Tuần duyên Mỹ huy hoàng trên báo… Trung Quốc
Dù luôn tích cực khẳng định sức mạnh tuần duyên đã có nhiều cải thiện, có thể kiểm soát được vùng biển chủ quyền của mình, nhưng báo chí TQ…
Báo chí TQ vẫn phải buộc ngả mũ trước sức mạnh thực sự của lực lượng tuần duyên của Mỹ sau khi đăng tải hình ảnh những vũ khí đồng bộ của lực lượng này, đồng thời khẳng định đây chính là mô hình mà TQ cần phải học hỏi.
Tuần duyên Hoa Kỳ là một quân chủng của Quân đội Hoa Kỳ và là một trong 7 lực lượng đồng phục liên bang của Hoa Kỳ. Tuần duyên Hoa Kỳ là một lực lượng quân sự hoạt động vùng biển, đa nhiệm vụ và độc nhất trong số các quân chủng của Hoa Kỳ vì nó có sứ mệnh thi hành luật pháp ở vùng biển và đảm trách cả sứ mệnh của một cơ quan trông coi việc giám sát và qui định luật lệ liên bang.
Tính đến tháng 8 năm 2009, lực lượng tuần duyên Mỹ có khoảng 42.000 quân nhân hiện dịch, 7.500 quân nhân trừ bị, 29.000 nhân sự hỗ trợ, và 7.700 nhân viên dân sự toàn thời gian. Vai trò thường trực của Tuần duyên Hoa Kỳ là trông coi biển, an ninh biển, và an toàn biển.
Theo tờ CNJ của TQ thì lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ hiện được biên chế một lượng khí tài hết sức đồng bộ gồm các loại tàu tuần tra, tàu tuần duyên hạng nặng, hạng trung, cùng với tàu phá băng, tàu bảo trì phao nổi biển…
Video đang HOT
Tuần duyên Hoa Kỳ có khoảng 1.400 tàu nhỏ có độ dài ngắn hơn 20 m, thường được dùng gần bờ và trên các thủy lộ nội địa.
Một tàu tuần tra của Tuần duyên Hoa Kỳ đang đạp sóng tuần tra bảo đảm an toàn đường thủy.
Tuần duyên Hoa Kỳ có khoảng 210 phi cơ. Phi cơ cánh cố định hoạt động tại các Trạm Không lực cho các sứ mệnh kéo dài. Trực thăng hoạt động từ các trạm không lực và từ trên các tàu tuần duyên, có thể cứu cấp người hay chặn bắt các tàu buôn lậu.
Kể từ khi có vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, Tuần duyên đã phát triển thêm vai trò nổi bật của mình trong nhiệm vụ an ninh quốc gia và hiện nay có các trực thăng vũ trang hoạt động trong các vùng nước có cấp độ rủi ro cao vì mục đích thi hành luật pháp biển và chống khủng bố.
Ngoài ra tờ chinamil của TQ cũng khẳng định lực lượng tuần duyên là một trong số những lực lượng được trang bị các hệ thống kiểm soát không phận và hải phận điện tử hiện đại, theo đó các loại máy bay và thuyền không người lái được triển khai với số lượng không hạn chế.
Với lực lượng tuần duyên hiện có, Mỹ đã thiết lập được vành đai an toàn đủ mạnh trên vùng ven biển của mình, hiện mô hình này đang thu hút sự chú ý đặc biệt từ Bắc Kinh khi muốn nâng tầm lực lượng cảnh sát biển của nước này.
Tờ CNJ của TQ tiết lộ thông tin, Bắc Kinh đang chỉ đạo lực lượng cảnh sát biển của nước này phải nghiên cứu mô hình biên chế cũng như những khí tài trang bị hiện có của tuần duyên Mỹ để có những sự học hỏi cần thiết.
Hình ảnh tàu phá băng kiêm công tác bảo trì của lực lượng tuần duyên Mỹ đang được quân đội TQ hết sức quan tâm, đã từng có lời đề nghị từ phía Bắc Kinh đưa ra để sở hữu loại tàu phá băng lớp Bay (WTGB) của Mỹ.
Hình ảnh lực lượng tuần duyên Mỹ tiến hành hộ tống tầu sân bay dời vùng biển chủ quyền của Mỹ lên đường làm nhiệm vụ quốc tế. Đối với lực lượng thủy quân lục chiến của Mỹ, lực lượng tuần duyên luôn đóng vai trò rất to lớn trong công tác đảm nhiệm nhiệm vụ hỗ trợ chiến đấu, chiến công hiển hách nhất của lực lượng tuần duyên Mỹ được ghi nhận trong trận chiến đảo Guam của Mỹ với Nhật vào năm 1944.
Theo Báo Đất Việt
Lyubov Orlova- con tàu du lịch ma đã hoàn toàn biến mất
Một con tàu du lịch bị bỏ rơi, có thể đã bị chìm sâu dưới đáy biển sau hàng tháng lênh đênh trên Bắc Đại Tây Dương...
Con tàu Lyubov Orlova dài 100m của Nga, được hạ thủy năm 1976 và thường được thuê trong nhiều cuộc du hành đến các vùng cực.
Cuộc đời của con tàu này có quá nhiều thăng trầm. Vào năm 2006, một con tàu phá băng của Tây Ban Nha đã phải kéo nó đến vùng an toàn khi nó bị mắc cạn ở Antarctica (nam Cực). Và vào năm 2010, tàu Lyubov Orlova bị giữ lại ở Newfoundland (Canada) do một số tranh chấp tài chính giữa chủ tàu người Nga của nó và công ty cho thuê.
Đội thủy thủ lúc đó không được trả lương, thiếu nguồn lương thực, buộc phải dựa vào đồ quyên góp của người dân Canada để sống qua vài tháng trước khi trở về Nga.
Con tàu bạc phận Lyubov Orlova bị bỏ rơi tại Newfoundland do tranh chấp tài chính
Sau khi bị bỏ rơi ở Newfoundland, con tàu này được bán cho một đơn vị thuộc cộng hòa Dominican. Tháng 1/2013, trong khi nó đang được kéo đến Caribbean, dây kéo bị đứt ngay giữa vùng biển động mạnh, và đội thủy thủ không thể nối lại dây kéo, do đó con tàu đã bị thả trôi lênh đênh trên Đại Tây Dương về phía đông.
Không có thủy thủ nào trên tàu, không đèn báo hiệu, không hệ thống định vị toàn cầu GPS, số phận con tàu Lyubov Orlova dường như đã được xác định. Thế nhưng, tháng 2/2013, nó được phát hiện bởi một tàu chở dầu công nghiệp của Canada có tên Atlantic Hawk và tàu chở dầu này đã nối lại được dây kéo. Tuy nhiên, tàu dầu Atlantic Hawk buộc phải thả con tàu Lyubov Orlova ra theo lệnh của bộ giao thông vận tải Canada, bởi nó lúc đó nằm trên vùng nước quốc tế và không thuộc phạm vi quyền hạn của Canada.
Sau đó, con tàu bị bỏ rơi này lại được cơ quan tình báo về địa lý - không gian (thuộc bộ quốc phòng Mỹ) phát hiện đang trôi khoảng 2.400km về phía Tây của bờ biển Ailen.
Một tổ chức môi trường của Pháp Robin du Bois cho rằng con tàu bạc mệnh Lyubov Orlova là mối hiểm họa về an toàn và sức khỏe, bởi một khi bị đâm đụng hay chìm nó sẽ thải ra lượng lớn nguyên liệu, các chất độc hại, thủy ngân và nhiều rác thải không phân hủy.
Vào tháng 3 vừa qua, ban phòng vệ duyên hải của Ailen đã nhận được một tính hiệu từ phao vô tuyến báo hiệu vị trí cấp cứu của tàu Lyubov Orlova (EPIRB). Tính hiệu từ phao EPIRB chỉ nhận được khi tàu tiếp xúc với nước. Điều đó cũng có nghĩa là con tàu này cuối cùng đã bị chìm, chấm dứt cuộc đời lênh đênh của mình.
Theo ANTD
Mầm mống của đụng độ Trong vài thập kỷ tới, các vùng đất bao quanh Cực Bắc có thể sẽ xuất hiện cây xanh do hiện tượng ấm lên toàn cầu. Diện mạo của Bắc Cực sẽ thay đổi và đi liền với nó là hàng loạt vấn đề nảy sinh. Tàu ngầm của Mỹ nổi lên trên mặt băng ở Bắc Cực Kết quả nghiên cứu từ...