Tựa game “try hard” nhất hệ mặt trời: Tự động xóa file save nếu người chơi chết quá nhiều lần
Hellblade gây sốc vì sau một số lượng load lại màn nhất định, tựa game sẽ… xóa luôn file save của bạn, bắt bạn phải chơi lại từ đầu game.
Như các bạn đã biết, vào ngày hôm qua 08/08, tựa game phiêu lưu hành động độc đáo mang tên Hellblade: Senua’s Sacrifice đã chính thức ra mắt cộng đồng game thủ toàn thế giới. Ngay lập tức, nó đã thu hút được sự chú ý của cộng đồng game thủ trên toàn thế giới nhờ vào sự độc đáo trong lối chơi, đồ họa tuyệt đẹp và trên hết là diễn xuất của dàn diễn viên xuất hiện trong game.
Thế nhưng ngay sau khi ra mắt, Hellblade đã vấp phải khá nhiều ý kiến trái chiều về hệ thống save cũng như gameplay của nó. Nếu đã có cơ hội thưởng thức tựa game này, chắc chắn bạn sẽ nhận ra một vết dầu đen loang trên cánh tay phải của cô nàng Senua. Nếu để tử trận quá nhiều lần, vết đen mô tả “lời nguyền” trong game này sẽ dần lan đến đầu của nhân vật chính, và sau một số lượng load lại màn nhất định, tựa game sẽ… xóa luôn file save của bạn, bắt bạn phải chơi lại từ đầu game.
Đối với một tựa game có thời lượng dao động từ 6 đến 8 tiếng, và lối chơi tương đối giống Dark Souls, thì đây có thể trở thành cơn ác mộng thực sự đối với một số game thủ. Ấy thế mà, vẫn có những game thủ khen ngợi hướng đi mới mẻ của Ninja Theory khi biến một tựa game có vẻ nhàm chán trở nên khó khăn và thử thách gấp bội.
Video đang HOT
Ngay những phút đầu tiên, Hellblade khiến bạn choáng ngợp với diễn xuất và âm thanh trong game. Nhờ có những chuyên gia thần kinh học giúp sức, mà cô nàng Senua, thông qua sự thể hiện của cô nàng diễn viên Melina Juergens trở thành một trong những màn diễn cực kỳ ấn tượng. Để thực sự cảm thấy hiệu ứng về âm thanh, bạn rất nên chơi game bằng tai nghe thay vì loa ngoài. Những câu nói thì thầm bên cạnh tai, những lời chế nhạo, chửi bới hay tranh cãi trong đầu của một kẻ bị tâm thần phân liệt được mô tả theo một cách mà chúng tôi chỉ có thể mô tả bằng hai chữ, tuyệt phẩm.
Theo GameK
Đánh giá sơ bộ Hellblade: Senua's Sacrifice: Đồ họa siêu đẹp, nhân vật diễn sâu, nhưng cách chơi khá chóng chán
Với Hellblade: Senua's Sacrifice, nếu thực sự khó tính và đòi hỏi nhiều, gọi nó là một trò chơi "giả lập đi bộ" cũng là điều không có gì sai cả.
Những tựa game do Ninja Theory tạo ra luôn có một bầu không khí độc đáo chưa từng có một studio nào khác trên trái đất có thể copy lại được. Họ luôn biết cách thổi một luồng sinh khí vô cùng độc đáo vào những tác phẩm của mình. Nhưng dù thế giới có ấn tượng như thế nào đi chăng nữa, họ vẫn chỉ muốn tạo ra những màn hành động đơn giản, dễ chơi để game thủ có thể giành thời gian ngắm nhìn thế giới quá ấn tượng mà Ninja Theory tạo ra.
Hellblade cũng là một trong số đó. Ngay những phút đầu tiên, Hellblade khiến bạn choáng ngợp với diễn xuất và âm thanh trong game. Nhờ có những chuyên gia thần kinh học giúp sức, mà cô nàng Senua, thông qua sự thể hiện của cô nàng diễn viên Melina Juergens trở thành một trong những màn diễn cực kỳ ấn tượng. Để thực sự cảm thấy hiệu ứng về âm thanh, bạn rất nên chơi game bằng tai nghe thay vì loa ngoài. Những câu nói thì thầm bên cạnh tai, những lời chế nhạo, chửi bới hay tranh cãi trong đầu của một kẻ bị tâm thần phân liệt được mô tả theo một cách mà chúng tôi chỉ có thể mô tả bằng hai chữ, tuyệt phẩm.
Hellblade đưa người chơi theo chân Senua, nhân vật được mô tả là một chiến binh Celtic bị tổn thương tâm lý sau khi phải trải qua cuộc xâm lược của người Viking. Chứng bệnh của Senua khiến cô bị trầm cảm, hoang tưởng, thường xuyên hình dung ra đủ thứ kì dị và bắt đầu dấn thân vào cuộc hành trình xuống Địa Ngục trong trí tưởng tượng của mình.
Sở dĩ Hellblade: Senua's Sacrifice được gọi là truyền nhân của DmC: Devil May Cry vì cả hai đều được nhào nặn dưới bán tay của Ninja Theory. Không những vậy, Hellblade: Senua's Sacrifice có rất nhiều điểm tương đồng với người tiền nhiệm như: tông màu đen đỏ, chất hành động dồn dập, phong cách thiết kế cổ điển kết hợp với những mản màu tương phản, phá cách...
Tương tự như diễn xuất, thế giới của Hellblade, thứ được chính bộ não của Senua tưởng tượng ra và thể hiện trên màn hình game tới khán giả thưởng thức cũng là một điểm cộng rất lớn của game. Một chút hơi hướng của thần thoại Bắc Âu, pha trộn thêm một ít phong cách Celtic, địa ngục Hel được mô tả cực kỳ rùng rợn, dù không kinh dị nhưng thực sự là một cơn ác mộng đối với bất kỳ ai, nhất là với hiệu ứng hình ảnh âm thanh xuất sắc của game.
Thực tế thì cũng không thể đánh giá Hellblade là một tựa game hành động thuần chất được vì hầu hết thời gian, bạn sẽ nhập vai Senua, cố gắng tìm đường thoát khỏi địa ngục của tâm trí cô, giải một vài câu đố đơn giản. Còn những màn hành động thực tế không quá đã tay đã mắt như Devil May Cry, mà lại được triển khai theo hướng giống như Dark Souls, với những đòn đánh mạnh/nhẹ khác nhau và tránh né đối phương. Nếu như diễn xuất, đồ họa và bối cảnh game là điểm cộng, thì cơ chế chiến đấu lại là thứ khiến game thủ cảm thấy hơi nản với game.
Với một tác phẩm như thế này, điểm 7 là hợp lý. Càng ngày, Ninja Theory lại càng đến gần với việc tạo ra những tựa game phong cách điện ảnh điển hình. Thế nhưng với Hellblade: Senua's Sacrifice, nếu thực sự khó tính và đòi hỏi nhiều, gọi nó là một trò chơi "giả lập đi bộ" cũng là điều không có gì sai cả.
Theo GameK
Top những PC game mới hấp dẫn mà bạn không thể bỏ qua trong tháng 8 này Nếu đang tìm một tựa game mới trong tháng 8, bạn sẽ không thể bỏ qua những cái tên dưới đây. 1) HellBlade: Senua's Sacrifice Hệ máy: PS4, PC Ngày phát hành: 8/8 Sau 2 năm chờ đợi, cuối cùng ngày ra mắt của Hellblade: Senua's Sacrifice đã rất cận kề. Theo thông báo mới nhất từ nhà sản xuất Ninja Theory, tựa...