Tuẫn táng theo hoàng đế: Phi tần, cung nữ bị chôn sau khi chết
Tuẫn táng là một trong những hủ tục tàn khốc trong lịch sử. Dù hủ tục này đã bị xóa bỏ từ rất lâu, nhưng những gì được tài liệu cổ để lại vẫn khiến hậu thế thấy run sợ.
Sự thực về nghi thức tuẫn táng
Hủ tục này ở Trung Hoa xuất phát từ quan niệm tuẫn táng là để đảm bảo rằng khi hoàng đế sang thế giới bên kia vẫn có người hầu kẻ hạ như lúc sinh thời hoặc dùng để trấn yểm.
Tục tuẫn táng thường chỉ dành cho tầng lớp cao nhất gồm vua chúa và quý tộc. Những người được chọn tuẫn táng cùng người chết sẽ gồm vợ, thê thiếp hoặc người hầu hạ thân cận, nô lệ… Thậm chí, thợ xây lăng tẩm cho vua chúa cũng có thể nhận kết cục tương tự nhằm giữ bí mật mãi mãi về nơi yên nghỉ này.
Cảnh tượng khủng khiếp khi hoàng đế qua đời, các phi tần cung nữ lần lượt bị đưa theo tuẫn táng. Họ khóc cho chính cái chết của mình – Ảnh minh hoạ
Theo bằng chứng hiện có, tuẫn táng phổ biến vào thời Thương, Chu. Trong hơn chục ngôi mộ cổ được khai quật ở Ân Khư, di tích kinh đô của nhà Thương (Ân), chỉ tính riêng người tuẫn táng đã có hơn 5.000 người.
Một số phi tần cần được chôn theo hoàng đế thì sẽ được thưởng lụa trắng hoặc rượu độc. Cho nên khi hoàng đế băng hà, hậu cung khóc lóc thảm thiết. Không phải họ khóc cho cái chết của hoàng đế, mà khóc cho cái chết của chính mình.
Khi Chu Nguyên Chương qua đời, có đến 46 phi tần bị bồi táng. Tất cả đều được cho chết trước bằng cách đổ thủy ngân rồi mới chôn, vì việc này giữ cho thi hài không bị phân hủy trong thời gian dài.
Thời Tần Thủy Hoàng bắt đầu dùng người hầu thay thế cho các phi tần nhưng không có nghĩa là tục tuẫn táng các phi tần dừng lại ở thời điểm này.
Đến triều Thanh, khi Hoàng đế Thuận Trị qua đời, chỉ tính riêng phi tần cung nữ bị tuẫn táng đã có hơn 30 người. Nhìn thấy cảnh này, Khang Hi đã ra lệnh bãi bỏ chế độ tuẫn táng.
Ở Trung Quốc cổ đại có hai cách tuẫn táng, thứ nhất là chôn sau khi chết, thứ hai tàn nhẫn hơn, đó là chôn khi những người đó vẫn còn sống.
Nhà văn đời Thanh Viên Mai từng ghi chép lại một phương thức bồi táng tàn nhẫn nhất là người tuẫn táng vẫn còn sống, dùng đinh đóng lên tường, để cho họ chết dần trong lăng mộ. Ngoài ra, còn một phương thức khác vô cùng man rợ là trói tay chân người bị tuẫn táng, đặt theo tư thế nhất định, rồi chôn sống.
Song, có lẽ khoảng thời gian chờ chết mới là khủng khiếp nhất, cho nên thường người tuẫn táng yêu cầu được chết trước khi đem chôn.
Theo Sohu, trong lăng mộ đã bố trí sẵn một số người làm nhiệm vụ “kết liễu” những người bị tuẫn táng khi họ được đưa vào lăng mộ. Cho nên rất hiếm xảy ra tình huống người tuẫn táng ở trong lăng mộ chờ chết.
Video đang HOT
Tuẫn táng có thể là chôn người sống theo người chết – Ảnh minh hoạ
Cũng có ý kiến cho rằng, nếu có trường hợp người tuẫn táng vẫn còn sống trong lăng mộ và số người tuẫn táng không quá 18 người thì có thể sẽ sống sót khoảng ba ngày, chỉ có điều cuộc sống ba ngày đó không khác gì địa ngục. Nếu số người tuẫn táng từ 18 đến 56 người, thì trong mộ sẽ thiếu oxy, nên thời gian sống nhiều nhất có lẽ chỉ một ngày.
Các nhà khảo cổ từng phát hiện một ngôi mộ thời Thương tại An Dương, Hà Nam, Trung Quốc với cảnh tượng trong ngôi mộ có thể nói là vô cùng bi thảm.
Trong ngôi mộ đó, những người tuẫn táng nằm ở dưới đáy, sau đó lấp đất làm nền. Họ phải giãy giụa trong vô vọng vì thiếu dưỡng khí và chết. Khi hài cốt được tìm thấy đều có tư thế rất lạ. Chân tay của họ không thể duỗi ra như thi hài bình thường khác.
Những vụ tuẫn táng thảm khốc nhất
Lúc còn sống, mỗi lần đánh thắng một nước nhỏ, Tần Thủy Hoàng lại đưa những người đẹp vào hậu cung. Do đó, khi Tần Thủy Hoàng qua đời, có rất nhiều phi tần, mỹ nữ cũng phải tuẫn táng theo. Sử ký của Tư Mã Thiên mô tả tình cảnh bi thảm của phi tần phải tuẫn táng theo Tần Thủy Hoàng rất đáng sợ như: “Tiếng khóc làm rung động đất trời, ai vô tình nghe thấy cũng sợ đến bay cả hồn vía”.
Chưa kể việc sau khi xây xong lăng mộ còn rất nhiều người tham gia xây dựng lăng mộ của Tần Thủy Hoàng cũng bị chôn sống bên trong để giữ bí mật mọi chuyện. Tới thời điểm hiện tại, số lượng chính xác về số người được tuẫn táng theo Tần Thủy Hoàng vẫn là câu hỏi còn bị bỏ ngỏ.
Lăng mộ của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng từng cho chôn cất cùng rất nhiều kho báu và người hầu thân cận để hầu hạ Vua ở “ thế giới bên kia”
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số lượng lớn hài cốt của phụ nữ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Họ đã xác định đây đều là hài cốt của các phi tần bị tuẫn táng cùng Hoàng đế nhà Tần. Điều đặc biệt nhất là phần xương chân của hầu hết các bộ hài cốt nữ đều không khép lại.
Sau một thời gian tìm hiểu, các nhà khoa học đã tìm được nguyên nhân của vấn đề đó. Trong môi trường đáng sợ như thế, những cung nhân bị tuẫn táng đã phải liều mình giãy giụa trong tuyệt vọng, gào khóc trong đau đớn và cuối cùng là chết vì thiếu dưỡng khí. Chính vì thế, thi hài của những người phụ nữ này sau khi chết đã có tư thế rất lạ, hoặc co rúm vặn vẹo, hoặc chân tay không thể khép hay duỗi thẳng như bình thường.
Vào năm 1398, Hoàng đế Chu Nguyên Chương băng hà, hậu duệ là Chu Doãn Văn lên kế vị. Chiếu theo di chúc của tiên đế, Chu Doãn Văn đã lệnh cho toàn bộ 46 phi tần chưa từng sinh nở phải chôn theo Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Mệnh lệnh vừa ban ra đã khiến triều đình hỗn loạn. Tiếng khóc than ai oán vang dậy khắp nơi.
Các phi tần ở hậu cung được lên danh sách tuẫn táng cùng sau khi nhận được lệnh của Chu Nguyên Chương đã được đưa vào một phòng có bày các ghế được gọi là “thái sư ỷ” (ghế thái sư), trên ghế có treo sẵn sợi dây dài 7 tấc (1,3m). Có người sẽ tự đứng lên cho cổ vào dây rồi đạp ghế, có người sợ quá không dám thì đích thân thái giám sẽ đưa lên sợi dây.
Các phi tần được ban khăn trắng hoặc rượu độc để tự kết liễu cuộc sống – Ảnh minh hoạ
Theo truyền thuyết, lúc Chu Nguyên Chương hạ táng, người ta đã lập một “mê hồn trận”. Cùng ngày, 13 cửa lớn của kinh thành đồng loạt được mở ra để vận chuyển quan tài phi tần ra lăng mộ. Theo giới phong thủy, đây là một thủ pháp dùng để che mắt người đời khi hạ táng lăng mộ. Bằng cách này người ta có thể chống lại những kẻ đào trộm mộ. Các lăng mộ của dàn phi tần tuẫn táng cũng được dùng để đánh lạc hướng những kẻ đào trộm mộ, giúp giấc ngủ thiên thủ của Hoàng đế không bị quấy rầy.
Để an ủi gia đình của các phi tần, Chu Duẫn Văn – cháu trai của Chu Nguyên Chương, người được Chu Nguyên Chương truyền ngôi đã thăng chức cho những vị quan lớn có con gái bị lựa chọn tuẫn táng theo vua làm “thiên hộ”, “bách hộ” và được phép cha truyền con nối.
Mặc dù có nhiều phi tần theo bồi táng nhưng Khang Hy nhất mực đòi chôn cùng 1 nam nhân: Lý do đằng sau khiến hậu thế phải ngả mũ thán phục "Quả là cao minh"
Thời cổ đại, hoàng đế quan nhân khi băng hà ngoài đồ vật tùy táng, còn có cả "người tùy táng" cùng. Tuy nhiên, thay vì chỉ "bồi táng" cùng hoàng hậu và phi tần,
Khang Hy Đại Đế lại đặc biệt yêu cầu một nam tử. Vậy nam tử này là ai mà lại được Khang Hy đặc biệt sủng ái như vậy? Bí mật sau đó là gì?
Hoàng đế Khang Hy là một trong những vị vua nổi tiếng nhất lịch sử Trung Quốc, lên ngôi năm 8 tuổi, chính thức cai trị ở tuổi 14. Khang Hy là vị hoàng đế huyền thoại đặt nền móng vững chắc cho sự cai trị của nhà Thanh.
Hoàng đế Khang Hy. Ảnh: Toutiao
Xuyên suốt lịch sử, các vị hoàng đế đều cho người xây dựng lăng mộ - nơi yên nghỉ của mình từ sớm và không tiếc công sức đầu tư hoành tráng để thể hiện địa vị bản thân. Khang Hy cũng không phải là ngoại lệ, nhất là khi ông từng có một thời thịnh trị.
Lăng của ông được xây dựng từ năm 1676 và hoàn thành vào năm 1681. Hơn 40 năm sau, Hoàng đế Khang Hy băng hà và được đưa vào lăng (Thanh Cảnh Lăng).
Trước khi qua đời, Khang Hy Đế lo sợ các đại thần một khi nắm được quyền lực sẽ có ý muốn cướp ngôi. Vì vậy, hoàng đế Khang Hy phải sớm chọn "cánh tay phải" cho thái tử tương lai, người này nhất định phải có đủ uy tín, đồng thời cũng phải đủ trung thành.
Chọn tới chọn lui, Khang Hy nhìn trúng Niên Canh Nghiêu và Long Khoa Đa.
Nhờ công lao của Niên Canh Nghiêu và là thông gia với Ung Thân Vương, gia tộc Niên vốn thuộc Hán quân Tương Bạch kỳ, nay càng trở nên vinh hiển trong hàng ngũ quý tộc Thanh triều. Ảnh: Sohu
Niên Canh Nghiêu xuất thân từ gia đình có truyền thống làm quan. Năm 1700, ông đỗ Đồng tiến sĩ, được vào Hàn Lâm viện làm Hàn Lâm Kiểm thảo, từng được bổ làm Chủ khảo thi Hương của hai tỉnh Tứ Xuyên và Quảng Đông, rồi lại chuyển làm Nội các Học sĩ.
Năm Khang Hy thứ 48 (1709), Niên Canh Nghiêu một đường thăng tiến, được bổ làm Tuần phủ Tứ Xuyên. Trong suốt 16 năm làm quan cai trị ở Tứ Xuyên, ông đã có nhiều công lao trong thực thi quyền lực của Thanh triều tại vùng đất có nhiều bộ tộc thiểu số sinh sống với truyền thống tự trị.
Lúc này, cân nhắc thiệt hơn, trong lòng Hoàng đế nhà Thanh đã có đáp án. Khang Hy cảm thấy tứ a ca Ung Thân Vương (Tên thật là Ung Chính) là "ứng cử viên số 1" cho ngôi vị hoàng đế mà Niên Canh Nghiêu lại là thông gia với Ung Thân Vương (Do em gái ông là Trắc Phúc tấn của Ung Thân Vương). Cho nên cả 2 có sự liên kết với nhau và Niên Canh Nghiêu chính là "cánh tay phải" đắc lực phò tá hoàng đế mới.
Chân dung Long Khoa Đa. Ảnh: KKnews
Còn về phía Long Khoa Đa, thân phận của Khoa Đa so với Niên Canh Nghiêu còn tôn quý hơn nhiều. Ông sinh ra trong gia tộc Đông Giai, tổ phụ Đông Đồ lại là công thần khai quốc của nhà Thanh, phụ thân Đông Quốc Duy là trọng thần đương triều. Hơn nữa, hai chị gái của ông đều là phi tần của Khang Hy Đế. Như vậy, xét về gia tộc thì Long Khoa Đa là em vợ của hoàng đế Khang Hy.
Có thân phận như vậy, con đường làm quan của Long Khoa Đa tự nhiên một đường thuận lợi, sau đó thăng cấp lên thống lĩnh Bộ quân, phụ trách bảo vệ kinh thành. Khang Hy đối với Long Khoa Đa "một phần ưu ái, mười phần tín nhiệm".
Tuy nhiên, trong triều đại nhà Thanh lúc đó, một nửa triều thần đều có quan hệ huyết thống với Long Khoa Đa. Đây là ưu thế và cũng là bất lợi của ông. Khang Hy trong lòng hiểu rõ, nếu sau này Long Khoa đa đối với hoàng đế mới có dị nghị, triều đình rất có khả năng bị rối loạn.
Chính vì thế, Khang Hy đã nghĩ ra một cách rất đặc biệt để đảm bảo lòng trung thành và đập tan ý định lật đổ vương triều của Long Khoa Đa.
Đầu tiên, Khang Hy bí mật tiếp đón Long Khoa Đa. Sau một hồi bắt chuyện, hoàng đế ra ý chỉ Long Khoa Đa làm bề tôi bồi táng trong lăng mộ của mình.
Mọi chuyện không nằm ngoài dự đoán của Khang Hy. Khi Long Khoa Đa nhận được thánh chỉ, mặt liền kinh sắc. Ông ta đương nhiên không muốn chết nên đã cầu xin hoàng đế thương xót, đồng thời chạy qua cầu cứu Ung Thân Vương.
Cho dù quan hệ giữa Long Khoa Đa và Khang Hy Đế có thân mật thế nào thì thánh chỉ ban xuống Khoa Đa cũng không thể cãi lời mà phải tiếp nhận. Ảnh: Toutiao
Ung Thân Vương thấy gia tộc của Long Khoa Đa vẫn còn có lợi cho bản thân nên đã tự mình đi bái kiến Khang Hy, cẩn thận cầu trình cho Long Khoa Đa. Khang Hy liền nhân cơ hội này, một mặt thì tha cho Khoa Đa 1 mạng, mặt khác lại đề bạt ông giữ 1 chức vụ quan trọng trong triều. Long Khoa Đa vì chuyện này mà một lòng biết ơn và luôn dốc sức phò tá Ung Chính.
Sở dĩ Khang Hy làm như vậy để cảnh cáo Long Khoa Đa không nên vì được ưu ái mà phụ bạc, kiêu ngạo. Đồng thời, hoàng đế cũng muốn nhấn mạnh với những kẻ mang tạp niệm cướp đoạt vương vị rằng dù có quyền cao chức trọng đến đâu thì quyền sinh sát vẫn nằm trong tay vua.
Quả thực, Long Khoa Đa đã giúp đỡ Ung Thân Vương rất nhiều trong những năm đầu. Thế nhưng, sau đó, ông lại quên mất bài học hoàng đế Khang Hy đã dạy mà ngày càng ngang ngược. Cuối cùng, Long Khoa Đa mất đi sự sủng ái của Ung Chính và bị kết án 41 đại tội, giam giữ tới cuối đời trong tù.
Người ta nói rằng Khang Hy muốn bồi táng cùng Long Khoa Đa, bởi Hoàng Đế sợ rằng Long Khoa Đa sẽ trở thành Ngao Bái tiếp theo, nhưng lại bị Ung Thân Vương ngăn cản. Cho đến khi giết Long Khoa Đa, Ung Thân Vương mới nhận ra những gì mà phụ vương mình đã làm hồi đó.
Ba nguyên tắc thị tẩm khắt khe của phi tần trong hậu cung: Nguyên nhân là đây! Các phi tần trong hậu cung để có được cơ hội thị tẩm đã phải dùng mọi thủ đoạn để đấu tranh. Trong hậu cung có hàng vạn những cung nữ, phi tần xinh đẹp, mà hoàng đế lại chỉ có một. Vì vậy, ai cũng muốn giành cơ hội để được hoàng đế thị tẩm. Phi tần nào được chọn thị tẩm...