Tuấn Kiệt Store – cửa hàng thời trang nam đa dạng phong cách
Nếu băn khoăn không biết chọn mua sản phẩm thời trang dành cho nam ở đâu, bạn có thể tìm đến Tuấn Kiệt Store.
Nam giới ngày càng quan tâm đến diện mạo và phong cách thời trang của bản thân. Bộ trang phục đẹp mắt, ấn tượng có thể giúp phái mạnh cảm thấy tự tin để tỏa sáng mọi lúc mọi nơi.
Những yếu tố góp phần tạo nên bộ trang phục ấn tượng dành cho phái mạnh bao gồm: Kích thước vừa vặn, chất liệu thoải mái, màu sắc phù hợp. Vì vậy, khi chọn mua trang phục cho nam giới, bạn cần lựa chọn những cửa hàng có sản phẩm đa dạng, chất lượng và uy tín.
Tuấn Kiệt Store là cửa hàng thời trang nam uy tín, chất lượng.
Phong cách thời trang ấn tượng, tự tin được xem là vũ khí quan trọng giúp các chàng trai thu hút sự chú ý bởi nó thể hiện một phần tính cách, sở thích, nghề nghiệp của người mặc. Tuy nhiên, việc định hình phong cách cho riêng mình sẽ tốn một khoảng thời gian nhất định. Thấu hiểu mong muốn đó, Tuấn Kiệt Store có thể giúp khách hàng xây dựng phong cách thời trang nhanh chóng và tiết kiệm thời gian.
Các sản phẩm thời trang tại đây khá đa dạng, phong phú về kích thước và kiểu dáng, từ trang phục thể thao trẻ trung, năng động đến những bộ vest, áo sơ mi sang trọng và lịch lãm. Sản phẩm của cửa hàng đảm bảo chất lượng, tinh tế trong từng đường nét, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm thoải mái và hài lòng.
Video đang HOT
Trang phục tại Tuấn Kiệt Store đa dạng về kích thước và kiểu dáng.
Với sự thay đổi của xã hội, Tuấn Kiệt Store cũng luôn nỗ lực đổi mới để đáp ứng thị hiếu của khách hàng. Cửa hàng hoạt động dựa trên phương châm mang đến cho khách hàng những sản phẩm đa dạng chất lượng và khác biệt để khẳng định giá trị của bản thân.
Tuấn Kiệt Store luôn kiểm tra hàng hóa kỹ càng để tung ra thị trường những sản phẩm chất lượng, từ đó xây dựng mối quan hệ bền vững và tạo lập niềm tin với khách hàng. Nhờ đó, cửa hàng được xem là địa chỉ tin cậy mỗi khi khách hàng cần chọn mua các sản phẩm thời trang dành cho nam giới.
Một trong những yếu tố tại nên thành công của cửa hàng là đội ngũ nhân viên am hiểu thời trang, luôn sẵn sàng tư vấn và nhiệt tình giới thiệu trang phục phù hợp tới khách hàng. Những trang phục vừa vặn góp phần tôn lên vẻ đẹp nam tính của phái mạnh, giúp mỗi người cảm thấy tự tin, bản lĩnh để tỏa sáng.
Trang phục tại Tuấn Kiệt Store có mức giá hợp lý.
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, Tuấn Kiệt Store đã mở rộng mô hình kinh doanh online, tiếp cận khách hàng khắp cả nước mà không bị giới hạn về khoảng cách địa lý. Các sản phẩm bán ra có mức giá hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng và mức thu nhập khác nhau. Khách hàng có thể thoải mái lựa chọn trang phục mình yêu thích mà không phải băn khoăn về giá.
Với nỗ lực không ngừng, Tuấn Kiệt Store được khách hàng đánh giá là một trong những địa chỉ cung cấp sản phẩm thời trang dành cho nam giới uy tín, chất lượng. Tại đây, bạn có thể định hình nên phong cách thời trang của riêng mình để khẳng định cá tính và dấu ấn với mọi người xung quanh.
Uniqlo chính thức vượt Zara trở thành thương hiệu quần áo lớn nhất thế giới
Lần đầu tiên Uniqlo vượt Zara trở thành hãng quần áo lớn nhất thế giới.
Theo Nikkei, giá trị thị trường của Fast Retailing - công ty mẹ của thương hiệu quần áo Uniqlo vừa đạt 10,87 nghìn tỷ yên (103 tỷ USD) tính tới cuối phiên giao dịch ngày thứ 3. Như vậy, Fast Retailing trở thành doanh nghiệp lớn nhất trong ngành công nghiệp quần áo toàn cầu xét về mặt vốn hóa thị trường.
Đây là lần đầu tiên Fast Retailing vượt Inditex - công ty mẹ thương hiệu Zara - hiện có vốn hóa thị trường 81,7 tỷ euros (tương đương 99 tỷ USD) tính tới chốt phiên ngày thứ 2 và 80,8 tỷ euros tính tới chốt phiên ngày thứ 3. Giá cổ phiếu của Fast Retailing đã tăng ổn định kể từ tháng 8 năm ngoái.
Các cổ đông hiện đang rất hài lòng về chiến lược tập trung của Fast Retailing vào khu vực châu Á, đặc biệt là Trung Quốc - nơi nền kinh tế đã hồi phục nhanh chóng sau sự sụt giảm mạnh vì dịch bệnh nhờ vào nỗ lực kiểm soát của chính phủ.
Fast Retailing hiện đang điều hành 2.298 cửa hàng Uniqlo trên khắp thế giới tính tới tháng 11/2020. 60% những cửa hàng này hiện ở châu Á, bên ngoài Nhật Bản. Với mức 791 cửa hàng, Trung Quốc hiện là thị trường lớn thứ 2 sau Nhật Bản của Uniqlo với 815 cửa hàng.
Trong năm tài chính năm ngoái kết thúc vào tháng 8, biên lợi nhuận hoạt động của Uniqlo tại Trung Quốc đại lục đạt mức 14,4%, vượt mức 13% ở thị trường Nhật Bản. Trong khi đó, 70% cửa hàng của Zara hoạt động tại Mỹ và châu Âu - những nơi đã phải trải qua nhiều đợt phong toả. Zara chỉ có gần 20% lượng cửa hàng ở châu Á.
Các nhà đầu tư cũng đánh giá cao các nỗ lực của Fast Retailing với những chiến lược tiên phong trên mặt trận kỹ thuật số. Công ty cũng đã áp dụng khái niệm "bán lẻ tiêu dùng kỹ thuật số" vào năm 2016, liên quan đến việc phân tích dữ liệu từ việc mua hàng trực tuyến và lưu trữ từ các thẻ IC gắn trên tất cả hàng hóa. Họ cũng đã hợp tác với Google và các công ty bên ngoài khác để phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo.
"Chúng ta đã đạt tới vị thế gần như số 1 trong ngành quần áo", Chủ tịch Fast Retailing và CEO Tadashi Yanai nói với các nhân viên trong ngày đầu năm mới. Điều này đúng trên phương diện giá trị thị trường: Cổ phiếu Fast Retailing đã tăng trong 7 phiên liên tiếp tới ngày thứ 3, đạt mức giá 102.500 yên/1 cổ phiếu, tăng 3% so với phiên trước và vượt 100.000 yên /1 cổ phiếu lần đầu tiên trong lịch sử.
Tuy nhiên xét về doanh thu, Fast Retailing vẫn đứng vị trí thứ 3 với gần 2 nghìn tỷ yên (18,9 tỷ USD) trong năm tài chính trước đó. Inditex dẫn đầu ở mức 28,2 tỷ euros (tương đương 34,1 tỷ USD) trong năm tài chính kết thúc vào tháng 1/2020, H&M đứng vị trí thứ 3 với 187 tỷ kronor (22,5 tỷ USD) trong năm tài chính tính tới tháng 11 năm ngoái.
Nhìn vào kết quả kinh doanh những quý gần đầu, Inditex báo cáo lợi nhuận 866 triệu euros (1 tỷ USD), cao hơn 60% so với mức lợi nhuận 680 triệu USD của Fast Retailing.
Tỷ lệ ROE của Fast Retailing đạt 9% trong năm kết thúc vào tháng 8 trong khi đó con số tương tự của Inditex của 24%. Tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho trong 3 tháng của Fast Retailing là 1,5, thấp hơn con số tương tự của Inditex là 2.
Hầu hết các cơ sở sản xuất của Inditex ở Tây Ban Nha. Họ đã tối thiểu hóa lượng hàng tồn kho bằng cách sản xuất quần áo phù hợp với dịch vụ hậu cần, vận tải hàng không được sử dụng để vận chuyển hàng hóa trong một khoảng thời gian ngắn. Ngoài ra do công ty có thể bán hết hàng hóa mà không cần giảm giá nên họ thu về mức lợi nhuận gộp cao.
Fast Retailing gần như đuổi kịp Inditex về mặt doanh số bán hàng trực tuyến, lĩnh vực sẽ định hình tốc độ tăng trưởng sau này. Trong năm tài chính trước, công ty Nhật Bản đã tăng tỉ lệ kỹ thuật số trong tổng doanh thu lên 15,6% từ mức 11,3%. Thương mại điện tử chiếm 14% doanh thu của Inditex trong năm 2019 nhưng họ cũng lên kế hoạch nâng con số này lên 25% trong năm tới.
Chuyên gia phân tích Takahiro Kazahaya cho biết Fast Retailing có lợi thế hơn Inditex xét về tốc độ tăng trưởng trong tương lai. Ông nói: "Nếu xét về chỗ đứng ở châu Á, Fast Retailing đang dẫn đầu về tiềm năng tăng trưởng trung và dài hạn".
Inditex điều hành 467 cửa hàng tại Trung Quốc. Tháng 10 năm ngoái, Zara đã khai trương cửa hàng tại Bắc Kinh - store lớn nhất châu Á, với diện tích hơn 3.000 m2.
Sự tăng trưởng ở châu Á có thể sẽ quyết định giá trị thị trường của hai công ty trong tương lai.
Cô gái Trung Quốc chuyên may quần áo cho người đã khuất Thay vi lưa chon nghê nghiêp phô biến, Ren Sainan lai găn bo vơi công viêc khac thương: thiêt kê, livestream kinh doanh trang phuc mai tang. Trích dịch bài đăng trên CGTN , đề cập đến câu chuyện của Ren Sainan - cô gái trẻ làm nghề thiết kế và người mẫu tang phục. Ba năm trước, Ren Sainan (26 tuổi, đến...