Tua du lịch liên tỉnh trên lòng hồ Đà giang
Vùng lòng hồ thủy điện Sơn La nằm trên địa bàn các huyện: Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La (tỉnh Sơn La); thị xã Mường Lay (tỉnh Điện Biên) và huyện Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu), có vị trí thuận lợi trên quốc lộ 279, kết nối quốc lộ 6, quốc lộ 32 thông qua các tuyến quốc lộ 6B, đường tỉnh 106.
Khí hậu trong lành, hệ thống cảnh quan mặt nước lớn, các đảo, bán đảo, khe vũng ngập nước, sự đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc, các điểm tham quan nổi bật… là điều kiện thuận lợi phát triển du lịch.
Du lịch lòng hồ sông Đà hôm nay.
Xuất phát từ Hòa Bình, du khách ngược dòng sông Đà đến Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, tham quan một số điểm du lịch và trải nghiệm một số sản phẩm du lịch nổi bật của vùng Tây Bắc. Đó là thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sơn La (thủy điện lớn nhất Đông Nam Á. Chiêm ngưỡng cây cầu kỷ lục Việt Nam – cầu Pá Uôn) và thủy điện Lai Châu. Đồng thời, được trải nghiệm đời sống văn hóa, tập quán sinh hoạt, lễ hội, nghề thủ công truyền thống, ẩm thực đa dạng và độc đáo của dân tộc thiểu số dọc hai bên bờ sông Đà và các bản lân cận. Ngoài ra, còn được trải nghiệm du lịch thể thao mạo hiểm, khám phá thiên nhiên và các hoạt động du lịch trên mặt nước như bơi thuyền cai – ắc trên vịnh Ngòi Hoa (Hòa Bình); leo núi khám phá hang bản Bắc (Điện Biên); du thuyền trên sông Đà. Cùng với đó là du lịch tâm linh tại: Đền Thác Bờ (Hòa Bình); Đền Hang Miếng, đền Nàng Han (Sơn La); Đền thờ Vua Lê Thái Tổ (Lai Châu); được khám phá hang động: Thác Bờ (Hòa Bình); hang Mộ Tạng Mè (Sơn La)…
Video đang HOT
Có thể nói, vùng hồ sông Đà có tài nguyên du lịch khá phong phú và đa dạng, với nhiều cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa và các giá trị nhân văn, tạo nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn. Đây sẽ là nơi thu hút đối với du khách trong nước và quốc tế đến tham quan du lịch và thúc đẩy du lịch vùng hồ sông Đà phát triển.
Mục tiêu trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La là trở thành động lực phát triển du lịch của tỉnh và trở thành khu du lịch Quốc gia trong tương lai. Phát triển theo hướng du lịch tham quan, sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ cuối tuần; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội… Tuy nhiên, để kết nối phát triển du lịch của hệ thống hồ trên sông Đà, các tỉnh khu vực Tây Bắc cần xây dựng quy hoạch phát triển du lịch của từng khu vực hồ thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu (tỉnh Hòa Bình, Sơn La đã có quy hoạch) để đánh giá tài nguyên du lịch; xây dựng sản phẩm du lịch; bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; đầu tư cơ sở vật chất và thu hút các nhà đầu tư vào phát triển du lịch tại các vùng lòng hồ. Quan tâm đầu tư hạ tầng du lịch như xây dựng hệ thống điện, đường, các bến cảng du lịch tại các khu vực hồ sông Đà, thuận lợi cho khách đi lại và liên kết các tour, tuyến du lịch với các tỉnh; khai thác tài nguyên xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng, điểm du lịch văn hóa, sinh thái; đầu tư các dịch vụ vận chuyển khách du lịch chất lượng cao (đặc biệt là các tàu lưu trú du lịch từ hạng 1 đến 5 sao) trên vùng hồ để phục vụ khách du lịch. Liên kết xây dựng sản phẩm du lịch trên khu vực hồ sông Đà. Do có tiềm năng du lịch tương đối giống nhau nên phối hợp khảo sát để xây dựng sản phẩm du lịch mang sắc thái đặc trưng riêng của từng vùng tạo sự hấp dẫn, không trùng lặp, tránh nhàm chán cho du khách. Xây dựng các tour du lịch liên tỉnh dài ngày đường thủy gắn với đường bộ để kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch. Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực ngắn hạn và dài hạn, như mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho người làm công tác quản lý tại các khu, điểm du lịch, các điểm du lịch cộng đồng cũng như các đơn vị vận chuyển khách du lịch. Phối hợp lựa chọn sản phẩm du lịch đặc sắc riêng của từng tỉnh và sản phẩm du lịch chung của khu vực để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu cho khách du lịch trong và ngoài nước đến với du lịch lòng hồ sông Đà.
Để thực hiện được các nhiệm vụ trên rất cần sự vào cuộc của các cơ quan quản lý Nhà nước các tỉnh trong công tác chỉ đạo, định hướng và tạo cơ chế chính sách cho các hoạt động phát triển du lịch; có sự liên kết của các tổ chức, đơn vị kinh doanh du lịch trong việc khảo sát, xây dựng sản phẩm.
Du lịch Đắk Nông đừng quên ghé hồ Tà Đùng
Hồ Tà Đùng, còn có tên gọi khác là hồ thủy điện Đồng Nai 3, vốn là một vùng thung lũng nằm bên núi Tà Đùng, thuộc địa phận của 2 xã Đắk P'lao và Đắk Som, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông (cách TP Gia Nghĩa - thủ phủ của tỉnh Đắk Nông 48km).
Lòng hồ Tà Đùng có diện tích rộng gần 5.000 ha mặt nước với hơn 40 hòn đảo và bán đảo lớn nhỏ.
Hồ Tà Đùng nằm trong Công viên địa chất Đắk Nông được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu vào tháng 7/2020. Được hình thành trong quá trình xây dựng Nhà máy thủy điện Đồng Nai 3, người ta đã chặn, ngăn dòng chảy của một nhánh sông Đồng Nai để tạo nên hồ Tà Đùng mênh mông, kỳ vĩ. Hồ có độ sâu trung bình trên 20m, trong lòng hồ rải rác hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ, cây cối xanh tốt được ví như vịnh Hạ Long thu nhỏ trên cao nguyên.
Hồ Tà Đùng được ví như vịnh Hạ Long thu nhỏ trên cao nguyên.
Nơi đây, giống như một mặt gương xanh biếc nổi bật giữa chốn núi rừng Tây Nguyên hoang sơ, khiến biết bao du khách say đắm từ những giây phút khi vừa đặt chân đến. Thời điểm thích hợp nhất để đi du lịch hồ Tà Đùng để có thể ngắm nhìn vẻ đẹp của hồ Tà Đùng một cách trọn vẹn nhất, là thời gian từ tháng 11 năm trước đến tháng 1, tháng 2 năm sau. Vì ở thời điểm này là cuối mùa mưa, mực nước hồ dâng cao có một màu xanh thẩm xen lẫn xung quanh là những rừng cây um tùm xanh mát. Cảnh quan hồ Tà Đùng lúc này như một bức tranh thiên nhiên hoang sơ non nước hữu tình.
Du khách có thể thuê thuyền tham quan hồ Tà Đùng.
Bỏ lại những ồn ào nơi phố thị, đến đây không chỉ hòa mình vào cảnh thiên nhiên, du khách có thể trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị khác như chèo thuyền tham quan cận cảnh trên lòng hồ. Ngồi trên chiếc thuyền lênh đênh trên mặt hồ, luồn lách uốn lượn qua những hòn đảo lớn nhỏ nhấp nhô mềm mại, hòa mình vào giữa khung cảnh hùng vĩ và nên thơ này. Tối đến, du khách có thể cùng gia đình cùng dựng lều, đốt lửa trại để khi màn đêm buông xuống cùng nhau truyện trò và ngắm sao trời.
Chiêm ngưỡng thác Diệu Thanh, một trong những con thác Tây Nguyên đẹp nguyên sơ.
Ngoài ra, các dòng suối ở đây cũng tạo thành những ngọn thác tuyệt đẹp như thác Đắc Plao, thác 7 tầng, thác Diệu Thanh... cùng với hệ thống cây xanh, buôn làng của các đồng bào dân tộc xã Đắc P'lao, Đắc R'măng, Đắc Som... Nếu thích, bạn có thể khám phá hệ động, thực vật phong phú và đa dạng tại Vườn Quốc gia Tà Đùng. Gần đó khu Du lịch sinh thái Tà Đùng còn một cây cầu kính dài chừng 50m để du khách dạo chơi và nhiều địa điểm check in tuyệt vời khác.
Ở Tà Đùng buổi hừng đông là thời khắc thiên nhiên đẹp nhất trong ngày. Du khách có thể trải nghiệm cảm giác săn mây với những đám mây bềnh bồng, thả hồn vào thiên nhiên. Mây có khắp nơi, khiến du khách có cảm giác như lạc vào chốn thần tiên. Tà Đùng chắc chắn sẽ là một kỷ niệm đẹp và khó quên trong lòng mỗi du khách.
Khám phá vùng đất bên dòng sông Đà Với lòng hồ thủy điện rộng trên 10.500 ha với nhiều cảnh sắc đẹp, Quỳnh Nhai được ví như "Vịnh Hạ Long" của vùng Tây Bắc. Nơi đây, còn là vùng đất giàu bản sắc văn hóa, có nhiều lễ hội truyền thống độc đáo của cư dân vùng sông nước dọc đôi bờ sông Đà... đang là điểm đến hấp dẫn của...