Tự ý đắp thuốc nam bị viêm mô tế bào
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất vừa tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhân bị viêm mô tế bào sau khi bó thuốc nam.
Ảnh minh họa
Theo đó, bệnh nhân N.V.Q. (40 tuổi, ngụ H.Trảng Bom) trước đó bị tai nạn giao thông dẫn đến chấn thương cẳng bàn tay phải. Bệnh nhân sau đó được người quen tư vấn nên đi đắp lá thuốc nam để chữa vết thương. Tuy nhiên, sau đắp thuốc khoảng 2 ngày, bệnh nhân thấy đau nhiều, sưng rỉ dịch cẳng bàn tay phải. Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất để khám, điều trị.
BS Phạm Trung Bắc, Khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình – bỏng cho biết, qua thăm khám cho bệnh nhân, bác sĩ nhận thấy cẳng bàn tay của bệnh nhân sưng đau, rỉ nhiều dịch trong và mủ lợn cợn, chèn ép gây phù nề, có nguy cơ phải mổ để giải áp chèn ép.
Video đang HOT
Các bác sĩ đã hội chẩn và điều trị bằng kháng sinh, kháng viêm, giảm phù nề cho bệnh nhân. 3 ngày sau điều trị, cẳng bàn tay của bệnh nhân đã giảm phù nề, giảm đau, hết chảy dịch và đến nay đã được xuất viện.
Qua trường hợp này, bác sĩ khuyến cáo người dân khi gặp các tình trạng chấn thương cũng như các bệnh nói chung nên đến các cơ sở khám chữa bệnh chính quy và uy tín để được chữa trị. Việc tự ý điều trị bằng việc đắp lá thuốc có thể gây nên nhiều biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Tùy tiện dùng thuốc - hiểm họa khôn lường
Nhiều người tự ý dùng thuốc theo lời khuyên từ người không có chuyên môn y - dược hoặc từ thông tin đọc được trên mạng. Thói quen sử dụng thuốc một cách dễ dãi đó là hiểm họa đối với sức khỏe con người.
"Thay mặt" bác sĩ
Thời gian gần đây, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận nhiều trẻ mắc bệnh thận nặng nhưng bỏ điều trị để sử dụng thuốc nam. Kết quả là các cháu phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Như cháu N.V.T (12 tuổi, Sóc Sơn, Hà Nội), người đã sống chung với hội chứng thận hư từ năm 7 tuổi.
Khi được các bác sĩ điều trị, cháu bé đáp ứng thuốc rất tốt. Tuy nhiên, gần đây, bố mẹ cháu nghe hàng xóm mách nên mua một loại thuốc nam không rõ nguồn gốc ở Thái Bình về cho con uống.
Đáng tiếc, uống thuốc được khoảng một tuần thì tình trạng phù tăng lên nhanh chóng, khi cháu N.V.T được đưa vào viện thì tình trạng bệnh đã rất nặng. Hiện bệnh nhân phải lọc máu do suy thận kèm tình trạng phù nặng, bị nhiễm trùng (viêm mô tế bào, viêm phúc mạc) do biến chứng của hội chứng thận hư.
Một bệnh nhi khác là K.T.B.N (5 tuổi, ở Hải Phòng) cũng được chẩn đoán mắc hội chứng thận hư kháng thuốc từ lúc 2 tuổi. Gia đình nghe người quen mách bảo nên cho trẻ dùng thuốc nam khiến tình trạng bệnh nặng hơn, hiện đã phải lọc màng bụng do bệnh tiến triển tới giai đoạn cuối.
Trên đây chỉ là hai trong số rất nhiều trường hợp trẻ gánh chịu hậu quả từ sự thiếu hiểu biết của người lớn. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Kiên, khoa Thận - Lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung ương, khoa từng tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ bị bệnh nặng do cha mẹ tự "kê đơn", điều trị cho con bằng các bài thuốc nam, thuốc bắc được mua theo lời truyền miệng, theo thông tin trên mạng thay vì tuân theo phác đồ điều trị của nhân viên y tế.
Việc tự ý điều trị cho con, việc mua/ bán thuốc dễ dàng mà không cần đơn của bác sĩ dẫn tới nhiều hệ lụy. Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, chia sẻ, có trẻ mới 2 - 3 tuổi, bị viêm phổi, khi đến viện các bác sĩ đã phải dùng kháng sinh thế hệ 2, 3 (loại mạnh) để điều trị thì mới khỏi. Đó là hậu quả của việc nhiều cha mẹ cứ thấy con có biểu hiệu ốm là đến ngay cửa hàng thuốc, nhờ nhân viên tư vấn rồi mua thuốc về cho con dùng.
Việc tự ý điều trị không những ảnh hưởng xấu sức khỏe của trẻ, mà còn làm tăng chi phí điều trị. Chưa kể, theo một số chuyên gia y tế, thói quen tự ý mua, dùng thuốc tràn lan khiến nhiều người phải cấp cứu vì bị ngộ độc thuốc hoặc gặp phản ứng phụ gây nguy hiểm. Như bệnh nhi T.V.D. (2 tuổi, ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ), trước khi nhập viện gia đình đã cho bé uống paracetamol với liều lượng 4 viên/ngày để hạ sốt, kết quả là sau 4 ngày bé đã bị ngộ độc thuốc, suy gan. Theo bác sĩ Lê Ngọc Duy, Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi trung ương, hiện tượng ngộ độc paracetamol không phải là hiếm, Bệnh viện Nhi Trung ương từng tiếp nhận nhiều trường hợp nặng, thậm chí đã có trẻ tử vong.
Bỏ thói quen không tốt
Thực tế, việc mua bán thuốc rất dễ dàng đã và đang diễn ra dù theo quy định của Bộ Y tế, việc mua bán này chỉ được thực hiện theo đơn của bác sĩ. Bà Trần Thị Nhị Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội thừa nhận, việc mua, bán thuốc không cần đơn hiện chưa được giải quyết triệt để. Một trong những nguyên nhân là do công tác thanh tra, kiểm tra còn nhiều hạn chế do số lượng nhà thuốc quá lớn, trong khi lực lượng quản lý còn mỏng. Hơn nữa, chế tài xử phạt hành vi vi phạm chưa đủ sức răn đe.
Để đưa hoạt động mua, bán thuốc vào khuôn khổ, ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, hiện Sở đang phối hợp với cơ quan chức năng tiếp tục kiểm tra, giám sát việc thực hiện kết nối liên thông tại nhà thuốc, quầy thuốc: "Nhà thuốc không kết nối mạng, bán thuốc không có đơn sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược. Các nhà thuốc phải lưu giữ thông tin về đơn thuốc và dữ liệu bệnh nhân để có thể truy xuất khi cần".
Về phía người dân, các chuyên gia đều khuyến cáo: Người bệnh cần phải đi khám và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống, không được bỏ thuốc giữa chừng hoặc thêm thuốc, thay thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ điều trị; không uống thuốc kháng sinh theo đơn của người khác, không sử dụng thuốc quá hạn sử dụng hoặc đã bóc, mở lâu ngày...
Thoát 'cửa tử' nhờ kỹ thuật cao Trong 2 năm qua, Khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất đã thực hiện hơn 100 ca phẫu thuật để cứu sống các bệnh nhân bị xuất huyết não. Qua đó, nhiều bệnh nhân có cơ hội trở lại cuộc sống bình thường, thoát khỏi lưỡi hái của tử thần và nguy cơ bị tàn phế. BS CKII Nguyễn Đức...