Tuần 7 ngày, 5 ngày đi ăn tất niên, tốn tiền triệu vẫn không thể từ chối
Chi phí cho các bữa tiệc tất niên cuối năm tốn kém, lại khá mất thời gian nhưng không phải ai cũng có thể từ chối.
Dân văn phòng kín lịch tất niên dịp cuối năm (ảnh minh hoạ)
Cuối năm luôn là thời điểm bận rộn không chỉ bởi deadline công việc cần phải hoàn thành mà còn là những bữa tiệc tùng tất niên dân văn phòng buộc phải tham gia. Chi phí cho các bữa tiệc tất niên cuối năm tốn kém, lại khá mất thời gian nhưng không phải ai cũng có thể từ chối.
Từ giờ đến Tết Nguyên đán chỉ còn hơn nửa tháng nữa nhưng Phương Thảo (27 tuổi) đã kín lịch tụ tập ăn uống. Cô nàng kể sơ qua cũng đã có 6,7 cuộc hẹn như: Ăn tất niên với công ty, phòng ban, nhóm bạn thân, nhóm các hộ gia đình thân thiết, họp lớp cuối năm… Đôi khi, chỉ riêng việc sắp xếp thời gian cho những buổi tiệc tùng cũng khiến Phương Thảo đau đầu.
Chưa kể, cô phải lên kế hoạch chi tiêu rất tỉ mỉ mới có tiền chi cho những bữa tiệc này. Cuối năm là thời điểm phải chi tiêu rất nhiều thứ như sắm Tết, biếu tiền ông bà hai bên, mua sắm quần áo cho con cái, cộng thêm các khoản ăn tất niên lên dăm triệu, Phương Thảo phải cân đối từng khoản một.
“Không đi thì không được, đi thì vừa tốn tiền, vừa tốn thời gian. Tiệc tất niên công ty mình được miễn phí, còn những bữa tiệc khác thì phải đóng góp, mỗi bữa ăn cũng khoảng 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng. Chưa kể còn phải mua sắm váy vóc, giày dép để không bị lạc quẻ so với mọi người. Biết là cầu kỳ, tốn kém nhưng những bữa tiệc này khó lòng mà từ chối được”, Phương Thảo chia sẻ.
Video đang HOT
Tiệc tất niên là điều Khả Ngân (26 tuổi) đặc biệt mong chờ mỗi năm nhưng riêng năm nay, cô lại chẳng mấy mặn mà vì vừa mới lập gia đình.
Khả Ngân phải trù bị kinh tế để mua quà biếu hai bên gia đình nội ngoại, sắm sửa Tết cho gia đình riêng nên khoản chi dành cho tiệc tất niên cũng hạn hẹp hơn. Đã vậy, Khả Ngân còn phải tham gia nhiều bữa tiệc hơn những năm trước vì năm nay cô mới lấy chồng, phải có mặt để “báo hỷ”.
“Mình vừa lấy chồng, chưa có con nhỏ nên chẳng có lý do gì để từ chối. Từ giờ đến Tết, lịch tất niên dày đặc, nào là công ty, nhóm làm việc chung, nhóm bạn bè thân, nhóm bạn khu trọ, nhóm bạn đại học… Thường thì tụi mình sẽ đi ăn, sau đó còn đi tăng 2, tăng 3 như cà phê, hát karaoke… mà đã là tất niên thì ai cũng chọn những địa điểm ăn chơi “xịn xò” hơn một chút. Chỉ riêng các buổi tiệc tất niên đã ngốn của mình 2-3 triệu đồng. Mọi năm còn độc thân thì không sao, năm nay có gia đình rồi, khoản tiền đó cũng nặng gánh. Hơn nữa, đi tụ tập nhiều quá, mình còn phải “giải trình” với chồng, khá là mệt mỏi”, Khả Ngân tâm sự.
Nhiều người đau đầu khi sắp xếp lịch ăn tất niên (ảnh minh hoạ)
Không riêng chị em phụ nữ, “cánh mày râu” cũng đau đầu trước vấn đề này. Với “hội anh em”, tiệc tất niên là những bữa nhậu… tới bến, ảnh hưởng tới cả sức khoẻ và công việc.
Trần Ngọc (32 tuổi) là người có tính cách hướng ngoại nên có nhiều bạn bè, hội nhóm. Cuối năm là thời điểm anh “chạy đua” với các bữa tiệc tất niên, tuần 7 ngày thì có tới 5 ngày đi nhậu. Đã có lúc, anh phải nhận “trái đắng” vì việc này.
Trần Ngọc kể, các hội bạn của anh phần nhiều đã có gia đình, không thể đi “nhậu” tất niên vào buổi tối nên hầu hết các cuộc hẹn chuyển sang buổi trưa. Thời gian nghỉ trưa ở công ty là 1 tiếng, anh thường đi nhậu 2-3 tiếng, thường xuyên về trễ giờ và bị cấp trên nhắc nhở.
“Một nhóm có thể ăn tất niên đến 2, 3 lần, tất niên gần như chỉ là cái cớ để chúng tôi tụ tập. Buổi trưa có tí “men” vào là buổi chiều nằm gục, hầu như không làm được gì, kết quả công việc trì trệ, deadline chậm trễ. Tôi từng bị cấp trên từ nhắc nhở đến de đoạ đuổi việc, nếu liên tục nhậu nhẹt buổi trưa như vậy. 1, 2 năm nay, tôi đã hạn chế nhiều rồi. Cuộc hẹn nào đáng đi thì đi, cái nào không đáng thì phải biết cách từ chối, tất niên vui đến đâu cũng không thể để ảnh hưởng đến công việc được”, Trần Ngọc nói.
Từ những trải nghiệm cá nhân, Trần Ngọc cho rằng, nên cân nhắc về mức độ quan trọng của những bữa tiệc tất niên và sự thân thiết với các thành viên. Đôi khi, nên sắp xếp các cuộc hẹn vào các dịp khác trong năm để tránh quá tải cả về sức khoẻ, công việc lẫn tiền bạc cho dịp cuối năm.
Chị dâu đề nghị góp tiền xây nhà cho tôi về quê sống
Về quê ngoại chơi, thế mà chị dâu lại muốn mẹ con tôi ở lại luôn.
Tính chồng tôi rất khó, mỗi lần tôi nhắc đến chuyện về quê ngoại chơi anh tỏ ra không vui. Anh kêu tốn kém, số tiền về quê nên để tiết kiệm cho con cái học hành. Trong suốt 9 năm lấy chồng, tôi về quê được đúng một lần, đó là lúc bố tôi mất.
Lấy chồng xa nếu gia đình có điều kiện thì còn vui vẻ hạnh phúc. Đằng này kinh tế gia đình không có thì cơ hội về quê ngoại là điều xa xỉ. Nhiều lúc tôi thấy hối hận, tự trách bản thân đã không chịu nghe lời khuyên của người lớn.
Ngày đó, khi biết tôi lấy chồng xa, bố mẹ ngăn cản rất quyết liệt nhưng tuổi trẻ hiếu thắng, càng ngăn càng quyết tâm lấy nhau. Để rồi giờ đây khổ cực đến mấy tôi cũng không dám kêu than với gia đình nửa lời.
Đầu năm vừa rồi, vợ chồng tôi đã chia tay, do không thể đi tiếp được nữa. Không muốn bên ngoại biết chuyện nên tôi đã giữ kín. Từ sau khi vợ chồng bỏ nhau, cuộc sống của tôi thoải mái hơn, tôi biết sống cho bản thân hơn.
Đầu tuần vừa rồi, tôi đã đưa con về quê ngoại chơi lần thứ 2 trong năm, đây là điều chưa bao giờ xảy ra. Vì muốn tạo sự bất ngờ cho gia đình, tôi về quê mà không báo trước.
Tần suất về quê nhiều bất thường của tôi khiến vợ chồng anh trai nghi ngờ. Chị dâu liên tục hỏi thăm về tình hình hạnh phúc của vợ chồng tôi. Biết không thể giấu giếm được nữa, tôi buộc phải thú nhận là đã ly hôn.
Mẹ đã khóc và thương cho số tôi hẩm hiu, còn trẻ tuổi đã bị lỡ dở, sau này biết sống ra sao. Bản thân bà già rồi không thể giúp gì được con cháu. Anh trai động viên mẹ con tôi cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn này
Còn chị dâu nói tôi sống ở đất khách quê người, lúc khó khăn chẳng thể nhờ cậy được ai. Chị bất ngờ khuyên mẹ con tôi nên về quê sống để gia đình được đoàn tụ. Nhà có hai anh em, mỗi người một nơi, những khi có việc chỉ có mỗi anh chị và các cháu, buồn lắm. Chị dâu bảo mẹ nên cắt cho tôi một mảnh đất phía sau nhà. Vợ chồng anh chị và mẹ sẽ góp tiền xây cho tôi một ngôi nhà nhỏ.
Cả nhà đều bất ngờ trước ý tưởng của chị dâu. Tôi thật sự không hiểu nhiều về chị dâu, đến khi xảy ra chuyện, tôi mới biết chị ấy có tấm lòng bao dung và sâu sắc. Mẹ và anh trai tôi rất tán đồng ý kiến của chị dâu, còn tôi không biết có nên chuyển về quê sống không nữa? Về quê thì lại phải bắt đầu xin việc lại từ đầu, và sống gần nhau như thế liệu sau này có xảy ra mâu thuẫn? Mọi người cho tôi lời khuyên với.
Không ngờ khi biết bí mật của tôi, chồng lại vui vẻ đón nhận Mẹ con tôi nợ anh ấy một ân tình mà không biết đời này có trả nổi không nữa? Trước lúc cưới, chồng muốn đi hưởng tuần trăng mật nhưng tôi không đồng ý vì tiếc tiền. Thế nhưng chồng bảo vất vả làm 15 năm, anh muốn thưởng cho bản thân kỳ nghỉ nửa tháng ở một khu du lịch nào đó....