Tuần hành tại Venezuela phản đối Mỹ
Ngày 12/3, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro và hàng trăm người ủng hộ đã tổ chức cuộc tuần hành “chống chủ nghĩa đế quốc” tại trung tâm thủ đô Caracas để phản đối các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với quốc gia Nam Mỹ này.
Tổng thống Nicolas Maduro phát biểu trước những người ủng hộ trong cuộc tuần hành tại Caracas. Ảnh: TTXVN
Trong bài phát biểu trước những người ủng hộ, Tổng thống Maduro khẳng định Venezuela sẽ đập tan mọi âm mưu khủng bố.
Trong một diễn biến liên quan cùng ngày, Tổng thống Bolivia Evo Morales cùng những người ủng hộ cũng đã tuần hành để bày tỏ sự ủng hộ với người dân
Venezuela. Veleria Silva, một nữ đại biểu quốc hội Bolivia tham gia tuần hành, cho biết: “Chúng tôi hiểu rất rõ những gì sẽ xảy ra tiếp sau các lệnh trừng phạt của Mỹ, đó là sự chiếm đóng quân sự trên lãnh thổ, sự chết chóc và điều này có thể lan rộng. Mối đe dọa này sẽ không xảy ra với Venezuela và chúng tôi tin rằng đế quốc này (Mỹ) còn muốn làm những điều tương tự trên khắp khu vực Mỹ Latinh, khu vực vốn được xây dựng hướng tới chủ nghĩa xã hội. Đó là lý do tại sao chúng tôi tham gia cuộc tuần hành này”.
Một người tham gia tuần hành khác, Jose Miranda Luizaga, cho biết không có chính phủ nào trên thế giới lại hành động để làm phương hại chân giá trị của người dân, song đây chính là điều mà Mỹ đang làm tại Venezuela.
Video đang HOT
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Mỹ Latinh, Tổng Thư ký Liên minh các quốc gia Nam Mỹ (UNASUR) Ernesto Samper thông báo hội nghị bất thường cấp nguyên thủ của tổ chức này – dự kiến diễn ra cùng ngày tại thủ đô Montevideo của Uruguay – nhằm bày tỏ sự ủng hộ đối với Chính phủ Venezuela, đã phải tạm hoãn.
Phát biểu tại cuộc họp báo tại thủ đô Quito của Ecuador, ông Samper cho biết hội nghị chỉ tạm hoãn và có khả năng sẽ được tổ chức ở một địa điểm khác, trong bối cảnh căng thẳng giữa Venezuela và Mỹ leo thang. Ngoại trưởng các nước thành viên UNASUR không kịp tới Montevideo để chuẩn bị chương trình nghị sự cho một hội nghị bất thường cấp nguyên thủ.
Dự kiến, tại hội nghị trên, UNASUR sẽ đưa ra phản ứng trước quyết định mà Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa ban hành nhằm trừng phạt 7 quan chức Venezuela cũng như tuyên bố rằng Caracas là một “mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Mỹ”. Ông Samper khẳng định rằng hành động áp đặt đơn phương của Mỹ là “không thể chấp nhận được”.
Theo Báo Tin tức
Những lý do người Nga ủng hộ mạnh mẽ Tổng thống Putin
Dưới đây là những lý do do chính tại sao sự ủng hộ của người dân Nga đối với Tổng thống Putin không hề suy giảm khi nước này đối mặt với áp lực quốc tế.
Tin tức về vụ ám sát nhà chính trị đối lập Nga Boris Nemtsov đã thống trị trên các phương tiện truyền thông trong tuần qua. Tuy nhiên, giống như bất kỳ lãnh đạo đối lập khác ở Nga, ông Nemtsov vẫn là một nhân vật bên lề của các sự kiện diễn ra gần đây. Đại đa số người dân Nga vẫn dành cho vị tổng thống của họ sự ủng hộ rất lớn.
Trong một cuộc thăm dò do Trung tâm Levada thực hiện từ ngày 20-23/2/2015, trong số 1.600 người Nga trong độ tuổi 18-46 được hỏi, 54% trong số họ đồng ý rằng "Nga đang đi đúng hướng", 86% ủng hộ ông Putin là tổng thống của Nga. Khi được yêu cầu kể tên 5 hoặc 6 chính trị gia hoặc quan chức chính phủ mà họ tin tưởng, 59% trả lời là: "Putin".
Ông Putin phát biểu trước những người ủng hộ tại sân vận động Luzhniki ở Moskva năm 2012 (Ảnh: AFP)
Tổng thống Putin được tôn trọng, nếu không muốn nói là được tôn sùng. Nhiều người Nga đặc biệt không hài lòng và giận dữ về vụ sát hại ông Nemtsov bởi vì phương Tây đã đổ lỗi cho vị tổng thống của họ. Theo quan điểm của họ, việc sát hại ông Nemtsov rất có khả năng là một hành động khiêu khích nhằm gây bất ổn ở Nga và "đổ thêm dầu vào lửa" trong cuộc đối đầu giữa Điện Kremlin và phương Tây.
Người dân Nga yêu mến vị tổng thống của họ, tại sao lại như vậy? Dưới đây là những lý do:
Nhà lãnh đạo mạnh mẽ. Nga đã luôn luôn trở nên mạnh mẽ hơn khi khi có các nhà lãnh đạo quyết đoán. Sa hoàng, Peter Đại đế và Josef Stalin là một số ví dụ trong lịch sử. Không còn nghi ngờ về việc ông Putin là nhà lãnh đạo chính trị mạnh mẽ nhất trong nhiều thập kỷ gần đây ở Nga. Ông là một người diễn thuyết thông minh trước công chúng, ông kiểm soát được mọi cuộc đối thoại và là một nhà chiến lược.
Người xây dựng tầng lớp trung lưu của Nga. Có một quan điểm phổ biến cho rằng người dân Nga có 2 tầng lớp hoặc là siêu giàu hoặc là rất nghèo. Bạn không cần phải đi đến Moskva (một chuyến đi ngắn đến các khu du lịch ven biển của Síp hay Thổ Nhĩ Kỳ) để phát hiện ra rằng, hiện nay, nhiều người Nga lái một chiếc xe hơi hiện đại đi du lịch ở nước ngoài, mang những bộ trang phục hàng hiệu Zara và đủ khả năng để mua bất cứ thứ gì thuộc tầng lớp trung lưu.
Theo Cơ quan Thống kê Nhà nước Liên bang Nga, kể từ khi ông Putin lên nắm quyền, GDP bình quân đầu người của nước này đã tăng từ 49.800 ruble năm 2000 lên 461.300 ruble năm 2013. Các công dân Nga đi du lịch ở nước ngoài tăng từ 9,8 triệu lượt năm 2000 lên 38,5 triệu lượt năm 2013.
Ông Putin đã khôi phục sức mạnh của Nga
Cải thiện phúc lợi xã hội ở Nga. Một nhà quản lý bán hàng ở độ tuổi gần 30 đã chia sẻ về những cải cách phúc lợi xã hội của ông Putin như nâng lương hưu, đầu tư vào giáo dục và y tế, cơ sở hạ tầng và các luật bảo hiểm xã hội. Lần đầu tiên trong 20 năm qua, số trẻ em sinh mới tại Nga đã được ghi nhận là cao hơn so với các trường hợp tử vong trong năm 2013. Lương hưu trung bình tăng từ 694 ruble /tháng năm 2000 lên đến 9.918 ruble /tháng trong năm 2012. Tội phạm đã giảm đi, trong đó số các vụ giết người giảm từ 28,2% năm 2000 xuống còn 10,1% năm 2012. Trong lĩnh vực y tế, Nga có 9,3 giường bệnh/1.000 người trong năm 2012, so với 3 giường/1.000 người ở Anh năm 2011.
Nhà lãnh đạo khôi phục sức mạnh Nga. Trong suốt thời gian trên cương vị tổng thống, ông Putin giải quyết được những vấn đề thuộc về giá trị mà người Nga quan tâm nhất: sự toàn vẹn, phạm vi ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế, và khả năng chống chọi trước áp lực của phương Tây. Đây có lẽ là nhân tố cốt lõi khiến cho đa số người dân Nga ủng hộ ông Putin. Ông Putin đã từng bước xây dựng lại ngành công nghiệp quốc phòng của Nga, biến nó trở thành một ưu tiên chiến lược.
Với việc sáp nhập bán đảo Crimea, ông Putin đã bảo vệ được căn cứ quân sự của Nga trên Biển Đen. Người Nga đã khôi phục niềm tự hào quốc gia. "Thế giới đã coi chúng tôi như một quốc gia thuộc thế giới thứ ba trong suốt những năm 1990, nhưng ngày nay chúng tôi là một lực lượng được tính đến", một phụ nữ Nga khoảng 30 tuổi nói.
Người Nga đã tồn tại qua nhiều thời kỳ khó khăn kể từ cuộc xâm lược của Mông Cổ trong thế kỷ 13, đã từng bị phá hủy nền hòa bình, độc lập, văn hóa, các thành phố. Có lẽ xét về mặt lịch sử, người dân Nga có truyền thống chịu đựng cao hơn cả so với các nước phương Tây. Họ không nhất thiết phải tìm kiếm sự thịnh vượng nhưng cần ổn định. Là một quốc gia nằm giữa châu Âu và châu Á, người Nga cũng đã thừa hưởng tính cộng đồng của phương Đông. Trong không khí lạnh nhạt ngày càng tăng giữa Nga và phương Tây, những điều này có thể sẽ giúp hai bên hiểu được những giá trị của nhau.
Theo Công Thuận/N.S/baotintuc.vn
Tổng thống Ukraine Poroshenko trước sức ép chính trị và quân sự Trong chương trình phát thanh của cây viết kiêm người dẫn chương trình John Batchelor, sử gia Mỹ kiêm chuyên gia về Liên Xô và Nga Stephen Cohen cho rằng Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko không phải là nhà lãnh đạo mạnh mẽ có thể thực thi chiến lược của mình... Tổng thống Ukraine P. Poroshenko ... Và trong nhiều vấn đề ông...