Tự ý đóng trạm thu phí cầu Hạc Trì, chủ đầu tư bị phê bình
Lý giải do mưa bão gây chập điện tại trạm thu phí, Công ty cổ phần BOT Việt Trì vì tự ý chặn hai đầu cầu Hạc Trì ( cầu Việt Trì mới) bằng ụ bê tông trong nửa ngày.
Tổng cục Đường bộ vừa kiểm tra, lập biên bản về việc Công ty Cổ phần BOT cầu Việt Trì tự ý chặn hai đầu cầu Hạc Trì (TP Việt Trì, Phú Thọ) bằng ụ bê tông và phân luồng cho các phương tiện qua cầu Việt Trì.
Theo giải trình của Công ty Cổ phần BOT cầu Việt Trì (đơn vị chủ đầu tư dự án cầu Hạc Trì), do tình hình mưa bão gây chập điện tại trạm nên tổ chức đóng trạm thu phí từ 22h30 ngày 21/4 và phân luồng phương tiện qua cầu Việt Trì.
Đoàn kiểm tra đã yêu cầu Công ty Cổ phần BOT cầu Việt Trì mở trạm thu phí cho phương tiện lưu thông. Đến 9h30 ngày 22/4, các ụ bê tông mới được di chuyển đi, các phương tiện lưu thông qua cầu Hạc Trì hoạt động trở lại bình thường.
Trạm thu phí cầu Hạc Trì có mức thu phí thấp nhất là 35.000 đồng/lượt. Ảnh: Xuân Hoa
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Đường bộ, việc chủ đầu tư tự ý đóng trạm thu phí, phân luồng giao thông mà không được phép của cơ quan chức năng có thẩm quyền gây ảnh hưởng đi lại của chủ phương tiện, đã vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Tổng cục Đường bộ đã chỉ đạo Cục Quản lý đường bộ I lập biên bản và xử phạt đối với Công ty CP BOT cầu Việt Trì.
Ngoài ra, Tổng cục Đường bộ đã phê bình nghiêm khắc hành vi vi phạm của chủ đầu tư cầu Hạc Trì và yêu cầu đơn vị này kiểm điểm trách nhiệm tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng trên, báo cáo về cơ quan Tổng cục trước 29/4.
Dự án cầu Hạc Trì bắc qua sông Lô được xây dựng nhằm thay thế cầu đường bộ – đường sắt Việt Trì có tổng mức đầu tư hơn 1.900 tỷ đồng theo hình thức BOT. Công trình có tốc độ thiết kế 80 km/giờ, chiều rộng nền đường 24 m, thiết kế 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp.
Cầu Hạc Trì bắt đầu thu phí BOT từ 7/12/2015, mức phí thấp nhất là 35.000 đồng/lượt xe dưới 12 chỗ, cao nhất là 180.000 đồng/lượt từ 18 tấn trở lên.
Đoàn Loan
Theo VNE
Tổng thầu Trung Quốc tuyến đường sắt Cát Linh bị phê bình
Ban quản lý dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã yêu cầu thay thế nhà thầu ga La Thành do không đáp ứng được an toàn thi công, tiến độ của dự án. Tổng thầu EPC Trung Quốc cũng bị phê bình vì quản lý nhà thầu lỏng lẻo.
Qua thực tế kiểm tra hiện trường của ga La Thành về công tác an toàn, Ban quản lý dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đánh giá, hệ thống lưới an toàn bao quanh toàn bộ tầng 3 của ga này vẫn chưa được nhà thầu lắp dựng theo biện pháp được duyệt (chỉ lắp lưới chống bụi, không lắp lưới B40 chống vật rơi). Hệ thống lan can, sàn đạo tầng 1-2 còn tồn tại một số vị trí hở, thủng nên tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn cho người lưu thông phía dưới.
Ban Quản lý dự án đường sắt, Tư vấn giám sát nhiều lần nhắc nhở trực tiếp nhà thầu ga La Thành là Công ty TNHH Xây dựng và dịch vụ Trường Sơn với các lỗi này tại hiện trường, ghi nhật ký thi công, biên bản hiện trường, nhưng công tác khắc phục của nhà thầu rất chậm chạp.
Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn còn dang dở nhiều hạng mục. Ảnh: Bá Đô.
Ngoài ra, nhà thầu ga La Thành phải hoàn thành kết cấu tầng 2-3 vào ngày 13/3, tuy nhiên, hiện tại ga La Thành vẫn chưa xong các cầu thang bộ tầng 2 và 4 góc đỉnh tầng ke ga, chậm tiến độ khoảng 40 ngày. Thời điểm này, nhà thầu huy động được hơn 30 công nhân, nhưng việc điều hành các tổ đội thi công của chỉ huy trưởng công trường và các cán bộ kỹ thuật của nhà thầu không sát sao, dẫn đến nhiều hạng mục phải sửa đi, sửa lại nhiều lần.
Ngoài ra, năng lực tài chính nhà thầu yếu nên có thời điểm không huy động được đủ số nhân công theo yêu cầu, không mua được các vật tư phụ trợ phục vụ cho thi công làm chậm tiến độ dự án.
Ban Quản lý dự án cũng phê bình Tổng thầu EPC quản lý hợp đồng với thầu phụ lỏng lẻo, không sát sao kiểm soát công trường nên để xảy ra nhiều tồn tại. Tổng thầu EPC phải hoàn toàn chịu trách nhiệm việc không đảm bảo an toàn, chất lượng công trình cũng như tiến độ thi công của nhà ga La Thành bị chậm.
Tại cuộc họp mới đây, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường nhấn mạnh cuối năm 2016 dự án phải kết thúc và đưa tuyến đường sắt đi vào vận hành. Ông yêu cầu Tổng thầu, nhà thầu phụ phải chốt tiến độ, hoàn thành cơ bản 10 nhà ga vào cuối tháng 4; ga Cát Linh, Văn Khê hoàn thiện vào cuối tháng 7. Các khu Depot hoàn thành vào tháng 9; từ tháng 6 trở đi tiến hành làm ray và tà vẹt để hoàn thiện đường chạy tàu, hệ thống điện; song song với đó là kế hoạch đưa đoàn tàu về Việt Nam.
Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã liên tục chậm tiến độ, xảy ra một số vụ việc mất an toàn trong thi công, thậm chí từng gây tai nạn chết người năm 2014.
Đoàn Loan
Theo VNE
Anh em dược sĩ đánh nhau náo loạn bệnh viện Hai anh em dược sĩ đánh nhau vì trước đó người em có nói "Nhà thuốc có bán thuốc chống nhục không?" khi đi ngang qua một phụ nữ, gây náo loạn bệnh viện. Bệnh viện đa khoa khu vực Cái Nước, H.Cái Nước, nơi xảy ra vụ việc - Ảnh: Gia Bách Nhiều người chứng kiến kể lại, vào khoảng 8 giờ...