Tuần dương hạm của Nga bị tàu tên lửa Ukraine ‘truy sát’ ở Biển Đen?
Ukraine vừa thông báo rằng, tàu tên lửa tấn công nhanh Priluki của Hải quân nước này mới đây đã ngăn chặn và khóa mục tiêu tàu tuần dương của Nga, buộc tàu này phải tháo chạy.
Ngày 21/3, truyền thông Ukraine cho biết, Hải quân Ukraine đã đạt được một “thắng lợi lớn” hôm 19/3. Theo báo cáo, tàu tên lửa tấn công nhanh Priluki của Hải quân Ukraine đã tiến hành xua đuổi tàu tuần dương của Nga khi con tàu này cố gắng tiếp cận lãnh hải Ukraine. Tàu Priluki đã chủ động sử dụng hệ thống radar khống chế hỏa lực để khóa mục tiêu tàu Nga, điều này buộc tàu Nga phải bỏ chạy. Phía Ukraine cho biết, với sự xuất hiện của tàu Priluki, Hải quân Ukraine đã tính toán đến trường hợp xảy ra một trận hải chiến, tuy nhiên tàu Nga đã nhanh chóng bị dọa sợ và chạy trốn.
Hình ảnh được cho là cuộc rượt đuổi của tàu Nga và tàu Ukraine trên Biển Đen. Nguồn: Sohu.
Thông báo của Hải quân Ukraine nêu rõ: “Trong quá trình thực hiện một số nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, tàu tên lửa của Hải quân Ukraine đã nhận được lệnh khẩn cấp và ngay lập tức chuyển hướng ngăn chặn hành động khiêu khích của tàu tuần dương Nga”. Hiện Quân đội Nga chưa đưa ra báo cáo nào về vụ việc này, nhưng nhiều chuyên gia và truyền thông Nga đã phân tích vụ việc và đưa ra kết luận rằng, đây là tuyên bố sai sự thật của Hải quân Ukraine.
Avia-Pro dẫn thông tin từ ấn phẩm FAN cho biết: “Theo ghi nhận, không chỉ có đèn chiếu sáng của tàu tuần tra Nga, mà cả ánh sáng trên boong của nó cũng có thể được quan sát. Chính vì vậy cáo buộc của Ukraine cho rằng tàu Nga lén lút xâm nhập là sai sự thật. Trong khi đó, có vẻ tàu của Hải quân Ukraine không thả neo mà lợi dụng bóng tối để tìm cách khiêu khích, hòng vượt qua các tàu chiến Nga để tới giàn khoan dầu. Tuy nhiên, tàu chiến Ukraine đã gặp phải sự kháng cự và buộc phải rút lui”.
Tàu chiến của Hạm đội Biển Đen Nga. Nguồn: Sohu.
Chuyên viên quan sát của Hãng thông tấn Tin tức Liên bang đã phân tích bối cảnh vụ việc và đi đến kết luận rằng con tàu của Ukraine đã tự mình thực hiện các hành động khiêu khích.
“Sự hiện diện của tàu chiến Nga trong vùng biển quốc tế không liên quan đến bất kỳ hành vi xâm phạm nào. Tại sao tàu tuần dương Nga lại chủ động chạy trốn khi đối mặt với tàu tên lửa của Ukraine? Nếu có bất kỳ hành động khiêu khích nào, tàu tuần dương của Nga sẽ cố gắng chiến đấu trên vùng biển quốc tế và Hạm đội Biển Đen của Nga có thể dễ dàng phá hủy tất cả các tàu hiện có của Hải quân Ukraine, bao gồm cả tàu tên lửa lần này”, chuyên gia Nga Ilyushin nói.
Video đang HOT
Tuyên bố sai sự thật của Ukraine nhằm thu hút sự chú ý của “những người yêu nước Ukraine”, và đây cũng là tuyên bố mang tính chất “mị dân” khi cho rằng, một tàu tên lửa của Hải quân Ukraine có thể dễ dàng thách thức tàu tuần dương Nga.
Priluki là tàu tên lửa duy nhất của Hải quân Ukraine nhưng đã mất tên lửa. Nguồn: Sohu.
Trên thực tế, tàu tên lửa Priluki (P153) không phải là một chiếc tàu hiện đại. Priluki (P153) là chiếc tàu duy nhất thuộc lớp tàu tên lửa cánh ngầm Đề án 206MR Vikhr (NATO định danh là lớp Matka) do Liên Xô đóng từ những năm 1970. Chiếc tàu này chỉ có lượng giãn nước toàn tải khoảng 250 tấn, dài chưa tới 40m và được trang bị 2 bệ phóng tên lửa hành trình P-15M Termit có tầm bắn khoảng 80km.
Với tên lửa “cổ lỗ” như P-15M (tốc độ bay thấp, hệ thống dẫn đường lỗi thời dễ bị gây nhiễu, kích thước thì lại quá lớn) thì rõ ràng Priluki (P153) không là đối thủ của các chiến hạm Nga hiện đại. Dẫu vậy, Priluki (P153) là thứ duy nhất của Hải quân Ukraine ít ra có thể tấn công tầm xa lên tới gần trăm km nhắm vào các tàu chiến Nga trong một cuộc xung đột tiềm tàng.
Tuy nhiên, sự thật càng gây “sốc” hơn đó là, dù mang tiếng là tàu tên lửa nhưng tàu P153 Priluki đã không còn đạn Termit để sử dụng trong một thời gian dài, và Hải quân Ukraine đã tiến hành cắt bỏ bệ phóng đưa con tàu trở thành tàu pháo tuần tra. Không có bất kỳ một yếu tố bất ngờ nào cho thấy Priluki có thể là cho tàu tuần dương của Nga phải bỏ chạy ở Biển Đen.
Đức Trí (lược dịch)
Sợ 'chọc giận' Nga, TT Trump hủy cả chiến dịch của hải quân Mỹ trên Biển Đen
Tổng thống Donald Trump được cho đã hạ lệnh cho hải quân Mỹ hủy bỏ chiến dịch tuần tra trên Biển Đen, do lo ngại hành động này có thể chọc giận Nga.
Tờ Politico đưa tin, ông Christopher Anderson, trợ lý của cựu đặc phái viên của Mỹ về vấn đề Ukraine là ông Kurt Volker cho biết, Nhà Trắng từng hạ lệnh hủy bỏ một chiến dịch tuần tra của hải quân Mỹ nhằm đảm bảo tự do hàng hải trên Biển Đen.
Hai tàu khu trục lớp Arleigh Burke của hải quân Mỹ là USS Roosevelt và USS Carney. (Ảnh: US Navy)
Chiến dịch này bị hủy bỏ sau khi Tổng thống Trump phàn nàn với Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ lúc bấy giờ là ông John Bolton về việc một bài báo đăng trên CNN gọi đây là hành động chống lại Nga.
Cũng theo ông Anderson, ông Trump đã gọi ông Bolton đến để phàn nàn về bài báo đăng trên CNN khi cho rằng hoạt động tuần tra của hải quân Mỹ trên Biển Đen nằm trong chiến dịch chống lại Nga. Sau đó, chiến dịch của hải quân Mỹ đã bị hủy bỏ theo yêu cầu của Nhà Trắng.
"Hồi tháng Một, một nỗ lực nhằm đảm bảo hoạt động tự do hàng hải trên Biển Đen đã được đề ra. Kế hoạch này được giao cho hải quân Mỹ. Chính phủ Mỹ cũng đã thông báo cho phía chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ về kế hoạch trên", ông Anderson chia sẻ.
Thông tin được ông Anderson tiết lộ hoàn toàn trùng khớp với một bài báo được đăng vào đầu tháng 12/2018. Theo bài báo, "Mỹ đang chuẩn bị điều động chiến hạm vào Biển Đen giữa lúc quan hệ Nga - Ukraine trở nên căng thẳng".
Ông Anderson cho biết thêm, Nhà Trắng yêu cầu hải quân Mỹ hủy bỏ chiến dịch tuần tra đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đen vì có thông tin nhận định hành động này nhằm chống lại Nga.
Tuy nhiên, sau khi hủy bỏ chiến dịch tuần tra ở Biển Đen vào tháng Một, hải quân Mỹ đã nối lại hoạt động vào tháng Hai khi điều động tàu khu trục lớp Arleigh tới Odessa.
Trong khi đó, Nhà Trắng và Hạm đội số 6 của hải quân Mỹ, lực lượng thực hiện các chiến dịch ở châu Âu, hiện chưa đưa ra bất kỳ lời bình luận nào về thông tin được ông Anderson nhắc tới.
Kể từ khi bán đảo Crimea thuộc Ukraine sáp nhập vào lãnh thổ liên bang Nga hồi năm 2014, Nga đã liên tiếp cho tăng cường sự hiện diện của lực lượng hải quân trên Biển Đen.
Quan hệ Nga - Ukraine bùng phát căng thẳng sau sự việc vào rạng sáng 26/11, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) cho biết các tàu tuần tra biên giới của nước này đã bắt giữ 3 tàu hải quân Ukraine tại Biển Đen gần bán đảo Crimea vào hôm 25/11 và đã sử dụng vũ khí để buộc các tàu này dừng lại.
FSB giải thích rằng, những tàu Ukraine này đã đi vào lãnh hải Nga một cách bất hợp pháp, phớt lờ những cảnh báo và có các hoạt động gây nguy hiểm.
Tuyên bố của FSB có đoạn: "Các tàu của hải quân Ukraine gồm tàu Berdyansk, tàu Nikopol và tàu Yany Kapu đã xâm phạm biên giới Nga, tìm cách thực hiện các hành động trái phép khác bên trong vùng biển của Nga vào khoảng 19h ngày 25/11 theo giờ địa phương. Nhằm chặn các tàu chiến này, vũ khí đã được sử dụng. Kết quả là toàn bộ 3 tàu của hải quân Ukraine cùng 24 thủy thủ đã bị bắt giữ trong lãnh hải Nga ở Biển Đen".
Ngoài ra, theo FSB, có 3 thủy thủ Ukraine đã bị thương trong vụ việc trên và đã được chăm sóc y tế. Tính mạng của những người này không bị đe dọa.
Minh Thu (lược dịch)
Theo infonet
Nga từ chối trả tàu hải quân bị bắt ở eo biển Kerch cho Ukraine Ukraine phải công khai thừa nhận hành động khiêu khích của họ trước thì Nga mới trả lại các tàu hải quân bị nước này bắt giữ gần eo biển Kerch, theo ông Serge Tsekov, thành viên Hội đồng Liên bang Nga cho biết. Ba tàu của hải quân Ukraine bị Nga bắt và đưa về cảng Kerch ngày 25/11. Ảnh: FSB. "Theo...