Tuần lễ thời trang London lần đầu được tổ chức theo cách đặc biệt
Không chỉ được chuyển sang nền tảng kỹ thuật số, sự kiện London Fashion Week lần đầu tiên trong lịch sử sẽ gộp chung thời trang nam, nữ và phi giới tính.
Theo Vogue, Tuần lễ thời trang London sẽ được tổ chức từ ngày 12-14/6 sắp tới trên nền tảng kỹ thuật số do sự ảnh hưởng của dịch bệnh. Trong đó, các nhà thiết kế sẽ được giới thiệu bộ sưu tập thông qua nhiều hình thức như lookbook, trình diễn trực tuyến, video hoặc triển lãm kỹ thuật số khác.
Tuần lễ thời trang London do Hội đồng thời trang Anh (BFC) tổ chức từ năm 1984 và thường có từng show trình diễn cho nam hoặc nữ riêng biệt. Tuy nhiên, lần tổ chức tới sẽ không có sự khác biệt này. Cụ thể, các nhãn hiệu nam, nữ hoặc phi giới tính có thể cùng nhau trình diễn trong show diễn lần đầu tiên sau 40 năm.
Các thương hiệu nam, nữ và phi giới tính sẽ cùng nhau trình diễn trong show lần đầu tiên. Ảnh: Fashionunited.
Tất cả bộ sưu tập sẽ được đăng tải trên trang web chính thức của London Fashion Week và mọi người trên toàn thế giới đều có thể truy cập. Giám đốc điều hành Hội đồng Thời trang Anh Caroline Rush cho rằng những điểm mới của tuần lễ thời trang năm nay sẽ giúp thời trang trở nên dễ tiếp cận hơn với công chúng.
“Tổ chức Tuần lễ thời trang London trên nền tảng kỹ thuật số sẽ tạo ra phương thức giới thiệu thời trang mới trên phạm vi toàn cầu cho tương lai. Không chỉ đơn thuần chia sẻ câu chuyện của mình, các nhà thiết kế có cơ hội mang bộ sưu tập đến cộng đồng rộng lớn hơn, thậm chí có thêm cảm hứng sáng tạo”, bà Caroline nói với ELLE.
Hình thức giới thiệu mới được cho rằng sẽ giúp công chúng tiếp cận gần hơn với thời trang Anh. Ảnh: Insider.
Do sự ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều sự kiện thời trang trên toàn thế giới buộc phải hủy bỏ hoặc hoãn lại vô thời hạn. Để cố gắng khắc phục tình hình, mạng Internet hoặc truyền thông là phương án tối ưu giúp các cơ quan thời trang vẫn có thể tiếp cận được khách hàng và giới thiệu sản phẩm.
Các thương hiệu thời trang lớn cũng đang dần hướng đến cách làm này. Mới đây, Dior cũng giới thiệu triển lãm Christian Dior, Designer of Dream trên hệ thống trực tuyến kỷ niệm 7 thập kỷ cống hiến cho ngành công nghiệp thời trang của nhà mốt Pháp.
Triển lãm kỷ niệm 70 năm của Dior cũng được phát trên các nền tảng trực tuyến. Ảnh chụp màn hình.
Video đang HOT
BFC không phải cơ quan thời trang toàn cầu đầu tiên thử nghiệm các chương trình hoặc triển lãm ảo. Tuần lễ thời trang Thượng Hải được tổ chức từ ngày 24-30/3, là tuần lễ thời trang kỹ thuật số đầu tiên trên thế giới. Đầu tháng 3, Tuần lễ thời trang Tokyo cũng được tổ chức dưới dạng video phát trực tiếp nhằm giúp các nhà thiết kế giới thiệu bộ sưu tập thu 2020.
Thu Trà
Công nghiệp thời trang và những ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19
Những buổi diễn gần đây của tuần lễ thời trang tại New York, London, Milan và Paris đều bị lu mờ bởi đại dịch COVID-19. Virus Corona nhanh chóng lan sang Ý ngay khi các buổi trình diễn bắt đầu.
Từ việc huỷ bỏ nhiều show diễn cho tới hoạt động kinh doanh bị xáo trộn, đại dịch Covid-19 đang gây ra nhiều gián đoạn cho ngành công nghiệp thời trang.
Để lại nhiều chấn động cho nền kinh tế, COVID-19 cũng gây ra những thiệt hại lớn với ngành công nghiệp thời trang. Hoang mang có, chủ quan có, tất cả đều bao trùm lên bầu không khí vốn dĩ sôi động của một mùa "Fashion Week". Sự lây lan chóng mặt của virus Corona đã thay đổi rất nhiều thứ. Các sự kiện thời trang và hoạt động mua sắm có lẽ là những điều bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Khách mời tham dự show diễn của Dolce & Gabbana tại Milan Fashion Week F/F 2020 | Ảnh: Getty Images
Tuần lễ thời trang Cruise bị hoãn hoặc huỷ bỏ
"Cruise" hay "Resort" là một trong những mùa quan trọng và thú vị nhất của giớ mộ điệu và những nhà mốt danh giá vào dịp giữa Xuân. Tuần lễ thời trang Cruise thường được tổ chức vào thời khắc giao mùa Xuân-Hạ với những BST mang cảm hứng du ngoạn để "đề-ba" cho mùa Hè.
Nhưng có lẽ 2020 không phải là dấu mốc may mắn cho Cruise. Nhiều thương hiệu phải hủy bỏ lịch trình của họ. Cụ thể như: Burberry (tháng 4 tại Thượng Hải), Gucci (tháng 5 tại San Francisco), Prada (cuối tháng 5 tại Tokyo).
Hình ảnh tại show diễn Chanel Cruise 2019| Ảnh: Vogue.
Và dù không mang nhiều định hướng trong xu hướng và ảnh hưởng đến trào lưu của giới mộ điệu như hai BST Xuân-Hạ và Thu-Đông thì Curise vẫn là dịp quan trọng thường niên mà các nhà mốt xây dựng hình ảnh thương hiệu cũng như mang những sáng tạo trong thiết kế đến với bốn kinh đô lớn của thời trang: New York, London, Milan và Paris. Crusie cũng chính là "sự thay máu" sáng tạo và thiết kế giữa mùa tại các cửa hàng, góp phần không nhỏ trong việc canh trạnh giữa các thương hiệu. Qua đó chúng ta có thể thấy rằng, việc tuần lễ Cruise 2020 bị huỷ bỏ là một đòn giáng trực tiếp rõ ràng nhất của Covid-19 lên ngành công nghiệp thời trang.
Tương lai ảm đạm và các show diễn cần được lên kế hoạch tái thiết lập cụ thể
Tổng biên tập Vogue - Anna Wintour. Ảnh: Vogue
"Trong thời kỳ khủng hoảng, chúng ta cần phải thiết lập lại các kế hoạch một cách triệt để" - Anna Wintour, biên tập viên của tạp chí Vogue, chia sẻ với tờ Times. Khi các BST bị huỷ bỏ, những nhà kế thời trang đã phải ngồi lại và suy nghĩ về đường hướng phát triển mới lâu dài cho những BST sau này của họ.
Ralph Lauren đã phải huỷ bỏ BST Thu-Đông 2020 dự kiến tổ chức vào tháng Tư và Giorgio Armani thay vì tổ chức show diễn như thường lệ đã phải tổ chức một livestream chóng vánh BST của mình vào ngày cuối cùng của Milan Fashion Week vì không ai đến dự. Một số sự kiện nhỏ hơn như show diễn của Michael Kors ở Milan hay của Rosie Assoulin tại Paris cũng đều không thể diễn ra.
Giorgio Armani đã huỷ bỏ lịch trình tại Milan Fashion Week.| Ảnh: Getty Images (2019)
Virus Corona đã buộc các thương hiệu trong nền công nghiệp thời trang đạt ra một câu hỏi: Liệu có nhất thiết phải tổ chức Tuần lễ thời trang hay không? Tuy nhiên, sẽ có những thương hiệu vẫn nhất quyết khẳng định vị thế trong mùa vừa rồi. BST Thu-Đông của Balenciaga đã chứng minh rằng, vẫn có thể gặt hái được nhiều thứ từ sàn diễn Runway.
Nhưng như thế vẫn là chưa đủ thuyết phục tổ chức bất cứ hoạt động cộng đồng nào vào thời điểm nhạy cảm như thế này. Đặc biệt khi mới đây, hàng loạt thương hiệu sportswear và streetwear đình đám như Supreme, Nike, UrbanOutfitters và các nhà bán lẻ tại Mỹ đã đóng cửa sau thông báo khẩn của Tổng thống Donald Trump. Diễn biến lây lan vô cùng nhanh chóng của Covid-19 đã làm các thương hiệu thời trang phải "phong toả" các retail shop để tránh gây nhiễm dịch cho cộng đồng.
Những trang phục trong BST F/F 2020 đến từ nhà mốt Balenciaga| Ảnh: Vogue.
Suy cho cùng, các nhà thiết kế và các thương hiệu cũng phải đối mặt với thực tế. Việc chi trả hàng giờ đồng hồ cho người mẫu, các sân khấu lớn và chi phí duy trì cửa hàng, nhân viên trong thời điểm này là không cần thiết. Tương lai lâu dài của ngành công nghiệp thời trang (lẫn những ngành dịch vụ và kinh doanh khác) đang bị đe doạ bởi một đại dịch mà chúng ta chưa biết mức độ lây lan còn tiến xa ra sao, mức độ nghiêm trọng còn khủng khiếp đến mức nào!
Hình ảnh buổi diễn của Marc Jacob với BST Spring 2020
Sự chuyển dịch trong hình thức kinh doanh của nền công nghiệp thời trang
Các nhà thiết kế không đơn thuần xuất hiện ở châu Âu để trưng bày sản phẩm, mà còn để bán chúng. Đó cũng là lý do nhiều nhà thiết kế người Mỹ chọn "Tuần lễ thời trang" làm điểm dừng chân cho sản phẩm của mình.
Ảnh: Julie Blitzer.
Một số nhà thiết kế đã nhận ra, họ vẫn có thể kinh doanh mà không cần tới những cuộc gặp trực tiếp. Họ sử dụng những nền tảng công nghệ số có sẵn của bên thứ ba như e-commerce hoặc tự phát triển kênh bán hàng online của riêng mình để duy trì hoạt động kinh doanh. Một số khác lại dùng tệp PDF gửi tới khách hàng doanh nghiệp (B2B), sau đó sẽ chốt đơn sản phẩm. Các nhà phân phối phải "vật lộn" để đặt mua sản phẩm trong khi họ còn không được cảm nhận trực tiếp như trước.
Theo một báo cáo năm 2019, hầu hết hoạt động mua bán đồ xa xỉ, cao cấp không diễn ra trên internet. Chỉ có 9% dành cho hình thức giao dịch này. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, hình thức mua bán trong ngành công nghiệp thời trang đã thay đổi 180 độ.
Ảnh: Getty Images.
Các chuyên gia tư vấn tại Bain nhận thấy, hành vi mua sắm thông qua kênh thương mại điện tử như Tmall tăng lên đáng kể. Nhưng việc mua hàng thiết kế lại giảm khá nhiều. Hiện tượng này tương tự như những gì đã xảy ra với đại dịch SARS. Các thương hiệu sẽ phải đối mặt với "cơn bão" lớn. Thế nhưng, họ vẫn có thể cứu vãn tình thế bằng cách đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trực tuyến.
Sân chơi đồng hồ xa xỉ của năm 2020: Chuyến bay "gãy cánh"
2020 đáng lẽ sẽ là dấu mốc quan trọng của ngành công nghiệp đồng hồ cao cấp. Thế nhưng vào thời gian đầu của đại dịch, Baselworld cùng Watches & Wonders (tiền thân là Salon International de la Haute Horlogerie - SIHH) là hai triển lãm đồng hồ lớn nhất đã dự định lên lịch tổ chức liên tiếp thay vì tổ chức cách nhau hai tháng như thường lệ. Sự điều chỉnh này nhằm đảm mang lại sự thuận tiện hơn cho cánh nhà báo, khách hàng và các đại lý phân phối sẽ thuận tiện hơn trong việc di chuyển. Nếu trước kia họ phải dành thời gian và tiền bạc cho hai lần di chuyển thì giờ đã được gộp thành một. Điều này cũng có nghĩa, số lượng người tham dự sự kiện sẽ tăng lên rất nhiều.
Tuy nhiên vào cuối đầu tháng 3/2020, trước tình hình bùng phát kinh khủng và phức tạp của đại dịch Corona mà cả Baselworld và W&W đều tuyên bố huỷ bỏ các sự kiện trong năm.
Ảnh: BASE WORLD
Theo elleman.vn
Covid-19 đẩy ngành thời trang rơi vào khủng hoảng như thế nào? Ngành công nghiệp thời trang cũng không đứng ngoài ảnh hưởng xấu do sự lây lan của virus Covid-19. Virus Covid-19 ảnh hưởng đến cả ngành công nghiệp thời trang. Sự bùng phát của virus Covid-19 ở Vũ Hán, Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn kéo theo hàng loạt hệ lụy về kinh tế trong đó...