Tựa game nặng nhất thế giới chính thức có chế độ VR, đưa người chơi vào máy bay với góc nhìn siêu thực
Sau một khoảng thời gian vắng bóng, tựa game Flight Simulator đã chính thức có thể độ VR trong bản cập nhật mới nhất.
Anh em chắc hẳn đã quá quen thuộc với tựa game “2 triệu GB” Microsoft Flight Simulator cùng với yêu cầu cấu hình sát phần cứng. Đây là tựa game nặng nhất trong lịch sử nhân loại tính đến thời điểm này, gấp 11.428 lần so với Call of Duty: Modern Warfare.
Về cơ bản, Microsoft sẽ dùng công nghệ tân tiến của họ để tái dựng toàn bộ bề mặt trái đất mà chúng ta đang sống. Từng thành phố, ngôi nhà, tòa cao ốc, sân bay, cảng biển… tất cả sẽ được tái hiện qua dữ liệu từ Bing map với sai số chỉ 3cm. Nói một cách dễ hiểu, Microsoft sẽ đưa toàn bộ bề mặt hành tinh này vào trò chơi của họ.
Mặc dù Flight Simulator nặng đến 2 triệu GB nhưng các bạn sẽ không phải lưu toàn bộ đống dữ liệu đấy về máy của mình. Flight Simulator sẽ được lưu trên hệ thống đám mây Azura của Microsoft. Khi chơi, bạn chỉ cần đồng bộ PC của mình với hệ thống này là được.
Với tham vọng mang đến cái nhìn chân thực nhất cho người chơi, Microsoft chính thức cập nhật thêm chế độ VR (thực tế ảo) cho đứa con này. Cụ thể là người chơi giờ đây sẽ có thể nhìn theo góc nhìn của phi công điều khiển máy bay. Giờ đây, người chơi không chỉ nhìn thấy cảnh vật siêu thực xung quanh mà còn nhìn thấy thao tác tay trong quá trình điều khiển chiếc phi cơ.
Đoạn gameplay cực kỳ thú vị về phiên bản VR của tựa game này
Phải công nhận đây là sản phẩm vô cùng đầu tư của Microsoft khi mà từ thời tiết cho đến quang cảnh đều được khắc họa vô cùng tỉ mỉ. Nay với tính năng thực tế ảo này sẽ khiến người chơi được một phen mở rộng tầm mắt mà ngắm nhìn những nơi mà con người khó có thể đi tới.
Được hé lộ vào tháng 11 năm ngoái, Flight Simulator 2020 là tựa game giả lập lái máy bay được mệnh danh nặng nhất lịch sử nhân loại với dung lương lên đến 2000 TB, tức là khoảng 2.000.000 GB. Theo nhà phát triển Microsoft, họ sẽ tái dựng toàn bộ bề mặt trái đất mà con người đang sống vào trong Flight Simulator 2020, từ thành phố, ngôi nhà, tòa cao ốc, sân bay, cảng biển… tất cả sẽ được tái hiện qua dữ liệu từ Bing map với sai số chỉ 3cm. Với điểm trung bình 94/100, Microsoft Flight Simulator 2020 xứng đáng là một trong những tựa game mô phỏng hay nhất mọi thời đại, không uổng phí công phát triển cũng như kỳ vọng của cộng đồng game thủ về một tựa game tái hiện lại Trái Đất trong thời gian vừa qua.
Game máy bay '2 triệu GB' của Microsoft có giá gần 2,7 triệu đồng
Bên cạnh phiên bản Premium Deluxe Edition có mức giá khá cao, người chơi có thể sở hữu các bản Standard Edition, Deluxe Edition giá rẻ hơn.
Tựa game mô phỏng lái máy bay siêu thực Flight Simulator của Microsoft sẽ chính thức có mặt trên Steam vào ngày 18/8 tới. Hiện người chơi đã có thể đặt trước 3 phiên bản khác nhau.
Cụ thể, bản Standard Edition sẽ có 20 máy bay, 30 sân bay được thiết kế chi tiết. Bản Deluxe Edition có 25 máy bay, 35 sân bay. Cuối cùng, Premium Deluxe Edition có 30 máy bay và 40 sân bay. Đây là số lượng sân bay, máy bay được nhà sản xuất thiết kế chi tiết trong hơn 37.000 sân bay, hàng chục máy bay khác nhau.
Trên Steam, giá bán của Premium Deluxe là 2,7 triệu đồng, Deluxe là 2 triệu đồng và 1,3 triệu đồng với Standard. Bên cạnh Steam, game cũng sẽ ra mắt trên Microsoft Store và Xbox Game Pass.
Bộ 10 đĩa cài Flight Simulator 2020.
Người chơi cũng có thể sở hữu Flight Simulator dưới dạng đĩa bao gồm 10 đĩa chứa khoảng 90 GB dữ liệu, sách hướng dẫn, mã game mô phỏng, nội dung stream online và các tập tin của bên thứ 3.
Khi cài đặt, game sẽ lập tức cập nhật tất cả tập tin lấy từ máy chủ vì là game mô phỏng phục thuộc khá nhiều vào đám mây (cloud). Do đó, phiên bản đĩa phù hợp với người chơi có tốc độ Internet chậm, không thể tải 90 GB trong thời gian ngắn.
Flight Simulator là trò chơi có dung lượng lớn nhất từ trước đến nay. Được giới thiệu tháng 11/2019, đây là phần mới nhất trong loạt game mô phỏng lái máy bay nổi tiếng của Microsoft xuất hiện lần đầu năm 1982. Phần trước của game là Microsoft Flight Simulator X phát hành năm 2006.
Trên Flight Simulator 2020, nhà sản xuất đã sử dụng dữ liệu từ vệ tinh, Bing Maps và nền tảng đám mây Azure để dựng lại toàn bộ bề mặt Trái Đất từ thành phố, nhà cửa, sân bay... Những chiếc máy bay trong game cũng được thiết kế tỉ mỉ, chi tiết. Tất cả dữ liệu trên tương đương khoảng 2.000 TB.
Tất cả dữ liệu trong game tương đương khoảng 2.000 TB.
Dù nặng đến 2 TB nhưng người chơi không cần phải lưu toàn bộ dữ liệu này về máy. Flight Simulator được lưu trên hệ thống đám mây Azure của Microsoft. Khi chơi, chỉ cần đồng bộ máy cá nhân với hệ thống.
Do đó, người dùng chỉ cần dàn máy cấu hình tối thiểu gồm CPU AMD Ryzen 3 1200 hoặc Intel Core i5-4460 trở lên, GPU AMD Radeon RX 570 hoặc Nvidia GTX 700 (VRAM 2 GB), RAM 8 GB, ổ cứng 150 GB để chơi. Ngoài ra, cần có Internet tốc độ 5 Mbps trở lên để tải và dựng bản đồ, máy bay theo thời gian thực.
Một số sân bay châu Á xuất hiện trong game như Bugalaga Airstrip (Indonesia), Haneda Airport (Nhật Bản) bên cạnh các sân bay Mỹ có số lượng nhiều nhất. Trên các diễn đàn game, người chơi Việt Nam hy vọng sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài sẽ góp mặt trong các phiên bản tiếp theo.
PUBG Mobile bất ngờ bỏ thả thính bằng máy bay, chuyển sang cách "ship" mới cực bá đạo Thông người, người chơi đã quá quen với cách thả thính (airdrop) trong PUBG Mobile hoặc các tựa game sinh tồn khác. Thính sẽ được thả từ các máy bay chuyên dụng tới những địa điểm ngẫu nhiên trên bản đồ. Người chơi tìm và "loot" thính, sau đó tiếp tục cuộc hành trình. Tuy nhiên, thính là con dao hai lưỡi, game...