Tuần này, QH biểu quyết về sân bay Long Thành
Tuần làm việc cuối cùng, QH sẽ biểu quyết thông qua 8 nghị quyết quan trọng, trong đó có nghị quyết liên quan đến dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Trong hôm nay, QH sẽ biểu quyết thông qua 3 nghị quyết quan trọng gồm: Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Chánh án TAND Tối cao về việc bổ nhiệm 2 Thẩm phán TAND Tối cao; Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015; Nghị quyết về việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án thành phần để triển khai dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
3 ngày làm việc cuối cùng, QH tiếp tục thảo luận 2 dự án luật. Ảnh: Hoàng Anh
Riêng chiều nay, QH sẽ họp riêng để biểu quyết thông qua: Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia Việt – Lào về việc sửa đổi điểm khởi đầu của đường biên giới quốc gia Việt – Lào; Nghị quyết phê chuẩn Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa hai nước.
Ngày mai, QH biểu quyết thông qua nghị quyết về việc thi hành bộ luật Hình sự.
Sáng 21.6, QH sẽ biểu quyết thông qua nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016″; Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn; Nghị quyết về việc thành lập đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2018.
3 ngày làm việc cuối cùng, QH sẽ tiếp tục thảo luận tại hội trường về dự án luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi), dự án luật Thuỷ sản (sửa đổi).
Đồng thời các ĐB sẽ nhấn nút thông qua 9 luật, dự án luật, đáng chú ý là luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13; luật Du lịch (sửa đổi); luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi); luật Cảnh vệ; luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi)…
Video đang HOT
Toàn bộ phiên làm việc buổi sáng 21.6 sẽ được truyền hình, phát thanh trực tiếp. Cuối buổi, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu bế mạc kỳ họp.
Chiều cùng ngày, Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc sẽ chủ trì buổi họp báo sau kỳ họp.
Theo Thúy Hạnh (VietNamNet)
Quan điểm TP HCM thay đổi thế nào về mở rộng Tân Sơn Nhất
Trước khi kiến nghị Chính phủ thu hồi đất sân golf phía Bắc sân bay, TP HCM từng ủng hộ phương án mở rộng Tân Sơn Nhất về phía Nam.
Trong phiên thảo luận tổ kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XIV đầu tháng 6, đại biểu thuộc đoàn TP HCM liên tục đưa vấn đề sân golf rộng 157 ha trong sân bay Tân Sơn Nhất ra bàn bạc, thảo luận.
Sân golf rộng 157 ha trong sân bay Tân Sơn Nhất hoạt động từ năm 2015. Ảnh: Mạnh Tùng.
Ông Trần Anh Tuấn (quyền Viện trưởng Nghiên cứu phát triển TP HCM) nói rằng, việc mở rộng và nâng cấp sân bay phải tiến hành khẩn trương và phải "xóa bỏ ngay hình ảnh sân golf thông thoáng bên cạnh sân bay chật hẹp".
Còn theo ông Trương Trọng Nghĩa, Quốc hội đang xem xét dự án giải tỏa mặt bằng ở Đồng Nai để làm sân bay Long Thành nhưng lộ trình còn dài, trong khi Tân Sơn Nhất ngày càng quá tải. Nếu thu hồi sân golf, sân bay có thêm đất mở rộng giúp tăng công suất, giảm tình trạng ngập úng, kẹt cứng.
Không thảo luận công khai tại hội trường Quốc hội, song Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân (Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố) đã gửi thư tay đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nêu vấn đề cử tri thành phố mong muốn "lấy sân golf để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất".
Quan điểm này của TP HCM được thống nhất với mong muốn mở rộng Tân Sơn Nhất về phần đất sân golf , tức phía Bắc, chứ không phải phía Nam như phương án 3 đã được Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng "chốt".
Tuy nhiên, một tháng trước, trong văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), Phó chủ tịch UBND TP HCM Lê Văn Khoa nêu, điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất theo phương án 3 là phù hợp với tinh thần cuộc họp ngày 6/3 do Thủ tướng chủ trì.
Cụ thể là xây dựng bổ sung đường lăn song song, các đường lăn nối giữa đường CHC 25L/07R và sân đỗ; nhà ga T4 (công suất 15 triệu); khu bãi đỗ và bảo dưỡng kỹ thuật phía Bắc; nâng công suất Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đạt 43-45 triệu hành khách mỗi năm.
Về kết nối giao thông, thành phố đề nghị bổ sung nội dung thuyết minh về hiện trạng và quy hoạch hệ thống giao thông đô thị kết nối với sân bay; hoàn thiện nội dung đánh giá tác động lên hệ thống giao thông đô thị thành phố khi nâng công suất cảng hàng không.
TP HCM từng không đồng tình mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất vì tốn rất nhiều tiền và sẽ gây ùn tắc giao thông cho khu vực. Ảnh: Google maps.
3 năm trước - thời điểm Bộ GTVT lấy ý kiến về chủ trương xây dựng sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai), Phó chủ tịch UBND TP HCM lúc đó là ông Nguyễn Hữu Tín đã ký văn bản thống nhất hoàn toàn với việc triển khai dự án này.
Theo ông Tín, sân bay Tân Sơn Nhất hiện hữu có tổng diện tích 1.500 ha với hơn 590 ha đang được khai thác dân dụng kết hợp với hoạt động bay quân sự, nằm trong khu vực đô thị có mật độ dân cư cao. Với công suất 20 triệu lượt người mỗi năm, hệ thống giao thông kết nối với sân bay thường xuyên bị quá tải.
Một lý do khác, theo hồ sơ dự án, nếu nâng tổng công suất lên 50 triệu lượt người mỗi năm thì sân bay Tân Sơn Nhất sẽ được mở rộng về phía Bắc với diện tích bồi thường giải phóng mặt bằng 641 ha. Kinh phí cho việc này, thành phố tính toán lên đến hơn 9 tỷ USD.
Với quy mô mở rộng này, hệ thống giao thông quanh sân bay sẽ bị quá tải dẫn đến ùn tắc nghiêm trọng trên diện rộng. Việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất cũng được cho là ảnh hưởng đến môi trường do phải di dời - tái định cư nhiều hộ dân, ô nhiễm tiếng ồn và khí thải sẽ vượt xa tiêu chuẩn cho phép.
Nếu mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, việc thực hiện quy hoạch phát triển đô thị sẽ bị hạn chế bởi vấn đề tĩnh không, phễu bay. Đó là chưa tính đến các yếu tố liên quan quy hoạch, quản lý vùng trời của Bộ Quốc phòng.
Cùng với việc ủng hộ xây sân bay Long Thành, TP HCM cũng đề nghị Bộ GTVT điều chỉnh tiến độ phân kỳ đầu tư, để sớm đưa sân bay này vào hoạt động. Vì theo báo cáo của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, năng lực tối đa của Tân Sơn Nhất sẽ được khai thác hết vào 2016-2017.
Ngoài ra, TP HCM cũng kiến nghị sớm xây dựng giai đoạn 2 cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây (mở rộng lên 8 làn xe) và đồng bộ các công trình giao thông kết nối đến sân bay Long Thành để giảm nguy cơ ùn tắc đường cao tốc. Trong các công trình giao thông kết nối, thành phố đề nghị cần nghiên cứu xây dựng sớm tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành.
Tại buổi họp giữa tháng 8/2014 của Hội đồng thẩm định Nhà nước về dự án sân bay Long Thành do Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư lúc đó là ông Bùi Quang Vinh chủ trì, Phó chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Hữu Tín cũng bày tỏ mong muốn dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành sớm được xây dựng và khai thác ngay sau năm 2020 để "chia lửa" với Tân Sơn Nhất, giải quyết vấn đề giao thông đô thị.
Hữu Nguyên
Theo VNE
Đồng Nai: Phân lô, bán nền để tránh vòng xoáy sốt đất ảo Để "cò" đất không còn hoạt động rầm rộ, thao túng thị trường khiến đất nền biến dạng, đe dọa quy hoạch lâu dài, tỉnh Đồng Nai đã đề ra nhiều biện pháp nhằm siết chặt cơn sốt đất nền. Việc Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung cầu Cát Lái, cầu Cần Giờ vào quy hoạch phát triển khu vực, chấp...