Tuấn Hưng tung clip hát về 6.700 cây bị chặt hạ ở Hà Nội
Trước vấn đề nóng tại Hà Nội hiện nay, Tuấn Hưng đã thể hiện 1 đoạn nhạc trên beat của bài “Sẽ không còn nữa” về 6.700 cây xanh sắp bị chặt hạ.
Trong những ngày qua, người dân Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đang rất quan tâm đến việc 6.700 cây xanh sắp bị chặt hạ tại những tuyến đường lớn của Thủ đô như Lê Duẩn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thái Học. Không chỉ là 1 sự thay đổi mạnh mẽ về mỹ quan, các cây xanh lâu đời này còn là kỉ niệm, hình ảnh đã in hằn vào trong tâm trí mỗi người.
Ca sĩ Tuấn Hưng, hòa vào dòng sự kiện nóng bỏng này bằng 1 đoạn clip ngắn hát ca khúc “Sẽ không còn nữa” theo 1 phiên bản mới “Sẽ không còn cây”. Một số đoạn lời hát đáng chú ý của nam ca sĩ: “ Sao tự nhiên cắt cây, tự nhiên phá bay hàng cây vốn xanh đẹp? Rồi hàng nghìn cây xanh ta đã nuôi trồng từ lâu rất lâu, ta chăm và lo”, “Sẽ không còn nữa, sẽ không còn trên đời, sẽ không còn cây để được che nắng trưa hè. Chim đậu đâu? Chắc trên cột đèn thôi. Trên con đường mùa hè ra sao”, “Thế nhưng ta chặt 6.700 cây, ai ai cũng xót xa”…
Tuấn Hưng viết lời ca khúc nhạc chế này trong khoảng 10 phút và dựa trên beat của “Sẽ không còn nữa” bởi anh cảm thấy rất tiếc nuối, bức xúc và buồn vì hàng cây gắn liền với tuổi thơ đang dần bị đốn hạ.
“Sẽ không còn cây”
TheoHG / Trí Thức Trẻ
Dự án tiền tỷ ở Hà Nội và những nhát chém kinh hoàng hạ sát cây xanh
Trải qua gần nghìn năm, những cây di sản không chết vì sự khắc nghiệt của tự nhiên mà lại chết vì những đòn chí tử của chính con người.
Vừa qua, Báo Giáo dục Việt Nam có loạt bài phản ánh về việc 8 cây muỗm có tuổi thọ gần 1.000 năm ở đền Voi Phục (Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) nghi bị bức tử, chết vì đói, khát và nghi bị nhiễm độc thuốc mối.
Đáng nói, cho đến nay, với sự vào cuộc, "mổ xẻ" của nhiều cơ quan chức năng, thông tấn, báo chí, đại biểu quốc hội, cựu quan chức, vẫn chưa thể tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: trách nhiệm thuộc về ai?
Video đang HOT
Đáp lại những nỗ lực bảo tồn các cây di sản là sự im lặng đến khó hiểu của một số cơ quan chức năng có liên quan. Không những thế, giới chức - những người có liên quan trực tiếp khăng khăng khẳng định cây chết do bệnh trọng, tuổi cao, sức yếu không thể cứu chữa trong khi những người tiếp xúc với các "cụ muỗm" hàng ngày lại cho rằng, chúng chết là do thiếu sự chăm sóc, thiếu kinh phí chữa trị.
Chết vì không có tiền hay vì sự vô tâm?
Một gốc muỗm còn sót lại ở đền Voi Phục (Ảnh: Phong Nguyên).
Nói tới chuyện kinh phí chăm sóc và chữa trị cho các "cụ muỗm" nói riêng và các cây di sản khác nói chung, liệu có phải cứ có tiền mới giải quyết được tất cả? Xin thưa rằng đó là quan điểm hoàn toàn sai lầm.
Những cây di sản đó đã tự sinh tự dưỡng mấy trăm năm nay, chống chọi lại với mọi "kẻ thù" sâu bệnh cũng như sự khắc nghiệt của tự nhiên để tồn tại và phát triển. Nhưng chúng lại bị chết dần chết mòn khi có bàn tay con người động vào.
Về việc chăm sóc cây, ông Nguyễn Văn Tùng - Trưởng Ban quản lý di tích đền Voi Phục - Thụy Khuê, người đã có hơn 20 năm gắn bó với những cây muỗm này thừa nhận: "Người ta nói chúng bị chết do thiếu sự chăm sóc là đúng. Những cây trên mắc bệnh từ hàng chục năm nay rồi, nhưng không được phát hiện dù bệnh rất dễ nhận biết: con xén tóc đục thân cây làm mùn rơi ra quanh gốc, thân cây.
Chúng tôi là nông dân cày đường nhựa nên không biết cách chăm sóc loại cây này. Viện Lâm Nghiệp, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam từng xuống đền đặt vấn đề phải cứu chữa cho các cây này. Nhưng khi họ đề xuất như thế chẳng ai quan tâm cả".
Đúng như lời ông Tùng nói, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam - TS Nguyễn Ngọc Sinh từng khẩn thiết đề nghị UBND quận Tây Hồ mời các đơn vị chuyên về mối, nấm có biện pháp chữa trị cho cây, Thậm chí, Chủ tịch Hội còn tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn nếu được yêu cầu.
Trong khi người dân không có kỹ thuật, chưa biết cách chăm sóc, Hội sẵn sàng hỗ trợ về kỹ thuật thì UBND quận Tây Hồ lại phớt lờ những chia sẻ đó. Nếu lãnh đạo UBND quận quyết liệt hơn, quan tâm tới việc kết nối giữa các đơn vị, cá nhân trong việc bảo tồn cây di sản, có lẽ mọi chuyện đã khác.
Nhưng đáp lại lời thỉnh cầu khẩn thiết trên của Chủ tịch Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường về chăm sóc cây là những cái lắc đầu đầy lạnh lùng của UBND quận Tây Hồ. Vậy là tính mạng, sức khỏe của các "cụ muỗm" vừa được công nhận là cây di sản đầu tiên Việt Nam đành phó mặc cho số phận và những người dân không hiểu nhiều về cách chăm sóc muỗm.
Hà Nội chỉ có kinh phí chặt hạ cây? (Ảnh: VNE).
Đến khi cây phát bệnh nặng, UBND quận vẫn khăng khăng không có kinh phí để chữa trị và đá bóng trách nhiệm về phía "Nhà nước" trong khi họ chính là đại diện của Nhà nước tại địa bàn.
Trước những nỗ lực bất thành của các nhà hảo tâm - những người tới công đức tại đền, các cây muỗm lần lượt chết. Cho tới lúc này, UBND quận mà đại diện là Phó Chủ tịch Đinh Trọng Sơn nhanh chóng, ráo riết vào cuộc xin kinh phí để đào các gốc cây đã chết. Phó Chủ tịch Đinh Trọng Sơn cũng không quên soạn thảo hàng loạt văn bản, báo cáo giải trình liên quan tới sự việc trên.
Dù có nói gì đi nữa, tất cả cũng đã trở thành tro bụi. Chẳng lẽ người ta lại đi đổ lỗi cho những con mối, nấm cho sự ra đi của những cây mà có lẽ có nhiều tiền cũng không tìm mua được?
Với kinh phí gần 20 tỷ đồng, đền Voi Phục được tu bổ khang trang hơn. Tuy vậy, trong quá trình xây dựng, nhiều công nhân vô ý đổ cát sỏi, vôi vữa quanh khu vực gốc cây. Họ không ý thức được rằng đây là những cây di sản cần được bảo vệ, chỉ biết chỗ nào gần nơi xây dựng, chỗ đó để trộn vữa, xi măng.
Dư luận một lần nữa hoài nghi: Tại sao người ta có thể háo hức với dự án 17 tỷ đồng tôn tạo, trùng tu lại đền mà không mảy may rung động, đau xót trước những nỗi đau mà các "cụ muỗm" phải chịu từng ngày ròng rã hàng chục năm trời? Phải chăng cứ phải có "cát sê", người ta mới nhiệt huyết?!
Nhiều cây xanh đang sống không bằng chết
Hàng loạt cây xanh bị chặt bỏ để nhường đất cho dự án nghìn tỉ (Ảnh: VNE).
Trong khi các cây cổ thụ lần lượt ra đi vì đói khát, sâu bệnh, không ít cây xanh ở Hà Nội đang rơi vào tình trạng sống không bằng chết. Một số nơi đất đai bị nhiễm độc do dùng hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu làm hệ rễ chết, cây chết dần chết mòn. Số khác, đang tươi xanh mơn mởn bị chặt hạ để phục vụ các dự án.
Vào năm ngoái, để thi công ga nổi và đường sắt trên cao, nhiều cây xanh ở Hà Nội đã bị đốn hạ. Việc đốn hạ cây xanh được thực hiện từ dốc Voi Phục đến khách sạn Daewoo (đường Kim Mã, quận Ba Đình). Theo kế hoạch, hơn 30 cây xà cừ sẽ bị đốn hạ.
Tháng 2 vừa qua, sau khi khảo sát, Sở Xây dựng Hà Nội đề xuất chặt hạ khoảng 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố. Số cây bị chặt hạ do không thuộc loại cây xanh đô thị (dâu da, vông, trứng cá, xà cừ...). Ngoài ra, một số cây bị cong, nghiêng, chết và sâu mục không đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão và gây cản trở giao thông.
Sở Xây dựng cho biết để chặt hạ số cây xanh trên phải huy động 73 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước cho các việc như khảo sát, chặt, trồng cây thay thế, bó vỉa, hoàn trả vìa hè. Sau khi chặt hạ, đơn vị chức năng sẽ bổ sung cây vào những chỗ có điều kiện trồng cây xanh tại các hè phố có mặt cắt ngang hơn 2 m. Các cây sẽ tiếp tục được đánh mã số để làm cơ sở xây dựng phần mềm quản lý hệ thống cây xanh bóng mát.
Đến khi cây có bóng mát thì chết đói, chết khát, chết vì không được chăm sóc, vậy chúng ta cứ mải miết chạy theo các dự án trồng cây xanh mới để làm gì?
Người Hà Nội tiếc đứt ruột hàng nghìn cây cổ thụ bị chặt
Vài ngày gần đây, việc chặt hạ để trồng thay thế mới hàng loạt cây xanh trên đường Nguyễn Chí Thanh khiến nhiều người không khỏi tiếc nuối hàng cây gắn bó lâu năm. Theo khảo sát...
Theo Giáo Dục
Eunhyuk (D&E) chia sẻ về việc bị fan... photoshop ảnh ngã sân khấu Mặc cho Eunhyuk "cầu xin", các fan vẫn cứ chia sẻ ầm ầm ảnh và clip về tai nạn của anh. Trên sân khấu Inkigayo tuần trước, thành viên D&E Eunhyuk đã trải qua một phen không biết giấu mặt vào đâu khi trượt ngã trong lúc đang trình diễn "The Beat Goes On" cùng Donghae. Mới đây, anh chàng đã chia sẻ...