Tuần lạc quan của kinh tế Mỹ
Chỉ số Dow Jones lên cao kỷ lục 5 năm, tỷ lệ thất nghiệp xuống thấp nhất từ năm 2008 và tăng trưởng GDP thực của nước này có thể đạt 3% năm nay.
Chứng khoán Mỹ đã có một tuần rất khởi sắc khi cả S&P 500 và chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 6 phiên liên tiếp. Mở màn cho chuỗi tăng điểm ấn tượng này là ngày 5/3, khi Dow Jones tăng tới 0,9%, lên mốc cao nhất kể từ tháng 10/2007. S&P 500 cũng cộng thêm 1% và mạnh nhất là Nasdaq với 1,3%.
Nguyên nhân chủ yếu khiến Wall Street tăng điểm là tâm lý lạc quan rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ duy trì các biện pháp hỗ trợ phục hồi kinh tế. Ngày 4/3, Phó chủ tịch FED – Janet Yellen đã lên tiếng kêu gọi chính cơ quan này giữ nguyên chương trình mua lại trái phiếu trị giá 85 tỷ USD mỗi tháng. Dù vậy, FED vẫn nên theo sát các chi phí và rủi ro tiềm ẩn của chương trình với quy mô lớn chưa từng có này. Chỉ số nhóm ngành phi sản xuất (chiếm 90% kinh tế Mỹ) do Viện quản lý nguồn cung Mỹ công bố cũng tăng nhẹ trong tháng 2, lên mốc 56.
Chứng khoán Mỹ có tuần tăng điểm dài nhất kể từ tháng 1. Ảnh: Bloomberg.
Bên cạnh đó, việc Trung Quốc cam kết hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cũng khiến chứng khoán toàn cầu thêm phấn khích. Trong phiên họp Quốc hội khai mạc hôm 5/3, Chính phủ nước này đã quyết định giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng 7,5% năm nay, đồng thời lên kế hoạch tăng chi tiêu tài khóa thêm 10%.
Video đang HOT
Kết thúc tuần, cả S&P 500 và Dow Jones đều tăng 2,2%. Đây cũng là tuần tăng điểm mạnh nhất của chứng khoán Mỹ kể từ tháng 1.
Cùng với việc thị trường nhà đất Mỹ đang ấm lên, Brad Stratton, cựu nhân viên ngân hàng Merrill Lynch nhận định chứng khoán tăng kỷ lục có thể khuyến khích người giàu chi tiêu mạnh. Ông cho biết: “Họ đã nhìn thấy cơ hội, cả về đầu tư và thay đổi phong cách sống”.
Những người đang nắm giữ cổ phiếu hay bất động sản cảm thấy mình giàu lên và tự tin hơn. Do đó, họ có thể thoải mái chi tiền cho việc sửa sang nhà cửa, tậu ôtô đắt tiền hay đi ăn ở nhà hàng. Những hành động này sẽ càng làm tăng GDP và tạo ra nhiều việc làm.
Theo một báo cáo của FED công bố ngày 7/3, người dân Mỹ đang giàu nhất trong vòng 5 năm qua. Giá trị tài sản ròng của các hộ gia đình và tổ chức phi lợi nhuậnở nước này đã đạt 66.100 tỷ USD quý cuối năm ngoái, cao nhất kể từ quý 4/2007. Chi tiêu của người Mỹ cũng được hỗ trợ nhờ lãi suất cơ bản vẫn được FED duy trì ở mức gần 0%.
Theo số liệu được Bộ Lao động nước này công bố ngày 8/3, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đã giảm từ 7,9% hồi đầu năm xuống còn 7,7% tháng 2. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 12/2008. Tổng cộng, trong tháng đã có thêm 236.000 việc làm được tạo ra. Các ngành ôtô, xây dựng và bán lẻ dẫn đầu danh sách tạo việc làm, đánh bật nỗi lo lắng về ảnh hưởng của chính sách cắt giảm chi tiêu tự động trị giá 85 tỷ USD trong năm nay.
Tuy tỷ lệ thất nghiệp còn dưới mục tiêu 6,5%, FED vẫn rất lạc quan. Chủ tịch FED Ben Bernanke cho biết: “Cùng với sự phục hồi của tăng trưởng, tình hình việc làm cũng đang từng bước cải thiện. Chúng tôi kỳ vọng sẽ có thay đổi đáng kể trong triển vọng lao động thời gian tới”.
Bill Gross, Giám đốc Quỹ đầu tư trái phiếu lớn nhất thế giới Pimco (Mỹ) cũng nâng gấp đôi dự đoán của ông về tăng trưởng thực GDP Mỹ lên 3% năm nay. Trước đó, Gross cho rằng Mỹ chỉ có thể tăng 1,25% – 1,75%. Ông giải thích đó là do thị trường nhà đất ấm lên, cùng với GDP danh nghĩa dự kiến là 5%. Gross cũng trấn an dư luận rằng tốc độ tăng trưởng việc làm lớn hơn dự kiến sẽ không làm thay đổi các chính sách của FED. Trước đó, Bernanke đã tuyên bố sẽ tiếp tục kích thích cho đến khi nào thị trường việc làm có cải thiện đáng kể.
Các sự kiện nổi bật khác trong tuần:
1. Trung Quốc duy trì mục tiêu tăng trưởng 7,5% năm nay.
2. Fitch hạ một bậc xếp hạng tín dụng của Italy xuống BBB sau kết quả bầu cử bế tắc.
3. Barclays (Anh) lên kế hoạch sa thải 40.000 nhân viên để chuyển sang ngân hàng tự động.
4. Carlos Slim tiếp tục là người giàu nhất thế giới với 73 tỷ USD, theo Forbes.
Theo VNE
Khắc khổ quá mức
Chính phủ Italia đã áp dụng chính sách "thắt lưng buộc bụng" khắc khổ nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công song chính sách này đã đi quá đà, gây ra những hệ lụy nghiêm trọng.
Thanh niên Italia biểu tình đòi việc làm và phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng
Phát biểu ngày 22-2, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Olli Rehn nhấn mạnh, Italia không cần phải áp dụng thêm các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" nhằm thực hiện các mục tiêu ngân sách của mình. Tuy nhiên, vị quan chức cấp cao của EC - cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU) - cũng khuyến cáo, chính phủ sắp tới của Italia, được bầu sau cuộc tổng tuyển cử ngày 24 và 25-2, phải tiếp tục theo đuổi các chính sách củng cố tài khóa vốn đã được áp dụng khá hiệu quả dưới thời chính phủ kỹ trị của Thủ tướng Mario Monti.
Đây được xem là tuyên bố khá bất ngờ bởi trước nay, các quan chức của EU luôn lên tiếng thúc giục các nước thành viên rơi vào khủng hoảng nợ công hay ngấp nghé bên bờ vực khủng hoảng như Italia phải thi hành các chính sách kinh tế khắc khổ "thắt lưng buộc bụng". Trong khi đó, dù chưa tới mức phải cầu cứu EU và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) như Hy Lạp, song nợ công của Italia cũng đã lên tới mức kỷ lục hơn 2.000 tỷ euro, tức là khoảng gần 128% GDP.
Chính vì tỷ lệ nợ công bị đẩy tới bên bờ vực của khủng hoảng trong khi lại tỏ ra bất lực, không thể ngăn cản điều tồi tệ này nên chính phủ của Thủ tướng Silvio Berlusconi đã phải sụp đổ hồi tháng 11-2011. Lên cầm quyền sau đó, chính phủ kỹ trị của Thủ tướng Monti đã thực thi ngay những chính sách kinh tế khắc khổ, trong đó tập trung vào tăng thuế đi đôi với cắt giảm chi tiêu công và phúc lợi xã hội.
Theo kế hoạch cắt giảm chi tiêu công trong 3 năm của chính quyền Thủ tướng Monti, chính phủ sẽ cắt giảm 10% đội ngũ công nhân viên chức thuộc khu vực nhà nước, cắt giảm ngân sách dành cho y tế và hành chính công. Thuế VAT của Italia cũng lên tới mức khá cao là 21%.
Những biện pháp kinh tế khắc khổ đã giúp Italia không rơi vào cuộc khủng hoảng nợ công, với dự báo sẽ tăng lên mức đỉnh 128,1% GDP vào cuối năm 2013 song sẽ giảm từ năm 2014. Thế nhưng, Italia đã phải trả những cái giá đắt cho việc thực thi chính sách "thắt lưng buộc bụng".
Dễ thấy nhất là con số thất nghiệp bị đẩy lên tới mức kỷ lục, khiến các cuộc biểu tình liên tiếp nổ ra tại Italia, trong đó không ít cuộc đã biến thành các cuộc bạo động đường phố. Theo số liệu của Cơ quan Thống kê quốc gia Italia (ISTAT) công bố mới đây, tỷ lệ thất nghiệp tại nước này đã lên tới mức kỷ lục là 11,1% và đáng lo ngại nhất là tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ lên tới con số kinh hoàng là trên 37%, đẩy gần 2 triệu thanh, thiếu niên đang sống trong tình trạng nghèo khổ.
Chính sách khắc khổ dù giúp Italia tạm thoát nguy cơ rơi vào khủng hoảng nợ công, song lại làm tổn thương tới nền kinh tế quốc gia này. Thất nghiệp gia tăng, thu nhập giảm... đã dẫn tới giảm mạnh nhu cầu chi tiêu, gây khó khăn thêm cho sản xuất giữa thời buổi suy thoái kinh tế.
Báo cáo mới của EC cho rằng GDP của Italia sẽ giảm 1% trong năm nay và tỷ lệ thất nghiệp sẽ tiếp tục tăng lên 12% vào năm 2014. Đó là lý do khiến vị Phó Chủ tịch EC khuyên Italia không nên "thắt lưng buộc bụng" thêm nữa.
Theo ANTD
Tổng thống Mỹ: 'Tôi xứng đáng tái cử nhiệm kỳ 2' Hôm qua (5.2), Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết ông xứng đáng được tái cử vì nền kinh tế Mỹ có thêm công ăn việc làm và đang phục hồi, trái ngược hoàn toàn với tỷ lệ thất nghiệp hàng tháng tăng cao khi ông lên nắm quyền vào năm 2009. Tổng thống Barack Obama kêu gọi Quốc hội Mỹ thông qua...