Tuần này Quốc hội phê chuẩn 2 Phó Thủ tướng mới
Tuần làm việc thứ 4, kỳ họp thứ 6, Quốc hội dành nhiều thời lượng cho công tác nhân sự. Quốc hội sẽ xem xét phê chuẩn Bộ trưởng Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam làm Phó Thủ tướng; một nhân sự khác thay vị trí Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ…
Cụ thể, sáng thứ 2 (11/11), Quốc hội nghe Thủ tướng trình đề nghị phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng đối với ông Nguyễn Thiện Nhân, đề xuất về việc tăng số Phó Thủ tướng trong Chính phủ.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã được Bộ Chính trị, Ban Bí thư phân công đảm nhiệm vị trí Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam hồi tháng 8. Việc miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng đối với ông Nhân để hoàn thiện quy trình điều chuyển cán bộ cấp cao. Ông Nhân được dành thời gian phát biểu ý kiến trước Quốc hội theo nguyện vọng.
Về việc tăng số Phó Thủ tướng, Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý sẽ nêu quan điểm thẩm tra về đề nghị này của Thủ tướng. Được biết, trong phiên họp của UB cuối tuần trước, các ý kiến đã thống nhất, tán thành phương án tăng thêm 1 Phó Thủ tướng cho Chính phủ. Dù vậy, vấn đề này vẫn cần thêm sự “gật đầu” của Quốc hội.
Quy trình bỏ phiếu thông qua nội dung miễn nhiệm Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, tăng thêm Phó Thủ tướng diễn ra vào sáng thứ 3, 12/11.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam và Phạm Bình Minh được đề nghị bổ nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng.
Nếu được Quốc hội chấp thuận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ trình tiếp phương án nhân sự cho chức vụ Phó Thủ tướng. Cụ thể, có 2 Phó Thủ tướng mới Quốc hội xem xét phê chuẩn lần này. Trước hết là nhân sự để đảm nhiệm vị trí Phó Thủ tướng thay cho ông Nguyễn Thiện Nhân. Nhân sự khác cho vị trí Phó Thủ tướng tăng thêm.
Trước kỳ họp, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã cho biết, Thủ tướng đã đề nghị phê chuẩn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đảm nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng thay ông Nguyễn Thiện Nhân và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh làm Phó Thủ tướng thứ 5 trong Chính phủ.
Video đang HOT
Theo đó, đồng thời với việc đề nghị phê chuẩn bổ nhiệm các nhân sự giữ chức vụ Phó Thủ tướng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng trình Quốc hội xem xét việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đối với ông Vũ Đức Đam. Với trường hợp ông Phạm Bình Minh, theo thông lệ, nếu được phê chuẩn chức vụ Phó Thủ tướng, ông Minh cũng sẽ tiếp tục kiêm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao.
Sau thời gian được bố trí để thảo luận về nội dung với 2 nhân sự này, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua đề xuất của Thủ tướng vào sáng thứ 4, 13/12. Theo chương trình, việc phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng tiến hành trước thao tác phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Chủ nhiện Văn phòng Chính phủ của Bộ trưởng Vũ Đức Đam.
Cùng với việc này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục trình đề xuất nhân sự cho chức vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thay cho ông Vũ Đức Đam. Ứng viên cho vị trí người lãnh đạo Văn phòng Chính phủ hiện vẫn chưa được tiết lộ.
Sáng thứ 5, Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự giữ chức vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ này để hoàn tất bộ máy làm việc của Chính phủ.
Sau đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trình Quốc hội đề xuất tăng số Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Phó Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội (trong đó có báo cáo Quốc hội về việc bầu bổ sung Ủy viên UB thường vụ Quốc hội, Phó Chủ nhiệm UB Pháp luật).
Các nhân sự này sẽ chính thức được giới thiệu để Quốc hội xem xét trong sáng thứ 6 và bỏ phiếu thông qua việc phê chuẩn vào sáng thứ 7.
Song song với nội dung nhân sự, Quốc hội cũng tiếp tục triển khai các phần việc như thông qua Nghị quyết về về kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2014, về dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, thảo luận về báo cáo Quy hoạch tổng thể về thủy điện, thảo luận luật Hôn nhân gia đình sửa đổi… trong tuần làm việc thứ 4 của kỳ họp.
P.Thảo
Theo Dantri
Thông qua Hiến pháp, cơ cấu nhân sự tại kỳ họp Quốc hội lần này
Sáng nay 21/10, kỳ họp Quốc hội thứ 6 bắt đầu chương trình làm việc với nhiều nội dung quan trọng như thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, luật Đất đai sửa đổi, hoàn thiện cơ cấu nhân sự Chính phủ với việc xem xét phê chuẩn mới 2 Phó Thủ tướng.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội.
Đây là kỳ họp "nặng" nhất từ đầu nhiệm kỳ tới nay (kéo dài 41 ngày với 35 ngày làm việc trực tiếp), Quốc hội sẽ quyết định nhiều vấn đề hệ trọng của đất nước, đặc biệt là việc thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Luật Đất đai (sửa đổi). Đây đã là lần thứ 3 dự thảo Hiến pháp, luật Đất đai được đưa ra Quốc hội thảo luận, quyết định, sau thời gian dài góp ý, bàn thảo của các đại biểu, các chuyên gia, nhà khoa học và lắng nghe ý kiến của các tầng lớp nhân dân.
Hiến pháp năm 1992 sửa đổi được kỳ vọng sẽ là đạo luật gốc, có hiệu lực pháp lý cao nhất, quy định những việc quan trọng của quốc gia, mà quan trọng nhất là các quyền tự do của con người; những nguyên tắc cơ bản của chế độ, hình thức tổ chức và cơ chế hoạt động của nhà nước.
Trong khi đó, thực tế 70% đơn thư khiếu nại của dân liên quan đến đất đai, một nửa số quyết định hành chính về đất đai còn sai sót, dẫn đến những vụ tranh chấp kéo dài cũng chứng tỏ đất đai là một vấn đề lớn cần xem xét, giải quyết triệt để trong luật Đất đai sửa đổi.
Ngoài ra, nội dung lập pháp của Quốc hội kỳ này cũng sẽ rất nặng với 7 dự án luật khác cần xem xét thông qua, 13 dự án luật cần cho ý kiến.
Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội cũng sẽ xem xét các báo về vấn đề kinh tế, xã hội, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng khác của đất nước như các báo cáo về tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, phương án phân bổ ngân sách trung ương và bổ sung ngân sách địa phương năm 2014; báo cáo về công tác thi hành án, công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm năm 2013; giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009 - 2012; kết quả rà soát quy hoạch, đầu tư xây dựng các dự án thủy điện và vận hành khai thác các công trình thủy điện...
Mở đầu buổi làm việc đầu tiên, như thông lệ, tại kỳ họp cuối năm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp báo cáo Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội từ đầu năm đến nay. Báo cáo thẩm tra của UB Kinh tế tiếp nối ngay sau đó.
Ngoài ra, một nội dung quan trọng khác của kỳ họp này là hoàn thiện công tác nhân sự, của cả Quốc hội và Chính phủ.
Về phía Chính phủ, do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân được điều động làm Chủ tịch UB TƯ MTTQ, Quốc hội sẽ tiến hành miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng của ông Nhân và xem xét phê chuẩn nhân sự thay thế theo giới thiệu của Chính phủ. Được biết, Thủ tướng đã giới thiệu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho vị trí Phó Thủ tướng này.
Ngoài ra, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng được đề nghị phê chuẩn chức danh Phó Thủ tướng. Khi đó, như thông lệ, Phó Thủ tướng phụ trách vấn đề ngoại giao và kinh tế đối ngoại kiêm nhiệm cả chức danh Bộ trưởng Ngoại giao.
Như vậy, bộ máy lãnh đạo Chính phủ được kiện toàn với Thủ tướng và 5 Phó Thủ tướng. Chỉ còn lại nhân sự thay thế vị trí Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hiện tại của ông Vũ Đức Đam hiện vẫn chưa được thông tin cụ thể.
Về phía Quốc hội, dự kiến, kỳ họp này Quốc hội xem xét điều chỉnh một số chức danh Phó Chủ nhiệm UB, Hội đồng dân tộc của UB Thường vụ Quốc hội.
Công tác nhân sự sẽ được tập trung xem xét, hoàn thiện trong nửa đầu tháng 11, trước khi Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn.
P.Thảo
Theo Dantri
Thủ tướng đề nghị phê chuẩn 2 Phó Thủ tướng mới Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, ngoài việc miễn nhiệm Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, chọn người thay thế, Thủ tướng còn đề nghị tăng thêm 1 Phó Thủ tướng cho Chính phủ. 2 nhân sự được giới thiệu là Bộ trưởng Vũ Đức Đam, Phạm Bình Minh. Thông tin về nội dung công tác nhân sự tại...