Tuấn ‘Khỉ’ ra đầu thú có được hưởng khoan hồng?
Một số luật sư cho rằng cơ quan chức năng có thể tạo điều kiện để Lê Quốc Tuấn được gặp người thân khi ra trình diện. Đầu thú còn là một tình tiết giảm nhẹ.
Chiều 1/2, hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải cho biết có người tự xưng là Lê Quốc Tuấn (Tuấn “Khỉ”, 33 tuổi), nghi can xả súng làm 5 người chết, gọi điện nói vẫn đang ở xã Trung An, huyện Củ Chi, muốn ra đầu thú với điều kiện là cho gặp vợ, con trước.
Ông Hải đã ghi âm cuộc gọi và báo vụ việc cho Công an tỉnh Bình Dương và Bộ Công an. Nhà chức trách đang giám định giọng nói để xác minh người này có phải là Tuấn “Khỉ” hay không.
Việc nghi can xả súng AK khiến 5 người chết rồi ra trình diện cảnh sát khiến nhiều người đặt câu hỏi việc đầu thú có được hưởng tình tiết giảm nhẹ và được gặp vợ, con?
Nói về việc Lê Quốc Tuấn yêu cầu được gặp người thân khi ra đầu thú, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng tình huống này thuộc yếu tố nghiệp vụ của cơ quan điều tra.
“Nếu xét thấy việc gặp gỡ đảm bảo được an toàn tính mạng cho người nhà Tuấn và những người khác thì có thể tạo điều kiện”, ông Thơm nhận định. Ngoài ra, trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng vẫn có thể cho Tuấn được gặp gỡ vợ, con dưới sự giám sát của cảnh sát.
Trong nhiều trường hợp, yếu tố người thân còn có thể tác động để nghi can buông vũ khí để ra trình diện và thành khẩn khai báo, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra.
Theo luật sư, Tuấn có thể tự ra trình diện tại cơ quan công an nơi gần nhất để đầu thú hoặc nhờ người thân, bạn bè đưa đến trụ sở công an. Đối với người được Tuấn nhờ đưa ra đầu thú, luật sư Thơm khuyến cáo nếu họ biết nơi nghi can đang lưu trú thì nên trình báo ngay lập tức với cơ quan công an.
“Nghi can sử dụng vũ khí nóng nên người liên quan cần có sự phối hợp với cơ quan chức năng trong quy trình đưa Tuấn ra trình diện”, ông Thơm nhấn mạnh.
Luật sư cũng phân tích trong trường hợp đưa người đang bị truy nã ra đầu thú, người liên quan cần thực hiện nguyên tắc đảm bảo an toàn, tính mạng và sức khỏe cho bản thân và người khác. Ngoài ra, cần tránh những tình huống bất ngờ xảy ra, có thể gây nguy hiểm cho chính mình và người xung quanh đi cùng.
Cảnh sát lập nhiều chốt chặn khi truy bắt Tuấn “Khỉ”. Ảnh: Lê Quân.
Theo luật sư Diệp Năng Bình (Đoàn luật sư TP.HCM), Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 lý giải tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện.
Còn đầu thú là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.
Điều 3 Bộ luật Hình sự chỉ rõ người phạm tội sẽ được khoan hồng nếu tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tích cực hợp tác với cơ quan công an, ăn năn hối cải.
Khi quyết định hình phạt, tòa án căn cứ quy định của bộ luật này để cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Khoản 2, Điều 51 Bộ luật Hình sự nêu khi quyết định hình phạt, tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ. Do vậy, nếu Lê Quốc Tuấn tự thú hay đầu thú sẽ được tòa xem xét là tình tiết giảm nhẹ.
“Hành vi của Tuấn gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nguy hiểm cho xã hội, làm chết 5 người và phạm nhiều tội khác nên tòa sẽ xem xét tính chất, mức độ để lượng hình”, ông Bình nhận định.
Chiều 29/1, Lê Quốc Tuấn bị tình nghi dùng AK đến điểm đánh bạc ở vườn nhãn thuộc ấp 5, xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi rồi xả súng vào đám đông khiến 4 người tử vong. Cảnh sát nghi ngờ nghi can này nổ súng sát hại một người khác để cướp xe máy khi bỏ trốn.
Tối 30/1, Công an TP.HCM truy nã Lê Quốc Tuấn về các tội Giết người, Cướp tài sản và Tàng trữ và sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.
Theo danviet.vn
Cần làm gì khi Tuấn 'Khỉ' nhờ đưa ra đầu thú?
Luật sư đánh giá hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải báo công an sau khi người tự xưng Tuấn 'Khỉ' gọi điện nhờ giúp đầu thú là cần thiết nhưng không nên livestream lên mạng.
Hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải nói Tuấn 'Khỉ' gọi điện muốn đầu thú
Ngày 1/2, hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải cho biết có người tự xưng là Lê Quốc Tuấn, gọi cho anh và nói muốn được giúp đỡ để ra đầu thú với điều kiện được gặp vợ con.
Chiều 1/2, hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải cho biết anh đã báo cáo Công an tỉnh Bình Dương và Bộ Công an sau khi nhận được điện thoại từ một người tự xưng Lê Quốc Tuấn (Tuấn "Khỉ"), nghi can xả súng làm 5 người chết ở huyện Củ Chi, TP.HCM.
Cuộc gọi vào lúc 14h cùng ngày, người tự xưng là Tuấn nói vẫn đang ở xã Trung An, huyện Củ Chi, muốn ra đầu thú với điều kiện cho gặp vợ con trước. Cuộc gọi được ông Hải ghi âm.
Nhà chức trách đang giám định giọng nói cũng như định vị người gọi điện để xác minh có phải Tuấn "Khỉ" hay không.
Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư Hà Nội) đánh giá hiệp sĩ Hải có thông tin từ người tự xưng Lê Quốc Tuấn và đã có trách nhiệm thông báo cho cơ quan điều tra, là việc làm cần thiết, đúng quy định của pháp luật.
Việc báo thông tin như vậy phải đảm bảo tính khách quan, trung thực và rất có ý nghĩa trong việc bắt giữ bị can truy nã.
Cảnh sát vẫn chốt chặn ở Củ Chi, tìm nghi can bắn chết 5 người
Hiện trường tìm kiếm nghi can Lê Quốc Tuấn tại xã Trung An, huyện Củ Chi (TP.HCM), vẫn được duy trì khoảng 100 cảnh sát thường trực.
Theo luật sư, Điều 18 Bộ luật Hình sự quy định công dân có nghĩa vụ tố giác tội phạm và nghiêm cấm hành vi che giấu. Nếu che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Pháp luật cũng quy định mọi người có quyền bắt giữ người phạm tội quả tang, bắt giữ người đang bị truy nã. Với hiệp sĩ đường phố, họ còn được tạo điều kiện hơn trong việc bắt giữ tội phạm.
Bởi vậy, trường hợp có căn cứ cho thấy bị can Lê Quốc Tuấn đã liên hệ với hiệp sĩ đường phố Nguyễn Thanh Hải để nhờ giúp đưa ra đầu thú thì hiệp sĩ này cần trình báo với cơ quan điều tra một cách đầy đủ. Hiệp sĩ có nghĩa vụ bảo mật thông tin và có thể phối hợp với công an trong việc vận động, bắt giữ hoặc tạo điều kiện cho bị can ra đầu thú để hưởng khoan hồng.
Cuộc gọi giữa người tự xưng là Tuấn "Khỉ" với hiệp sĩ Hải đã được ghi âm. Do đó, cơ quan điều tra cần giám định giọng nói của người này.
Tuy nhiên, người thông tin cho cơ quan điều tra nhưng đồng thời phát trực tiếp công khai lên mạng xã hội (livestream) thì thông tin này sẽ không có giá trị hoặc sẽ giảm giá trị bởi kẻ truy nã biết được và có thể trốn tránh.
Luật sư Cường cho rằng hiệp sĩ Hải đã để lộ thông tin Lê Quốc Tuấn muốn đầu thú lên mạng xã hội nên có thể việc truy tìm nghi can sẽ khó khăn hơn. Trừ trường hợp, Tuấn "Khỉ" thực sự muốn đầu thú.
Ngày 1/2, Công an TP.HCM phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an, công an các tỉnh thành phía nam tiếp tục truy lùng Lê Quốc Tuấn.
Trong khi đó, thiếu tướng Nguyễn Hoài Phương, Phó tư lệnh Bộ đội biên phòng, cho biết Bộ đội biên phòng đã triển khai lực lượng từ ngày đầu Tuấn "Khỉ" gây án. Bộ Tư lệnh đã chỉ đạo hướng chính diện có khả năng Tuấn "Khỉ" lẩn trốn là Tây Ninh, Bình Phước, Long An.
Vụ xả súng làm 4 người chết ở Củ Chi diễn ra thế nào?
Lê Quốc Tuấn cùng một người khác đi xe máy đến sới bạc rồi xả súng bắn chết 4 người và làm một người bị thương. Sau đó, nghi can lấy tiền, xe máy bỏ trốn.
Chiều 29/1, Lê Quốc Tuấn cùng Lê Quốc Minh (27 tuổi, ngụ huyện Củ Chi) mang theo súng AK đến điểm đánh bạc ở vườn nhãn thuộc ấp 5, xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi.
Tại đây, Tuấn xả súng vào đám đông khiến 4 tử vong và một người khác bị thương.
Trên đường bỏ chạy, Tuấn tiếp tục dùng súng khống chế, cướp xe máy của một hộ dân. Ngoài ra, cảnh sát nghi ngờ nghi can này nổ súng sát hại một người khác để cướp xe máy.
Theo news.zing.vn
Hiệp sĩ Thanh Hải: Tuấn 'khỉ' nói súng chỉ còn 3 viên đạn Hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải cho biết, anh có hỏi người tự xưng Tuấn "khỉ" là còn súng không, người này trả lời qua điện thoại là "cây súng còn 3 viên đạn". Hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải, Đội trưởng đội hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải Bình Dương xác nhận, từ chiều đến tối 1/2 anh làm việc với cán bộ của Bộ...