Tự ý ngắt hoa sẽ bị phạt đến 1 triệu đồng
Đó là một trong những quy định tại Nghị định 121 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản…
Nghị định sẽ có hiệu lực từ ngày 30/11 (Ảnh minh họa)
Từ 30/11, Nghị định sẽ có hiệu lực. Theo đó, Nghị định quy định đối với hành vi tự ý cơi nới, chiếm dụng diện tích, không gian hoặc làm hư hỏng tài sản thuộc phần sở hữu chung hoặc phần sử dụng chung dưới mọi hình thức như: đục phá, cải tạo, tháo dỡ kết cấu của phần sở hữu chung, phần sở hữu riêng hoặc phần sử dụng riêng; thay đổi phần kết cấu chịu lực, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị sử dụng chung, kiến trúc bên ngoài của nhà chung cư sẽ bị phạt tiền từ 50 -60 triệu đồng. Mức phạt này cũng áp dụng với các hành vi kinh doanh nhà hàng, karaoke, vũ trường; sửa chữa xe máy; kinh doanh, giết mổ gia súc, gia cầm; kinh doanh gas hoặc các vật liệu nổ, dễ cháy ở chung cư. Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi xả rác thải, nước thải, khí thải, chất độc hại bừa bãi gây thấm, dột, ô nhiễm môi trường; sử dụng kinh phí quản lý vận hành hoặc kinh phí bảo trì nhà chung cư, màu sắc sơn, trang trí mặt ngoài căn hộ, nhà chung cư trái quy định.
Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm tại chung cư làm ảnh hưởng đến trật tự, mỹ quan và môi trường sống của các hộ dân khác và công cộng hay quảng cáo, viết, vẽ bên ngoài nhà ở trái quy định sẽ bị phạt từ 500.000 đến 1 triệu đồng. Mức phạt tương tự cũng sẽ áp dụng đối với hành vi đục khoét, đóng đinh vào cây xanh; tự ý ngắt hoa, cắt cành cây; đốt gốc, lột vỏ thân cây, phóng uế nơi công cộng… Việc chăn thả gia súc trong công viên, vườn hoa hay làm hư hại bia, mộ trong nghĩa trang cũng sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đến 1 triệu đồng.
Đối với hành vi đổ phân rác, phế thải xây dựng, chăn nuôi súc vật, trồng cây, hoa màu trong khu vực an toàn giếng nước ngầm sẽ bị phạt tiền từ 1 – 5 triệu đồng. Phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng đối với hành vi đào hố rác, hố phân, hố vôi, chôn súc vật, chất độc hại trong khu vực an toàn giếng nước ngầm. Ngoài tiền phạt, nghị định cũng buộc người vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu. Đối với hành vi đổ đất, đá, vật liệu, rác xuống sông, hồ, kênh, hố ga, cống, rãnh thoát nước làm cản trở dòng chảy sẽ bị phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng.
Video đang HOT
Đối với các hành vi không dành quỹ đất hoặc dành không đủ diện tích trong dự án phát triển nhà ở thương mại để xây dựng nhà xã hội theo quy định; không đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật dự án đã được phê duyệt; triển khai dự án chậm tiến độ đã được phê duyệt cũng sẽ bị phạt tiền từ 80 – 100 triệu đồng.
Nghị định cho phép thanh tra xây dựng, UBND các cấp, quản lý thị trường được giao nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện và xử lý theo thẩm quyền.
Theo Thanh niên
Chậm đóng bảo hiểm sẽ bị phạt 75 triệu đồng
Đó là một trong những nội dung được quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Theo đó, người sử dụng lao độngsẽ bị phạt tiền với mức từ 12-15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng đối với các hành vi: Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định; đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
Ngoài ra, người sử dụng lao động sẽ phạt tiền với mức từ 18-20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng nếu không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
Nếu người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cũng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000-1 triệu đồng.
Ảnh minh họa
Các hành vi vi phạm trên sẽ bị buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng.
Ngoài ra, người sử dụng lao động vi phạm sẽ bị buộc đóng lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm.
Theo Nghị định, sẽ phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi như: Trả lương không đúng hạn theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật Lao động, trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; trả lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm cho người lao động thấp hơn mức quy định tại Điều 97 của Bộ luật Lao động; khấu trừ tiền lương của người lao động trái quy định tại Điều 101 của Bộ luật Lao động, trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Điều 98 của Bộ Luật lao động.
Mức phạt được quy định cụ thể như sau: Vi phạm với từ 1-10 người lao động bị phạt từ 5-10 triệu đồng; với từ 11-50 người lao động, phạt từ 10-20 triệu đồng; với 51-100 người lao động bị phạt từ 20-30 triệu đồng; với từ 101-300 người lao động thì bị phạt từ 30-40 triệu đồng; vi phạm với 301 người lao động trở lên bị phạt từ 40-50 triệu đồng.
Bên cạnh đó, sẽ phạt tiền người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Mức phạt cụ thể như sau: Vi phạm với từ 1-10 người lao động, phạt từ 20-30 triệu đồng; từ 11-50 người lao động, phạt từ 30-50 triệu đồng; vi phạm với từ 51 người lao động trở lên, phạt từ 50-75 triệu đồng. Ngoài ra, người sử dụng lao động vi phạm sẽ bị đình chỉ hoạt động từ 1-3 tháng.
Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm trên sẽ buộc phải trả đủ tiền lương cho người lao động. Đồng thời, người sử dụng lao động sẽ buộc phải trả khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.
Nghị định gồm có 6 Chương, 44 Điều có hiệu lực thi hành có hiệu lực thi hành từ ngày 10/10/2013
Theo Người đưa tin
Bản đồ in thiếu Hoàng Sa, Trường Sa bị phạt tới 50 triệu đồng Đây là một trong những nội dung nằm trong Dự thảo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố. Trong dự thảo này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất phạt tiền từ 20-50 triệu đồng đối với hành...