Tua-bin khí đốt sau bảo dưỡng sẽ được lắp đặt trở lại đường ống Dòng chảy phương Bắc 1
Người phát ngôn điện Kremlin, Dmitry Peskov ngày 25/7 cho biết tua bin khí đốt bảo dưỡng tại Canada sau khi được trả về sẽ được lắp đặt lại ở đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 dẫn khí đốt từ Nga vào Đức và dòng khí đốt sẽ được cung cấp với khối lượng thích hợp.
Hệ thống đường ống Nord Stream 1 (Dòng chảy phương Bắc 1), dẫn khí đốt từ Nga sang Đức qua biển Baltic, tại Lubmin, miền Đông Bắc Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Peskov nêu rõ: “Tua bin sẽ được lắp đặt sau khi mọi thủ tục hoàn tất. Khí đốt sẽ được bơm với khối lượng tương thích về mặt công nghệ”.
Ông Peskov cũng cho biết có thêm thiết bị của Dòng chảy phương Bắc 1 cần sửa chữa và Siemens Energey đã biết điều đó.
Ngoài ra, ông Peskov cho biết Moskva không muốn dừng hoàn toàn cung cấp khí đốt của Nga cho châu Âu, đồng thời tái khẳng định lập trường của Moskva rằng châu Âu đang chịu hậu quả của các biện pháp trừng phạt chính áp đặt với Nga.
Video đang HOT
Tuần trước, tập đoàn Gazprom của Nga đã nối lại nguồn cung khí đốt qua Dòng chảy phương Bắc 1 sau 10 ngày dừng để bảo dưỡng, tuy nhiên chỉ ở mức 40% công suất.
Nga cho biết buộc phải giảm lượng khí đốt xuống mức này vào tháng 6 vừa qua do các biện pháp trừng phạt của phương Tây trì hoãn việc trả lại tua bin từ Canada.
Ngày 25/7, dòng khí đốt của Nga qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 đến Đức vẫn ổn định, trong khi dòng khí đốt qua đường ống Yamal – châu Âu từ Đức vào ba Lan tăng dần.
Trên website của Nord Stream AG, dòng khí đốt ở mức 29.284.089 kw/h ngày 25/7 so với 29.000.000 kw/h 1 ngày trước đó.
Số liệu từ công ty vận hành Gascade cho thấy dòng khí đốt qua đường ống Yamal-châu Âu từ Đức vào Ba Lan tăng nhẹ sáng 25/7. Dòng chảy tại trạm đo Mallnow ở biên giới Đức ở mức 3.068.988 kw/h, so với mức khoảng 2.800.000 kw/h 1 ngày trước đó.
Số liệu từ công ty vận hành hệ thống trung chuyển Ukraine cho thấy khối lượng khí đốt Nga từ Ukraine vào Slovakia qua trạm biên giới Velke Kapusany vẫn ổn định ngày 25/7 và ở mức 36,8 triệu m3/ngày, so với 36,9 triệu m3 1 ngày trước đó,
Gapzrom cho biết lượng cung khí đốt của tập đoàn này cho châu Âu qua Ukraine qua trạm cửa khẩu Sudzha là 41,7 triệu m3 ngày 25/7, so với 41,2 triệu m3 1 ngày trước đó.
Nga xem xét đề nghị mua thêm khí đốt của Hungary
Ngày 21/7, phát biểu sau cuộc gặp với người đồng cấp Hungary, ông Peter Szijjarto, tại Moskva, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Nga sẽ xem xét yêu cầu mua thêm khí đốt của Hungary.
Đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 tại Lubmin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại cuộc họp báo, ông Szijjarto nói rằng để đảm bảo an toàn cho nguồn cung, Hungary cần thêm 700 triệu m3 khí đốt ngoài thỏa thuận cung cấp dài hạn hiện có với Nga. Theo ông Szijjarto, các kho khí đốt của Hungary hiện chỉ đáp ứng hơn 27% nhu cầu tiêu thụ hàng năm của nước này.
Trong một tuyên bố, Chính phủ Nga cho biết Ngoại trưởng Szijjarto cũng đã hội đàm với Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Công thương Nga Denis Manturov. Phát biểu với Ngoại trưởng Hungary Szijjarto, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết: "Hiện nay, tình hình chính trị khá phức tạp, nhưng chúng tôi đánh giá cao quan điểm của Chính phủ Hungary, bảo vệ lợi ích quốc gia của mình. Chúng tôi quyết tâm phát triển hơn nữa các mối quan hệ giữa hai nước, bao gồm cả trong lĩnh vực năng lượng".
Theo thỏa thuận kéo dài 15 năm đã ký với tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga vào năm ngoái, Hungary nhận được 3,5 tỷ m3 khí đốt mỗi năm qua Bulgaria và Serbia, và thêm 1 tỷ m3 qua đường ống từ Áo.
Trước đó, Ngoại trưởng Szijjarto cho biết Budapest đang thảo luận để mua thêm khí đốt trên thị trường trước khi mùa Đông đến, trong bối cảnh các nước châu Âu đang nỗ lực tìm kiếm nguồn cung và giá năng lượng tăng cao ngất ngưởng. Theo ông Szijjarto, Hungary đang đàm phán với Nga về việc chuyển hướng toàn bộ lượng khí đốt trong thỏa thuận cung cấp lâu dài sang đường ống Turkstream đi qua Serbia.
Việc Hungary duy trì quan hệ với Nga kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, gây ra căng thẳng với một số đồng minh EU muốn có đường lối cứng rắn hơn với Nga. Là quốc gia phụ thuộc khoảng 85% vào khí đốt vào Nga, Hungary phản đối các lệnh trừng phạt của EU đối với hoạt động nhập khẩu khí đốt từ Nga.
Quan chức Đức thừa nhận 'không thể sống sót qua mùa Đông' nếu thiếu khí đốt Nga Ngày 17/7, quan chức cấp cao ngành năng lượng của Đức thừa nhận nước này sẽ không thể "sống sót qua mùa Đông" nếu thiếu nguồn cung khí đốt từ Nga. Đường ống dẫn khí đốt của hệ thống Dòng chảy phương Bắc 1 tại Lubmin, Đức ngày 8/3/2022. Ảnh: REUTERS/TTXVN Trong bài trả lời phỏng vấn báo Bild am Sonntag đăng tải...