Tuần lễ thời trang New York và những điều chưa biết
Tuần lễ thời trang New York là một trong những tuần lễ thời trang nổi tiếng và quan trọng nhất thế giới.
Tuần lễ thời trang New York đã sang tuổi 77, và mặc dù các show diễn mùa Xuân/Hè 2021 sẽ có một chút khác biệt, nhưng chúng là một phần di sản của sự phát triển sàn catwalk.
Trước Thế chiến thứ hai, phần lớn ngành công nghiệp thời trang của Mỹ chỉ đơn giản là sao chép các mặt hàng do các nhà thiết kế Pháp tạo ra. Khi các hãng thời trang ở Paris đóng cửa trong chiến tranh, một sáng kiến năm 1941 có tên là New York Dress Institute (được tài trợ bởi tiền bản quyền trả cho Liên minh Công nhân ngành May mặc Quốc tế) đã thúc đẩy việc thiết kế và mua trang phục sản xuất tại địa phương. Đây là bước đầu tiên hướng tới tuần lễ thời trang đầu tiên của thành phố.
Sự bắt đầu của NYFW
Được coi là người nhà xuất bản về thời trang đầu tiên của Mỹ, Eleanor Lambert hiểu cách tốt nhất để quảng bá thời trang Mỹ là quảng bá cho các nhà thiết kế, điều mà trước đây chưa từng được làm. “Tuần lễ báo chí thời trang thường niên đầu tiên” (FPW) bắt đầu vào ngày 19 tháng 7 năm 1943, với các nhân vật đứng đằng sau các thương hiệu lần đầu tiên xuất hiện.
Alexander wang không phải là người đầu tiên tổ chức show diễn mùa hè
Bất chấp sự ngạc nhiên về tuyên bố của mình vài tuần trước đó, Lambert đã tổ chức tuần lễ FPW của bà vào tháng 7 để báo chí có thể xem quần áo và viết về chúng vài tuần trước khi chúng có mặt tại các cửa hàng. Các nhà báo và biên tập viên đã bay đến từ khắp nơi trên đất nước.
Hậu trường
Như đã thấy trong bộ phim tài liệu Unzipped năm 1995, Issac Mizrahi đã lên kịch cho những cảnh quay tại hậu trường. Điều này hoàn toàn mới vào thời điểm đó.
Show diễn trở nên dần khác biệt, vui vẻ, đầy sức sống
Khi Halston tổ chức buổi trình diễn năm 1966 tại Bergdorf Goodman, các người mẫu được yêu cầu biểu cảm vui vẻ khi đi trên sàn diễn, khác với phong cách nghiêm túc của những thập kỷ trước. Perry Ellis cũng làm điều này vào những năm 1970 để giới thiệu bộ sưu tập của mình. Xu hướng runway-show vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.
Video đang HOT
Thay đổi địa điểm
Buổi biểu diễn tháng 4 năm 1991 của Michael Kors diễn ra vào một ngày nóng nực và ẩm ướt trong căn gác xép ở Chelsea kết hợp cùng âm nhạc sôi động của bài hát “Use It Up, Wear It Out” của Odyssey đã khiến trần nhà sập xuống và rơi vào đầu nhà phê bình thời trang nổi tiếng Suzy Menkes, và gần như giết chết người mẫu Anna Bayle. Nhưng khi mọi thứ được dọn dẹp sạch sẽ, không ai rời đi và chương trình vẫn tiếp tục.
Mất 50 năm để NYFW trở nên nổi tiếng
Màn trình diễn năm 1993 tại Công viên Bryant là điều thực sự khiến New York trở thành một kinh đô thời trang. Nhà báo thời trang Booth Moore nói: “Tôi nghĩ việc có không gian đó đã nâng tầm thời trang Mỹ hơn bao giờ hết. Đột nhiên, thay vì trải rộng khắp New York, nhiều buổi trình diễn của các nhà thiết kế lại tập trung ở một nơi và nó thu hút sự chú ý lớn của báo chí. Đây là lần đầu tiên cả thành phố biết ngành công nghiệp thời trang là gì”.
Thời gian của NYFW
Năm 1998, Helmut Lang chuyển trụ sở đến New York. Ông quyết định trình diễn bộ sưu tập của mình ở đó vào tháng 9 và tháng 2 (tháng 11 và tháng 4 trước đây là phong tục của người Mỹ) trước các tuần lễ thời trang châu Âu khác. Donna Karan và Calvin Klein theo sau, cùng với các nhà mốt khác.
Dự án Runway
Theo Moore, chương trình không phải là chương trình dễ thực hiện. Harvey Weinstein không tin rằng nó sẽ thành công. Nhưng 16 mùa thời trang sau đó, ông đã thấy mình sai và đó là một thành công lớn khi đưa thời trang đến với đại chúng. Moore nói: “Chúng tôi có thể tranh luận xem liệu có phải điều tồi tệ khi thời trang đã trở nên gắn liền với giải trí hay không, nhưng chắc chắn là từ thời điểm đó,”
Chụp ảnh phong cách đường phố
Khi NYFW tổ chức tại trung tâm Lincoln, đột nhiên có cả một quảng trường cho mọi người đi lại, vì vậy việc tạo dáng cho các nhiếp ảnh gia phong cách đường phố trở nên dễ dàng hơn. “Mỗi show diễn đều đi kèm với các show diễn nhỏ bên cạnh để tạo xu hướng bên lề, theo một số cách có ảnh hưởng như những gì các nhà thiết kế thể hiện”, Moore viết.
Phong cách nội y đậm chất "nữ quyền"
Gần đây, phái nữ bắt đầu quay lưng với kiểu áo lót nâng ngực truyền thống. Thay vào đó, họ ưa chuộng hơn những thương hiệu nội y đề cao tính đa dạng ngoại hình, đa giới tính lẫn trào lưu "tích cực hóa" tư duy hình thể.
Từ những bộ áo nịt ngực cổ điển thời Victoria đến phong cách áo ngủ lụa với kỹ thuật cắt chéo nổi danh của Calvin Klein, thiết kế nội y chưa bao giờ vắng bóng trên sàn diễn thời trang. Trong khi vẫn mang danh một sản phẩm làm thỏa mãn mường tượng của nam giới đối với hình ảnh phụ nữ, đồ lót ngày nay dần ẩn chứa nhiều hơn thông điệp về giải phóng khuôn khổ ngoại hình - khi phái đẹp có quyền tự hào phô bày nét quyến rũ bên ngoài lẫn khuynh hướng giới tính riêng.
Vài năm gần đây, ngành công nghiệp thời trang đang trải qua một bước chuyển ấn tượng. Nhiều phụ nữ bắt đầu quay lưng với kiểu áo lót nâng ngực truyền thống. Thay vào đó, họ ưa chuộng hơn những thương hiệu nội y đề cao tính đa dạng ngoại hình, đa giới tính lẫn trào lưu "tích cực hóa" tư duy hình thể.
Thực tế, thông điệp "vẻ đẹp tự nhiên" đang thể hiện sức ảnh hưởng đến vô số phụ nữ. Những người trước kia phải chịu áp lực về cảm nhận hoàn mỹ phi thực ngành thời trang từng tạo dựng, nay có quyền được mưu cầu một hình ảnh đại diện thực tế, phù hợp, phản ánh tiếng nói cá nhân qua mỗi mẫu thiết kế họ khoác lên. Đây đồng thời là chủ trương của những tài năng thời trang trẻ.
Mảnh vải voan và thanh thép
Sở hữu ba bộ sưu tập ấn tượng, nhà thiết kế trẻ người Mỹ Elena Velez từng may phục trang cho loạt nghệ sĩ nữ cá tính như Grimes, Charli XCX, Solange và Ariana Grande. Cô đã được xướng tên tại hai sự kiện trình diễn hàng đầu: tuần lễ thời trang New York và London.
Song, sự hào nhoáng của ngành công nghiệp thời trang không làm Velez hứng thú. Nguồn cảm hứng sáng tạo, với nhà thiết kế nữ này, đến từ chính quê hương Milwaukee, bang Wisconsin. Mẹ cô là thuyền trưởng một tàu đánh cá. Bà cũng là hình mẫu phụ nữ mạnh mẽ cô mong muốn tôn vinh thông qua những thiết kế nội y.
Nữ ca sĩ, diễn viên Solange Knowles trong một thiết kế nội y thuộc bộ sưu tập xuân - hè 2019 của Elena Velez
Thời niên thiếu, Velez có lúc thấy băn khoăn trước điểm trái ngược về ngoại hình và trang phục của mẹ cô. "Tôi từng muốn bà ấy trông thật duyên dáng - tôi từng mong có thể sơn móng tay hay giúp mẹ mang một đôi giày cao gót. Lúc nhỏ, tôi không hiểu tầm quan trọng ở chiếc quần jeans sờn cũ vì nắng gió, cái áo len kẻ ô chắp vá hay mái tóc rối của mẹ tôi. Bây giờ, tôi trân trọng vẻ đẹp trong lao động, đặc trưng điển hình của mẹ mình", Velez chia sẻ.
Elena Velez sử dụng chất liệu tái chế mang cảm hứng hàng hải như vải may cánh buồm tàu thuyền và dây thừng cho những mẫu nội y của cô
Dù đang làm việc tại London, Velez thường xuyên trở về quê nhà để tìm cảm hứng sáng tạo loạt nội y từ chất liệu vải thuyền buồm tái chế, dây thừng và da thuộc.
"Chất thanh nhã năng động" là cụm từ cô dùng để mô tả phong cách thời trang cô theo đuổi, biểu thị qua những kiểu dáng mong manh gợi nhớ đến thiết kế áo lót không khung mềm mại - đi cùng một cấu trúc áo định hình phối ngoài tương tự như corset làm từ vật liệu thép, tạo hình bởi chính nhóm nghệ nhân rèn Velez cộng tác tại Milwaukee, thành phố một thời nổi tiếng với những nhà máy thép.
Velez cho biết: "Tôi sử dụng chất liệu bản địa như một sự chiêm nghiệm trước mối quan hệ giữa vẻ đẹp phụ nữ và sự hy sinh trong lao động của họ".
Tiếp nhận sự phức tạp
Nensi Dojaka từ lâu đã yêu thích nghệ thuật thiết kế nội y, cùng tiềm năng tôn dáng, truyền cảm hứng của sản phẩm thời trang đặc thù này. Bộ sưu tập gồm những thiết kế đồ lót mang ấn tượng đan chéo trúc trắc, bao bọc cơ thể người phụ nữ bằng chất vải mỏng nhẹ đa diện, gợi nên xúc cảm gai góc, thẳng thắn cho bất kỳ ai chiêm ngưỡng.
Dojaka trả lời trên CNN: "Tôi yêu thích làm việc cùng dạng phục trang sở hữu chi tiết, đường nét mỏng - mảnh như nội y, vốn cho phép tôi có cơ hội "chơi đùa" và sáng tạo với những lớp vải".
Nhà thiết kế sinh tại Albania phát triển kỹ thuật xếp nếp trang phục - nay đã trở thành dấu ấn thương hiệu của riêng cô - khi đang học lấy bằng thạc sĩ ngành thiết kế tại Trường Nghệ thuật Central Saint Martins (Anh) vào năm 2019.
Chuẩn bị chất liệu cho cuốn sách ảnh thời trang xuân - hè 2020, Dojaka đề nghị nhóm người mẫu tự chụp những shot hình ưng ý nhất với chính điện thoại di động của họ. Dojaka luôn cảm thấy phụ nữ cần được phép kiểm soát hình ảnh cá nhân theo ý muốn.
Mùa thu - đông năm nay, Dojaka lần đầu ra mắt tại Tuần lễ Thời trang London với bộ sưu tập những thiết kế áo lót dây camisole, áo ngực dạng liền năng động và chân váy ngủ kèm dây rút mang sắc tối, trung lập. Loạt đồ lót duyên dáng của cô được kết hợp cùng blazer, áo kiểu khoác ngoài nam tính. "Tôi muốn trang phục mình tạo ra có thể tiếp nhận nét mạnh mẽ, năng động lẫn mềm mại ở nữ giới ngày nay", Dojaka chia sẻ.
Một số thiết kế xuân - hè 2020 của Sinéad O'Dwyer
Khi cơ thể làm nên trang phục
Sinéad O'Dwyer, nhà thiết kế giàu tiềm năng từng cộng tác với loạt nghệ sĩ như Bjrk, Arca và Kelsey-Lu, đang thách thức khuôn khổ truyền thống của thời trang nội y với những mẫu trang phục mang tính khái niệm, quảng bá phong trào tích cực hóa tư duy hình thể.
O'Dwyer lớn lên ở ngoại ô Ireland. Cô tốt nghiệp thạc sĩ tại Đại học Nghệ thuật Hoàng gia London năm 2018. Cô từng đối diện với hội chứng mặc cảm ngoại hình, cũng như nhận ra sự tiếp cận lỗi thời của ngành thời trang trước đề tài số đo.
"Tôi dần nhận ra hành vi ăn uống, tư duy về cơ thể đang tác động tiêu cực thế nào đến bản thân tôi. Tôi cũng suy ngẫm đến việc ngành thời trang bấy lâu đã quen đóng khung một kiểu mẫu kích cỡ cơ thể, điều dễ khiến bạn nghĩ, nếu cơ thể bạn không phù hợp với tiêu chuẩn ấy, đang có gì đó không đúng về con người bạn. Tôi dò hỏi những phụ nữ xung quanh tôi và chúng tôi nhanh chóng nhận ra mình đang chia sẻ cùng một vấn đề", O'Dwyer bộc bạch.
Thiết kế của Nensi Dojaka trình diễn tại Tuần lễ Thời trang London, tháng 2/2020
Trải nghiệm trên thúc giục O'Dwyer thực hiện một dự án độc đáo. Cô bắt đầu nhờ một số người bạn, mượn cơ thể họ làm nên những "bộ áo điêu khắc". Ban đầu, một chất keo tạo hình được bôi lên phần ngực người mẫu. Khi keo khô, chúng cho ra một bộ khuôn nền sẽ được tách rời và phủ đất sét. Khuôn đất sét lại tiếp tục được dùng như một bản mẫu để dựng thành một thiết kế trang phục hoàn chỉnh từ sợi thủy tinh. Kết quả của cả quá trình sáng tạo nhọc nhằn, phức tạp là một sản phẩm áo ngực từ chất liệu silicone, lụa và sợi bạc, được sản xuất đặc biệt dựa trên số đo hình thể riêng của mỗi người mẫu nữ tham gia dự án. Series nội y với đa dạng kích cỡ, phô bày đường cong cơ thể tự nhiên, biểu thị đẹp mắt và ấn tượng.
"Từ xưa đến nay, chúng ta đã chứng kiến những mẫu quần áo định hình cơ thể người phụ nữ. Nay, tôi muốn trông thấy cách cơ thể chúng ta định hình trang phục", O'Dwyer nói.
Trình diễn mở màn tại Tuần lễ Thời trang London, O'Dywer giới thiệu đến công chúng những thiết kế nội y buộc dây lụa, vải băng xoắn độc đáo, chân váy ngắn và áo lót xẻ với điểm nhấn xếp nếp nổi bật quanh ngực. "Tôi hy vọng có thể biểu trưng cái đẹp mỹ cảm nơi cơ thể tự nhiên của người phụ nữ", cô cho biết.
New York Fashion Week vẫn diễn trong dịch Tuần lễ thời trang New York tổ chức từ ngày 13 đến 17/9 trong bối cảnh dịch chưa hạ nhiệt ở Mỹ. Theo Independent, chương trình phải tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn về sức khỏe và an toàn của New York. Thống đốc bang - Andrew Cuomo - nói: "New York là kinh đô thời trang của thế giới, tuần lễ...