Tựa game bắn súng này vui không kém gì Overwatch nhưng giá lại rẻ hơn đến… 5 lần
Vào ngày 29/3 vừa qua, tựa game bắn súng hấp dẫn Ballistic Overkill đã chính thức phát hành trên Steam.
Vào ngày 29/3 vừa qua, tựa game bắn súng hấp dẫn Ballistic Overkill đã chính thức phát hành trên Steam. Trước đây, game khi còn trong giai đoạn Early Access, game được niêm yết với giá chỉ 6,99$. Sau khi cập nhật phiên bản chính thức, giá bán của game được nâng lên thành 11,99$. Nếu so sánh với các tựa game bắn súng khác đang hot trên thị trường như CS:GO hay đặc biệt là Overwatch, có thể nói giá bán của Ballistic Overkill là rất phải chăng (chỉ bằng 1/5 so với Overwatch).
Được biết, Ballistic Overkill là thể loại game bắn súng góc nhìn thứ nhất (FPS) với nội dung chủ yếu thiên về thi đấu PvP. Game hiện đang có 10 bản đồ thi đấu với hơn 80 loạt vũ khi và 7 lớp nhân vật khác nhau. Giống như Overwatch, mỗi lớp nhân vật đều có đặc tính riêng, phù hợp với những nhiệm vụ khác nhau.
Bên cạnh giá thành phải chăng, Ballistic Overkill cũng yêu cầu một cấu hình rất mềm. Với những máy tính tầm trung hiện nay (thậm chí là máy tính đời cũ), các bạn hoàn toàn vẫn có thể trải nghiệm tựa game này thoải mái và chất lượng nhất.
Cấu hình tối thiểu của Ballistic Overkill:
Hệ điều hành: Windows 7 (hoặc cao hơn)
CPU: Intel Core 2 Duo 2.0 GHz (hoặc cao hơn)
Ram: 2GB
Video đang HOT
Card màn hình: Intel HD Graphics 4000
HDD: 4GB
Cấu hình đề nghị của Ballistic Overkill:
Hệ điều hành: Windows 7 (hoặc cao hơn)
CPU: Intel Core i5 2.5GHz
Ram: 4GB
Card màn hình: GeForce 8000 Series
HDD: 8GB
Một số hình ảnh nổi bật của game:
Theo GameK
3 điều mà mọi fan cần biết về tương lai của thể loại game FPS
Cho dù là các hộp đồ ở "Overwatch" hay các hòm đồ ở "CS:GO", sự hiện diện của các vật phẩm thời trang trong game đã trở thành một tính năng phổ biến ở game FPS. Trong khi các món đồ này không hề mang lại lợi thế chiến đấu trong game cho nhân vật, chúng cho phép người chơi thêm tự do thay đổi diện mạo nhân vật của họ và thể hiện sự cống hiến của họ với game.
Có lẽ một trong những điều tuyệt vời nhất về video game là nó có rất nhiều thể loại khác nhau để một người chơi có thể tự do lựa chọn, và chìm đắm vào một thế giới mà họ mong muốn. Trong số đó, một trong những thể loại phổ biến nhất phải kể đến FPS, nơi người chơi điều khiển nhân vật dưới góc nhìn thứ nhất và sử dụng đủ dạng vũ khí, súng đạn để tiêu diệt kẻ địch. Trong khi thể loại FPS đã có mặt trong vài thập kỷ qua, sự gia tăng của nội dung thi đấu và eSports đã khiến thể loại này thay đổi mạnh mẽ kể từ thời kỳ đầu tiên. Dưới đây là 3 điều mà bạn cần biết về từng loại của game FPS đấy:
1. Chơi thi đấu đang trở thành một yêu cầu tối thiểu
Trở thành một pro gamer là giấc mơ đẹp nhất của bất cứ một người chơi nào. Ngành công nghiệp eSports đã và đang trên đà tăng trưởng bùng nổ trong vòng 5 năm qua, chủ yếu là nhờ có sự thành công của "League of Legends" của Riot Games, và "Counter Strike: Global Offensive" của Valve. Trong khi hai game này có rất nhiều điểm khác nhau, cả hai đều trở nên phổ biến bởi tính chất thi đấu cạnh trạnh và điều đó phù hợp với phần đa bản chất của gamer thế giới.
Trên thực tế, "Overwatch" và "Counter Strike: Global Offensive", hai sản phẩm FPS lớn nhất thế giới lúc này, đều có cơ chế chơi thi đấu. Do đó, xếp hạng và chế độ thi đấu đã trở thành một khuôn mẫu quan trọng bậc nhất của game FPS.
2. Trang bị thời trang đang trở nên quan trọng hơn
Cho dù là các hộp đồ ở "Overwatch" hay các hòm đồ ở "CS:GO", sự hiện diện của các vật phẩm thời trang trong game đã trở thành một tính năng phổ biến ở game FPS. Trong khi các món đồ này không hề mang lại lợi thế chiến đấu trong game cho nhân vật, chúng cho phép người chơi thêm tự do thay đổi diện mạo nhân vật của họ và thể hiện sự cống hiến của họ với game. Tuy nhiên trong thế giới "CS:GO", đồ thời trang không chỉ đơn giản là để khoe mẽ bởi chúng có thể mang bán và sinh lợi nhuận lớn (có những món lên tới hàng nghìn USD).
3. Người chơi thích sự đa dạng
Trước khi "Overwatch" được phát hành, "CS:GO" được coi là ông vua của thể loại FPS, thống trị trên cả phương diện casual lẫn thi đấu. Tuy nhiên với sự ra đời của "Overwatch", "CS:GO" đang dần chậm bước và gặp một đối thủ cạnh tranh thực sự, và tính đến tháng 1 năm 2017, 25 triệu người chơi đang chung vui với "Overwatch", trong khi "CS:GO" vẫn chiếm thế thượng phong với cớ 700,000 người chơi đều đều mỗi ngày.
Tuy nhiên một điểm đáng nói khác ở đây chính là phương diện nội dung gameplay khi ở chế độ thi đấu của "CS:GO", mỗi người chơi đều có quyền tiếp cận đến một kho vũ khí trang bị như nhau. Còn ở "Overwatch", mỗi nhân vật có một dạng vũ khí riêng biệt, một bảng kỹ năng riêng biệt và có thể đóng một vai trò riêng trong đội ngũ. Công bằng mà nói, "CS:GO" tập trung hơn vào kỹ năng và cơ chế gameplay, trong khi "Overwatch" lại tập trung vào hoạt động nhóm và liên lạc. Tất nhiên, sự chênh lệch này chỉ mang mức tương đối khi ở đẳng cấp pro thì yếu tố nào cũng cần thiết hết cả.
Game FPS đang đi về đâu?
Thể loại FPS đang trên đỉnh nhờ có sự lên đời của eSports và nội dung gameplay thi đấu. Các game FPS tương lai sẽ có thể học hỏi từ thành công của Valve và Blizzard bằng cách đưa ra những chế độ thi đấu hấp dẫn và đồ thời trang giá trị trong game của họ. Cho dù bạn yêu thích "CS:GO" hay "Overwatch", tương lai của game FPS đang rất rộng mở và còn rất nhiều điểm có thể phát triển, và hi vọng nó sẽ tiếp tục lớn mạnh thông qua eSports.
Theo Creators
Người đẹp, kẻ thì "xấu kinh hồn" khi các Heroes Overwatch đổi quần áo cho nhau Có bao giờ các game thủ thử tưởng tượng, nếu các heroes mình yêu thích trong Overwatch một ngày nào đó đổi quần áo cho nhau thì điều gì sẽ xảy ra? Nhất là những cặp đối nghịch về kích cỡ? Có thể nói với sự thành công của Overwatch thì các Heroes của trò chơi này không chỉ nổi tiếng bởi những...