Tạm giam chủ hụi Người phụ nữ làm chủ đường dây góp hụi hàng tỉ đồng ở Phước Sơn (Quảng Nam) đã bị cơ quan công an bắt giữ. Chủ hụi Trần Thị Huệ bị tạm giữ vào hôm 27.6 - Ảnh: Trọng Ý Chiều 27.6, đại tá Đào Quang, Trưởng Công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam), cho biết đơn vị này vừa tống đạt quyết...