Tuần dương hạm Moskva “át vía” dàn chiến hạm Mỹ
Ngày 5-9, trang tin Russia.rt dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, họ đã thay đổi lịch trình của biên đội tàu 3 chiếc, bao gồm tuần dương hạm Moskva, tàu khu trục lớp Udaloy – Vice Almirante Kulakov và tàu dầu Ivan Bubnov. Thay vì ghé vào cảng Cabo Verde của Venezuela, tuần dương hạm Moskva đang chạy về hướng eo biển Gibralta.
Tuần dương hạm tên lửa Moskva – tàu chỉ huy Hạm đội biển Đen, rời Sevastopol vào ngày 2/7/2013, thực hiện sứ mệnh dẫn đầu biên đội bao gồm tàu khu trục lớp Udaloy – Vice Almirante Kulakov, thuộc Hạm đội phương Bắc và tàu chở dầu Ivan Bubnov, thuộc hạm đội Baltic đến thăm một số nước châu Mỹ. Ngày 03/ 8, tàu đã thăm cảng La Habana, Cuba, ngày 13/8, thăm cảng Corinto, Nicaragua sau khi chạy từ Cuba qua kênh Panama.
Khoảng vài ngày nữa, tuần dương hạm Moskva sẽ tiến vào Địa Trung Hải và đảm nhiệm chỉ huy tác chiến lực lượng Hải quân Nga tại khu vực, thay cho vai trò của tàu chống ngầm Đô đốc Panteleyev của Hạm đội Thái Bình Dương. Trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh phương Tây đang ráo riết chuẩn bị kế hoạch tấn công Syria, soái hạm của hạm đội biển Đen xuất hiện ở gần hải phận Syria phần nào cho thấy quan điểm của Moscow trong vấn đề này.
Tuần dương hạm Moskva thuộc lớp Atlat () tên mã NATO là Slava, thuộc đề án 1164. Lớp tàu này được đóng 4 chiếc, hiện 1 chiếc đã nghỉ hưu. Hiện có 3 tuần dương hạm Project 1164 lớp Slava trong biên chế Hải quân Nga: Tuần dương hạm Moskva hiện tại là soái hạm của Hạm đội biển Đen; tuần dương hạm Varyag là soái hạm của Hạm đội Thái Bình Dương, tuần dương hạm còn lại mang tên Marshal Ustinov hoạt động trong Hạm đội biển Bắc.
Tuần dương hạm Moskva
Là tàu đầu tiên thuộc lớp Slava, Moskva được đóng từ năm 1976 tại nhà máy đóng tàu Kommunara ở Nikolayev. Được hạ thủy năm 1979 và chính thức được gia nhập biên chế hải quân ngày 30/1/1983, Slava nhanh chóng trở thành ngôi sao của hải quân Liên Xô. Sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, Nga thành “người thừa kế” các siêu tuần dương hạm khủng này.
Do những biến cố chính trị, Slava trở lại nhà máy đóng tàu Nikolayev vào tháng 12/1990. Phải tới 10 năm sau, Slava mới trở lại biên chế Hải quân Nga với tên gọi Moskva. Ngay sau khi trở lại, Moskva thay thế tàu Đô đốc Golovko thuộc lớp Kynda, trở thành soái hạm của Hạm đội biển Đen.
Tuần dương hạm mang số hiệu 121 này có lượng giãn nước tiêu chuẩn 9.800 tấn, đầy tải 11.490 tấn; chiều dài 186,4m, rộng 20,8m, cao 8,4m; biên chế 485 người, trong đó có 38 sĩ quan. Moskva sử dụng 4 động cơ turbin khí, 2 trục đẩy, công suất 130.000Hp (95.600 KWT), đảm bảo cho tàu đạt vận tốc tối đa 32 hải lý/h, phạm vi hành trình 7.500 hải lý (tương đương 13.200km), với tốc độ 18 hải lý/h. Tàu có khả năng mang theo 1 trực thăng săn ngầm Ka-25/27/28.
Hệ thống ống phóng tên lửa chống hạm P-500 Bazalt
Moskva có thể phối hợp với các tuần dương hạm động cơ hạt nhân lớp Kirov, để đảm nhận nhiệm vụ cảnh giới, hộ tống hạm đội, hoặc phối hợp với các biên đội tàu mặt nước khác, tấn công các hàng không mẫu hạm và tàu đổ bộ cỡ lớn, phá hoại các tuyến giao thông trên biển và chi viện hỏa lực đối bờ. Khi được trang bị các đầu đạn hạt nhân, sức tấn công của Moskva sẽ được nâng cao rất mạnh, là một phương tiện răn đe hạt nhân cấp chiến thuật cực kỳ hữu hiệu.
Về vũ khí, Moskva được trang bị 16 quả tên lửa chống hạm siêu âm tầm xa P-500 Bazalt (NATO gọi là SS-N-12 “Sandbox”). Hệ thống phóng của nó được bố trí ở phần đầu tàu, bên trái 4 cụm, bên phải 4 cụm (mỗi cụm 2 ống phóng). Hiện nay P-500 và phiên bản nâng cấp của nó là P-1000 với tầm bắn 700km được coi là một trong những vũ khí tàu sân bay hiệu quả nhất thế giới hiện nay.
Video đang HOT
P-500 có vận tốc 1,7Mach, tầm bắn 550km, chiều dài 0,9m, đường kính 0,9m, có thể lắp đặt đầu đạn hạt nhân lượng nổ 350 kiloton, hoặc đầu đạn thường nặng 1000kg. Trong suốt quá trình bay đến mục tiêu, tên lửa P-500 được dẫn đường kết hợp quán tính và radar chủ động; các tham số về mục tiêu được hiệu chỉnh tự động thông qua hệ thống điều khiển được liên kết dữ liệu với máy bay Tu-95D hoặc trực thăng Ka-27B.
Lắp đặt tên lửa tên lửa chống hạm P-500 Bazalt
Về vũ khí phòng không, tàu được trang bị chủ yếu là 64 quả tên lửa hạm đối không tầm xa S-300F (SA-N-6 Grumble), là phiên bản trên hạm của tên lửa phòng không mặt đất S-300PMU. Loại tên lửa có tầm bắn 150km với máy bay và 30km với tên lửa đạn đạo, độ cao tác chiến 27km, bộ chiến đấu nặng 90kg, được phóng bằng hệ thống phóng thẳng đứng, 8 ống phóng được bố trí ở phía sau tàu, trái, phải mỗi bên 4 ống.
Ngoài ra, Moskva còn được trang bị 2 cụm 2 ống loại tên lửa phòng không tầm gần 9K33M “Osa-M” (NATO gọi là SA-N-4 “Gecko”) với cơ số 40 quả tên lửa. Loại tên lửa này có chiều dài 3,2m, đường kính 0,21m, tầm bắn 15km, độ cao tác chiến 12km, vận tốc phóng lên tới 2,5Mach.
Moskva lắp đặt 6 bệ phóng loại 6 nòng pháo bắn nhanh AK-650 cỡ nòng 30mm dùng để phòng thủ giai đoạn cuối, có tầm bắn 5 km, tốc độ bắn 3000 phát/phút và 1 pháo hạm 2 nòng AK-130 loại 130mm, tầm bắn 29km với tên lửa hành trình, 17km với máy bay, tốc độ bắn 40 phát/phút. Đây là những vũ khí rất quan trọng giúp nó chống trả những cuộc tấn công của máy bay tầm thấp và tên lửa hành trình.
Cận cảnh hệ thống S-300FM
Về vũ khí chống ngầm, Moskva được trang bị 2 cụm, mỗi cụm 5 ống phóng ngư lôi 533mm và 2 cụm, mỗi cụm 6 ống phóng tên lửa săn ngầm nước sâu RBU6000 có tầm bắn 6km (48 quả). Ngoài ra, Moskva còn được trang bị 8 cụm 10 ống phóng tên lửa nhử mồi PK-10 và 2 cụm 2 ống phóng tên lửa nhử mồi PK-2.
Về radar tìm kiếm, tàu được trang bị radar tìm kiếm 3D đối không Voskhod MR-800 (Top Pair) làm việc ở dải tần C/D-band, cự ly sục sạo trên không, đối với các mục tiêu bay lớn (máy bay ném bom) là 366km, đối với các mục tiêu bay có tiết diện phản xạ radar dưới 2m2 (dạng tàng hình) là 183km; radar 3D đối hải/đối không Top Steer hoặc Top Plate, làm việc ở dải tần D/F-band; 3 thiết bị dẫn đường Palm Frond, làm việc ở dải tần I-band.
Tàu còn được trang bị một số loại radar điều khiển tên lửa như: radar Front Door điều khiển tên lửa P-500 Bazalt, làm việc ở dải tần F-band; radar Top Dome điều khiển tên lửa hạm đối không tầm xa S-300F, làm việc ở dải tần J-band; 2 radar Pop Group điều khiển tên lửa phòng không tầm gần 9K33M “Osa-M”, làm việc ở dải tần F/H/I-band.
Hệ thống pháo hạm AK-130
Các loại radar điều khiển pháo hạm là: radar Bass Tilt điều khiển pháo bắn nhanh AK-650 cỡ nòng 30mm, làm việc ở dải tần H/I-band; radar Kite Screech điều khiển pháo hạm 2 nòng 130mm, làm việc ở dải tần H/I/K-band.
Tàu còn được lắp đặt 2 thiết bị nhận biết địch – ta Salt Pot A và Salt Pot B; 2 thiết bị nhận biết địch – ta Long Head; sonar tìm kiếm chủ động làm việc dải sóng trung tần (MF) thấp tần (LF) Bull Horn và Steer Hide.
Ngoài ra, nó còn một số thiết bị chỉ huy điện tử – quang học như: 2 thiết bị Tee Plinth hoặc 3 thiết bị Tilt Pot; hệ thống tiếp nhận thông tin vệ tinh/nhập số liệu mục tiêu Punch Bowl; 2 hệ thống truyền số liệu Bell Crown và Bell Push; 8 thiết bị gây nhiễu/đối kháng điện tử Side Globe; 4 thiết bị trinh sát điện tử/âm thanh Rum Tub.
Với kho vũ khí chống hạm và phòng không cực kỳ uy lực, đồng thời khả năng chống ngầm và đánh chặn tên lửa rất mạnh, tuần dương hạm Moscow có khả năng đảm nhận hầu như toàn bộ các nhiệm vụ tác chiến, trong đó các tàu sân bay là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của P-500 Bazalt, còn S-300F sẽ hạ sát các máy bay chiến đấu trước khi chúng bay đến tầm phóng của tên lửa không đối hạm. Vì vậy, tuần dương hạm Nga hiện là sát thủ săn tàu sân bay hiệu quả nhất thế giới.
Theo ANTD
Trung Quốc choáng ngợp trước siêu tuần dương hạm Varyag của Nga
Để tham gia 2 cuộc diễn tập với hải quân Trung Quốc, hải quân Nga đã điều động 6 chiến hạm thuộc hạm đội Thái Bình Dương. Tàu chỉ huy lực lượng hải quân Nga tham gia diễn tập là tuần dương hạm Varyag. Kỳ hạm của Hạm đội Thái Bình Dương mang số hiệu 011 là tâm điểm chú ý của 2 cuộc diễn tập lần này.
Ngày 07/07, trong khuôn khổ hoạt động của 2 cuộc diễn tập quân sự liên hợp Nga - Trung Quốc, siêu tuần dương hạm Varyag đã mở cửa cho khách đến tham quan. Các phóng viên của một số tờ báo lớn Trung Quốc đã lên tàu, tận mắt chiêm ngưỡng sự kỳ vĩ của con tàu và choáng ngợp trước dàn vũ khí cực kỳ uy lực của nó.
Tuần dương hạm Varyag thuộc lớp Atlat () tên mã NATO là Slava, thuộc đề án 1164. Lớp tàu này được đóng 4 chiếc, hiện 1 chiếc đã nghỉ hưu. Tàu hạ thủy tháng 7/1983, chính thức biên chế trong lực lượng hải quân Liên Xô vào ngày 16/10/1989. Sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, Nga thành "người thừa kế" siêu tuần dương hạm khủng này.
Tuần dương hạm mang số hiệu 011 này có lượng giãn nước tiêu chuẩn 9800 tấn, đầy tải 11.490 tấn; chiều dài 186,4m, rộng 20,8m, cao 8,4m; biên chế 485 người, trong đó có 38 sĩ quan. Varyag sử dụng 4 động cơ turbin khí, 2 trục đẩy, công suất 130.000Hp (95600 KWT), đảm bảo cho tàu đạt vận tốc tối đa 32 hải lý/h, phạm vi hành trình 7500 hải lý (tương đương 13.200km), với tốc độ 18 hải lý/h. Tàu có khả năng mang theo 1 trực thăng săn ngầm Ka-25/27/28.
Tuần dương hạm siêu hạng Varyag của hải quân Nga
Varyag có thể phối hợp với các tuần dương hạm động cơ hạt nhân để đảm nhận nhiệm vụ cảnh giới, hộ tống hạm đội, hoặc phối hợp với các biên đội tàu mặt nước khác, tấn công các hàng không mẫu hạm và tàu đổ bộ cỡ lớn, phá hoại các tuyến giao thông trên biển và chi viện hỏa lực đối bờ. Khi được trang bị các đầu đạn hạt nhân, sức tấn công của Varyag sẽ được nâng cao rất mạnh, là một phương tiện răn đe hạt nhân cấp chiến thuật cực kỳ hữu hiệu.
Về vũ khí, Varyag được trang bị 16 quả tên lửa chống hạm siêu âm tầm xa P-500 Bazalt (NATO gọi là SS-N-12 "Sandbox"). Hệ thống phóng của nó được bố trí ở phần đầu tàu, bên trái 4 cụm, bên phải 4 cụm (mỗi cụm 2 ống phóng). P-500 có vận tốc 1,7Mach, tầm bắn 550km, chiều dài 0,9m, đường kính 0,9m, có thể lắp đặt đầu đạn hạt nhân lượng nổ 350 kiloton, hoặc đầu đạn thường nặng 1000kg.
Về vũ khí phòng không, tàu được trang bị chủ yếu là 64 quả tên lửa hạm đối không tầm xa S-300F (SA-N-6 Grumble), là phiên bản trên hạm của tên lửa phòng không mặt đất S-300PMU. Loại tên lửa có tầm bắn 100km, độ cao tác chiến 27km, bộ chiến đấu nặng 90kg, được phóng bằng hệ thống phóng thẳng đứng, 8 ống phóng được bố trí ở phía sau tàu, trái, phải mỗi bên 4 ống.
Ngoài ra, Varyag còn được trang bị 2 cụm 2 ống loại tên lửa phòng không tầm gần 9K33M "Osa-M" (NATO gọi là SA-N-4 "Gecko") với cơ số 40 quả tên lửa. Loại tên lửa này có chiều dài 3,2m, đường kính 0,21m, tầm bắn 15km, vận tốc phóng lên tới 2,5Mach.
Varyag lắp đặt 6 bệ phóng loại 6 nòng pháo bắn nhanh AK-650 cỡ nòng 30mm dùng để phòng thủ giai đoạn cuối, có tầm bắn 2km, tốc độ bắn 3000 phát/phút và 1 pháo hạm 2 nòng 130mm, tầm bắn 29km. Ngoài ra, Varyag còn được trang bị 8 cụm 10 ống phóng tên lửa nhử mồi PK-10 và 2 cụm 2 ống phóng tên lửa nhử mồi PK-2.
Về vũ khí chống ngầm, Varyag được trang bị 2 cụm, mỗi cụm 5 ống phóng ngư lôi 533mm và 2 cụm, mỗi cụm 6 ống phóng tên lửa săn ngầm nước sâu RBU6000 có tầm bắn 6km (48 quả). Ngoài ra, tàu còn được trang bị 8 cụm, mỗi cụm 10 ống phóng tên lửa nhử mồi PK-10 và 2 cụm 2 ống phóng tên lửa nhử mồi PK-2.
Về radar tìm kiếm, tàu được trang bị radar tìm kiếm 3D đối không Voskhod MR-800 (Top Pair) làm việc ở dải tần C/D-band, cự ly sục sạo trên không, đối với các mục tiêu bay lớn (máy bay ném bom) là 366km, đối với các mục tiêu bay có tiết diện phản xạ radar dưới 2m2 là 183km; radar 3D đối hải/đối không Top Steer hoặc Top Plate, làm việc ở dải tần D/F-band; 3 thiết bị dẫn đường Palm Frond, làm việc ở dải tần I-band.
Tàu còn được trang bị một số loại radar điều khiển tên lửa như: radar Front Door điều khiển tên lửa P-500 Bazalt, làm việc ở dải tần F-band; radar Top Dome điều khiển tên lửa hạm đối không tầm xa S-300F, làm việc ở dải tần J-band; 2 radar Pop Group điều khiển tên lửa phòng không tầm gần 9K33M "Osa-M", làm việc ở dải tần F/H/I-band.
Các loại radar điều khiển pháo hạm là: radar Bass Tilt điều khiển pháo bắn nhanh AK-650 cỡ nòng 30mm, làm việc ở dải tần H/I-band; radar Kite Screech điều khiển pháo hạm 2 nòng 130mm, làm việc ở dải tần H/I/K-band.
Tàu được lắp đặt 2 thiết bị nhận biết địch - ta Salt Pot A và Salt Pot B; 2 thiết bị nhận biết địch - ta Long Head; sonar tìm kiếm chủ động làm việc dải sóng trung tần (MF) thấp tần (LF) Bull Horn và Steer Hide.
Ngoài ra, nó còn một số thiết bị chỉ huy điện tử - quang học như: 2 thiết bị Tee Plinth hoặc 3 thiết bị Tilt Pot; hệ thống tiếp nhận thông tin vệ tinh/nhập số liệu mục tiêu Punch Bowl; 2 hệ thống truyền số liệu Bell Crown và Bell Push; 8 thiết bị gây nhiễu/đối kháng điện tử Side Globe; 4 thiết bị trinh sát điện tử/âm thanh Rum Tub.
Theo ANTD
Sức mạnh đáng gờm của soái hạm đang tiến về phía Syria Tuần dương hạm Moskva là một trong những tàu tên lửa uy lực, có khả năng tấn công đồng thời các mục tiêu trên không, trên mặt nước và chống ngầm. Moskva là tàu tuần dương sở hữu hệ thống tên lửa dẫn đường đầu tiên thuộc lớp Project 1164 Atlant, hay còn được gọi là lớp Slava. Không chỉ sở hữu số...