Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ năm 2014
Với chủ đề “Sữa mẹ – Món quà vô giá cho cuộc sống”, Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ được phát động từ ngày 1/8 đến ngày 7/8 trên cả nước.
Thống kê cho thấy, chỉ có 19,6% số trẻ dưới 6 tháng tuổi được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ, số trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi chiếm tới gần 1/3. Một trong những nguyên nhân chính là xu hướng cho trẻ dưới 6 tháng ăn sữa bột thay thế sữa mẹ hoặc ăn bổ sung ngày càng tăng cao. Theo kết quả nghiên cứu thị trường gần đây, lượng sữa bột tiêu thụ của Việt Nam đã tăng tới 39% mỗi năm. Các nhà sản xuất, kinh doanh sữa đã chi hơn 10 triệu USD cho việc quảng cáo sản phẩm và trở thành một trong 5 ngành quảng cáo nhiều nhất ở Việt Nam. Vì lẽ đó, nhiều bà mẹ vì quá tin vào quảng cáo, tin vào tính năng vượt trội của sữa công thức mà mất đi niềm tin vào sữa của mình, để rồi “tình nguyện” sử dụng sữa bột thay thế cho con ngay từ khi lọt lòng.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất.
“Tuần lễ Thế giới nuôi con bằng sữa mẹ” do Bộ Y tế phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hơp Quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Dự án Alive & Thrive (A&T) tổ chức. Chương trình được tổ chức hàng năm tại hơn 120 quốc gia để khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ. Hàng loạt các hoạt động như tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ, dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; triển lãm ảnh; chiếu phim ngắn; chiếu phóng sự truyền hình về các mô hình can thiệp hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ; các hoạt động tư vấn trực tiếp tại các bệnh viện tỉnh/huyện, trạm y tế xã; cũng như các hoạt động truyền thông tích cực nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Đánh giá về tầm quan trọng của chương trình, Thứ trưởng Bộ Y tế, PGS. TS. Nguyễn Viết Tiến cho biết: “Đúng như chủ đề “Sữa mẹ – Món quà vô giá cho cuộc sống”, nuôi con bằng sữa mẹ có thể cứu sống được 1,3 triệu trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới mỗi năm. Để tăng cường thực hành nuôi con bằng sữa mẹ, điều quan trọng nhất là chúng ta phải tạo ra một môi trường hỗ trợ và bảo vệ cho bà mẹ và trẻ em để đảm bảo nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Chúng ta cần tiếp tục cam kết thực hiện việc bảo vệ, thúc đẩy và hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ bằng cách giúp cho các bà mẹ, gia đình, cộng đồng hiểu được những ích lợi của nuôi con bằng sữa mẹ cũng như những rủi ro của việc nuôi dưỡng thiếu tự nhiên”.
Video đang HOT
Pho Đại diện của Tổ chức Y tê Thê giơi (WHO), Ông Jeffery Kobza cũng nhấn mạnh vai trò của sữa mẹ và dinh dưỡng rằng: “Bằng chứng khoa học chỉ ra rằng dinh dưỡng tối ưu là một điều quan trọng để đảm bảo khi lớn lên trẻ sẽ học tập được nhiều hơn, làm việc hiệu quả hơn và đạt được chiều cao tối đa khi trẻ trưởng thành. Khi trẻ được cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ, nghĩa là cộng đồng cũng thoát khỏi đói nghèo”.
Trong những năm qua, công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần làm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, giảm tử vong ở bà mẹ và trẻ em. Bộ Y tế xác định việc nâng cao tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ và tăng cường chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em là một phần quan trọng để hoàn thành các “Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ” (MDGs) về sức khỏe bà mẹ – trẻ em Việt Nam” vào năm 2015.
Trong tiến trình nhằm đạt được MDGs , một trong những thành công mà Việt Nam đạt được là phê duyệt hai Bộ Luật nhằm bảo vệ, hỗ trợ và thúc đẩy việc nuôi con bằng sữa mẹ – bao gồm Luật Lao động sửa đổi (có hiệu lực từ 1/5/2013) và Luật Quảng cáo (có hiệu lực từ ngày 1/1/2013). Trong đó, đáng chú ý là quy định thời gian lao động nữ được nghỉ chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng; câm quang cao các sản phẩm sưa thay thê sưa me cho tre dươi 24 thang tuôi, san phâm dinh dương bô sung dung cho tre dươi 06 thang tuôi; binh vu va vu ngâm nhân tao.
Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện kế hoạch “Hành động Quốc gia về nuôi dưỡng trẻ nhỏ giai đoạn 2012 – 2015″, tập trung vào việc chăm sóc trẻ trong 1.000 ngày đầu, để đảm bảo phát triển tối đa tiềm năng của trẻ. Kế hoạch cũng kêu gọi sự quan tâm của Chính phủ, các tổ chức quốc tế và các nhà hoạch định chính sách, tập trung vào 6 giải pháp quan trọng để đạt được các mục tiêu: tăng tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh; tăng tỷ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và tỷ lệ tiếp tục cho trẻ bú tới khi trẻ được 24 tháng tuổi.
Quyền Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hơp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam, ông Jesper Moller kêu gọi rằng: “Nuôi con bằng sữa mẹ cần sự chung tay của tất cả mọi người, nhằm khuyến khích, hỗ trợ các bà mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, sau đó cho ăn bổ sung hợp lý và tiếp tục cho bú đến 24 tháng hoặc lâu hơn”. Như vậy, trẻ sinh ra sẽ được hưởng nguồn dinh dưỡng tốt nhất trong 6 tháng đầu đời, tạo nền móng để phát triển tầm vóc và thể lực của người Việt Nam.
Đồng An
Theo VNE
5 điều các mẹ nên biết trong lần đầu cho con bú
Để các mẹ có thêm kiến thức trong việc cho con bú và biến nó trở thành một trải nghiệm thú vị, hãy trang bị cho mình một vài thông tin dưới đây nhé.
1. Con bú sẽ đau
Núm vú của bạn sẽ đau và nứt, đặc biệt ở những người làm mẹ lần đầu cố gắng cho con bú đúng cách. Việc bị căng tức ngực cũng xảy ra khi nguồn sữa dồi dào đang cố gắng cân bằng khiến bạn cảm thấy ngực mình như muốn nổ tung. Đừng lo lắng, một thời gian biểu cho ăn tốt, và các kỹ thuật chăm sóc thích hợp sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn và trở nên thoải mái hơn.
2. Không chỉ có một tư thế bú
Nếu bạn nghĩ mình chỉ có thể cho con bú bằng cách ôm con trong vòng tay, bụng con hướng về phía bụng mình thì bạn đã sai hoàn toàn đấy. Tư thế đó sẽ gây ra mệt mỏi và đau cổ không cần thiết vì bạn bắt buộc phải ngồi thẳng liên tục, ngay cả vào ban đêm. Có rất nhiều tư thế và vị trí khác bạn có thể áp dụng như nằm xuống để nghỉ ngơi và thư giãn cơ thể, cũng như tận hưởng thời gian gắn kết giữa bé và bạn. Hai mẹ con cũng có thể cùng đi ngủ, và việc này đúng là kỳ diệu cho những mẹ có con hay bú lúc đêm muộn.
3. Viêm vú có thể sẽ xảy ra ít nhất một lần
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm vú, nhưng thông thường là do bị tắc ống dẫn vì nguồn sữa hoạt động quá mức và không hoàn toàn kiệt hết sữa sau mỗi lần cho bé ăn, từ đó dẫn đến viêm vú. Viêm vú sẽ khiến bạn bị sốt, ớn lạnh và cảm thấy đau mỗi khi con ăn. Ai cho con bú cũng gặp ít nhất một lần tình trạng này. Tuy nhiên, bạn không cần phải lo lắng điều quan trọng là phải nhận thức được lý do gây ra và làm thế nào để tránh nó.
4. Sữa quá nhiều có thể gây khó ăn
So với những mẹ thiếu sữa, những mẹ dưa thừa sữa thật may mắn vì đủ lượng sữa cho con bú. Thế nhưng việc sữa dư nhiều cũng gây ra một vài vấn đề rắc rối. Các mẹ nhiều sữa nên để ý mỗi lần cho con bú, bé nhà bạn có thể bị sặc khi lượng sữa chảy xuống quá nhiều và nhanh. Tuy nhiên, cách khắc phụ cũng rất đơn giản, đó là chỉ cần dành một vài phút để vắt một ít sữa đầu đi cho đến khi nó chảy theo một mức độ điều chỉnh được, từ đó con mới có thể bú dễ dàng và không bị sặc sữa.
5. Đừng cho ngừng bú khi bé tỏ vẻ khó chịu hoặc bị phân tâm
Trẻ sơ sinh dễ bị phân tâm bởi những thứ xung quanh, nhất là ở gioai đoạn từ 4 đến 5 tháng tuổi, và đó chỉ đơn giản là một giai đoạn phát triển của bé mà thôi. Vì thế, bạn đừng thấy con phân tâm hoặc không muốn bú là dừng lại ngay. Thay vào đó, hãy tiếp tục cho bé ăn cho đến khi bé đủ no, bạn nhé.
Theo Trí Thức Trẻ
Xin sữa mẹ cho con, những điều cần lưu ý Gần đây, câu chuyện về ông bố trẻ góa vợ lặn lội đi xin sữa mẹ cho con khiến nhiều người cảm động. Theo các bác sĩ, sữa mẹ tốt nhất cho trẻ nhỏ nhưng việc xin - cho sữa cũng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh. Trong tháng 5, nhiều người truyền tai nhau câu chuyện về anh Trình Tuấn -...