Tuần hành phản đối chính sách của Úc đối với người tị nạn
Người dân ở 12 thành phố của Úc đã xuống đường tuần hành yêu cầu giải thoát những người tị nạn khỏi sự giam cầm.
Nhiều người phản đối chính sách đối với người tị nạn của chính phủ Úc – Ảnh: Reuters
Ở thành phố Melbourne (Úc), khoảng 15.000 người đã xuống đường tuần hành hôm 29.3 để yêu cầu chính phủ Úc đóng cửa các trung tâm tị nạn ở đảo Nauru và Manus. Các cuộc tuần hành cũng đã diễn ra ở 11 thành phố khác của Úc cùng 19 thành phố ở nước ngoài với yêu cầu giải thoát cho những người tị nạn khỏi sự giam cầm, theo Russia Today.
Các yêu cầu này đưa ra theo sau những chỉ trích gay gắt đối với chính phủ Úc về tình trạng lạm dụng quyền con người, bao gồm giam giữ bắt buộc đối với những người xin tị nạn và không cung cấp điều kiện chăm sóc cơ bản đối với hàng ngàn người đang bị nhốt tại các trung tâm tị nạn ở Nauru.
Video đang HOT
Hai báo cáo gần đây của Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cho thấy những trường hợp lạm dụng tình dục, cưỡng hiếp và hăm dọa ở các trung tâm tị nạn tại Nauru. Liên Hiệp Quốc cũng chỉ ra rằng chính sách của chính phủ Úc đối với người xin tị nạn đã vi phạm luật chống tra tấn quốc tế, theo Sydney Morning Herald.
Chính sách của chính phủ Úc đối với người xin tị nạn đã vấp phải những chỉ trích gay gắt. Ông Mohammad Ali Baqiri, một người từ Afghanistan từng tới Úc xin tị nạn từ bé, chia sẻ rằng chính phủ Úc đã hành động không có chút lòng thương nào đối với những người đang phải trốn chạy khỏi những tình trạng kinh khủng.
Theo Russia Today, Thủ tướng Úc Tony Abbott đã phủ nhận trách nhiệm của chính phủ đối với sự lạm dụng quyền con người và tra tấn mà các báo cáo và những người phản đối chính sách của Úc đưa ra.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Lo mafia trỗi dậy
Bất chấp các biện pháp mạnh tay của Italia, mafia vẫn đang có nguy cơ trỗi dậy tại đất nước hình chiếc ủng nằm bên bờ Địa Trung Hải.
Lực lượng cảnh sát Italia truy quét các phần tử mafia ở vùng Calabria thuộc miền Nam Italia
Trong một sự kiện thường niên mang ý nghĩa quốc gia, hơn 200.000 người đã xuống đường tại thành phố Bologna nằm ở miền Bắc Italia ngày 21-3 để tuần hành chống mafia và tưởng nhớ các nạn nhân đã thiệt mạng vì các băng nhóm tội phạm có tổ chức khét tiếng này. Những người tuần hành đến từ khắp đất nước Italia với nhiều thành phần xã hội, từ trí thức, sinh viên, các giáo sĩ cho đến chính trị gia đã hô vang các khẩu hiệu chống mafia và kêu gọi người dân nước này cùng đoàn kết và dũng cảm trong cuộc chiến chống lại các tổ chức tội phạm, đồng thời bày tỏ sự thương cảm với gia đình các nạn nhân của mafia trong nhiều thập kỷ qua.
Tham gia cuộc tuần hành, Chủ tịch Thượng viện Italia Pietro Grasso, từng là công tố viên chống mafia khẳng định, Italia luôn rất kiên quyết trong cuộc chiến chống lại các tổ chức tội phạm như mafia, coi đó là một trong những mục tiêu hàng đầu của Chính phủ. Tuy nhiên, ông Grassso cho biết các đạo luật chống mafia hiện nay vẫn chưa đủ mạnh để tạo ra hiệu quả trong cuộc chiến khốc liệt và kéo dài nhiều năm này.
Bộ trưởng Lao động Italia Giuliano Poletti cho rằng Chính phủ Italia cần tiếp tục cuộc chiến chống lại tham nhũng, đề ra các giải pháp hiệu quả hơn trong việc thu giữ các tài sản của mafia và chuyển những tài sản đó cho xã hội quản lý. Đoàn tuần hành cũng yêu cầu chính quyền phải có những biện pháp mạnh tay hơn nữa trong cuộc chiến chống lại mafia cũng như đề ra các giải pháp hiệu quả để chống tham nhũng.
Cuộc tuần hành chống mafia tại Bologna với sự tham gia của nhiều quan chức cấp cao trong chính giới và chính quyền Italia đã cho thấy mối lo ngại sâu sắc về sự trỗi dậy loại tội phạm từng gieo rắc nỗi kinh hoàng cho quốc gia này. Theo các cơ quan chống mafia của Italia, bất chấp cuộc chiến không khoan nhượng của Nhà nước Italia, 4 hệ thống mafia lớn nhất của nước này gồm: Cosa Nostra, Camorra, "Ndrangheta và Santa Corona đang có những dấu hiệu "ngóc đầu dậy" và ngày càng tham gia nhiều hơn vào các hoạt động kinh doanh hợp pháp để rửa tiền.
Theo Ủy ban chống mafia của Quốc hội Italia, ước tính mỗi năm, các tổ chức mafia tại Italia thu về khoảng 140 tỷ euro từ hoạt động rửa tiền, tương đương 10% GDP nước này. Cơ quan điều tra mafia quốc gia Italia (DIA) từng khẳng định rằng một trong những điều nguy hại nhất mà mafia đang làm với nền kinh tế đất nước trong thời kỳ khủng hoảng là tăng cường thâm nhập vào các công ty đang gặp khó khăn, cấu kết với các quan chức tha hóa để thực hiện các mô hình "tham nhũng", vốn đã tồn tại có hệ thống, cản trở sự phát triển của đất nước.
DIA tỏ ra lo ngại cho biết, 4 hệ thống mafia lớn nhất nước là Cosa Nostra ở Sicily, &'Ndrangheta ở vùng Calabria, Camorra ở vùng Campania và Santa Corona Unita tại Puglia không chỉ trỗi dậy ở khu vực truyền thống miền Nam mà còn lan ra các vùng giàu có hơn như Lombardia, Piemonte hay Liguria miền Bắc thông qua thâu tóm các công ty đang khủng hoảng và thâm nhập vào các chính quyền địa phương. Đặc biệt, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề vùng miền của Italia Maria Carmela Lanzetta từng rất lo ngại cho biết, các hệ thống mafia ngày càng trỗi dậy, đe dọa các cơ quan bảo vệ luật pháp, chứng tỏ tình hình ngày càng nghiêm trọng, mafia hoạt động ngày liều lĩnh.
Theo_An ninh thủ đô
Hàng ngàn người viếng ông Nemtsov "Nếu quan điểm chính trị bị trừng phạt bằng cách này, đất nước này sẽ không có tương lai", The Guardian ngày 1.3 dẫn lời chính trị gia Sergei Mitrokhin sau khi ông đặt hoa tại hiện trường vụ lãnh đạo đảng đối lập Boris Nemtsov bị sát hại. Người tuần hành tưởng niệm ông Nemtsov ở Moscow - Ảnh: Reuters Hàng ngàn...