Tự ý bổ sung vitamin: thận trọng kẻo hại sức khỏe
Chỉ nên bổ sung vitamin theo chỉ định của bác sĩ, nếu không có thể dẫn đến thiếu hoặc thừa vitamin, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Đừng để tiền mất tật mang
Chị Nga (Cầu Giấy, Hà Nội) có cậu con trai đã gần 2 tuổi. Thấy ở khu phố các mẹ nói chuyện, khuyên nhau nên bổ sung vitamin A, B, D, C tăng sức đề kháng cho con trong đợt phòng chống dịch sởi và thủy đậu này, chị cũng vội vàng mua đủ các loại vitamin để bổ sung cho con.
Ngày nào cũng vậy, trước khi đi làm chị thường dặn bà giúp việc cho cháu uống các loại vitamin trên sau khi ăn. Sau một tháng chị Thu thấy lười ăn hơn, không có dấu hiệu tăng cân thậm chí suốt ngày nôn trớ, mệt mỏi. Sốt ruột, chị đưa con đến bệnh viện. Sau khi bác sĩ thăm khám, bác sĩ cho biết con chị bị như vậy là do uống vitamin quá liều.
Chị Hảo (Núi Trúc – Ba Đình) cũng có thói quen bổ sung vitamin cho cho chính mình mỗi khi thấy mệt mỏi. Thời gian vừa qua có nhiều dịch bệnh bùng phát, lo sợ bị mắc bệnh, chị Hảo rất lưu ý đến các biện pháp phòng ngừa bệnh. Tin rằng bổ sung thêm vitamin sẽ giúp tăng sức đề kháng, chống lại bênh tật, chị liền mua 1 lọvitamin tổng hợp để uống đều đặn trong vòng 2 tháng. Tuy nhiên mới hơn một tháng mà chị đã có biểu hiện mệt mỏi, không hoạt bát như mọi khi, ăn kém… Lo sợ bị bệnh, chị đi khám thì tá hỏa vì bị thừa vitamin do uống không theo chỉ định của bác sĩ.
Việc bổ sung vitamin khi trẻ bị thiếu là hết sức cần thiết, nhưng bổ sung một cách bừa bãi không theo chỉ dẫn của bác sĩ, lạm dụng lại dẫn đến tình trạng mắc một số bệnh do thừa vitamin. Đã có trường hợp trẻ phải nhập viện trong tình trạng bị ngộ độc do thừa vitamin A với các triệu chứng như nôn ói liên tục do tăng áp lực nội sọ, rối loạn thần kinh, không làm chủ được mọi hành vi.
Chỉ nên bổ sung vitamin theo chỉ định của bác sĩ, nếu không có thể dẫn đến thiếu hoặc thừa vitamin, gây nguy hiểm cho sức khỏe của con bạn. Ảnh minh họa
Không nên lạm dụng vitamin
Video đang HOT
Bác sĩ Nguyễn Thị Hiền (Bệnh viện Thanh Nhàn) cho biết, khi bổ sung vitamin quá liều sẽ gây nên những nguy hiểm cho sức khỏe. Ví dụ, thừa vitamin A có thể gây ngộ độc, làm tăng áp lực nội sọ dẫn đến trẻ bị nôn nhiều, đau đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển xương có thể làm trẻ chậm lớn, rối loạn thần kinh. Nếu uống quá nhiều vitamin C có thể phá hủy vitamin B12; thừa kẽm làm cản trở hấp thu sắt, ảnh hưởng đến sự phát triển hệ cơ xương… Đây là nguyên nhân khiến nhiều trẻ thừa vitamin nhưng vẫn còi xương, chậm lớn.
Thừa vitamin B6 có thể dẫn tới viêm đa dây thần kinh, giảm trí nhớ, giảm tiếp prolactin, thừa vitamin D có thể làm trẻ chán ăn, mệt mỏi, nôn, dày màng xương, có trường hợp bị thiểu năng.
Ngược lại khi cơ thể trẻ bị thiếu vitamin, trẻ sẽ chậm lớn, mắc một số bệnh, chẳng hạn: thiếu vitamin A có thể gây bệnh ở mắt, nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa; thiếu vitamin B dẽ bị phù, viêm các dây thần kinh, suy tim; thiếu vitamin C dễ gây chảy máu dưới da và niêm mạc, làm giảm sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn; thiếu vitamin K dễ bị xuất huyết, đặc biệt xuất huyết não, màng não; thiếu vitamiD và canxi sẽ bị còi xương…
Nếu trẻ ăn uống cân bằng, hợp lý, đầy đủ và tình trạng bình thường (tức không có dấu hiệu suy dinh dưỡng) thì không cần bổ sung vitamin.
Nguyên nhân dẫn đến thiếu vitamin và khoáng chất khi chế độ ăn không cung cấp đầy đủ. Khi bị thiếu vitamin, khoáng chất, ở trẻ có thể xuất hiện một số triệu chứng tiêu chảy kéo dài, rối loạn hấp thu, các bệnh về gan, mật…
Theo ThS.BS Lê Thị Phương Huệ (Bệnh viện Thanh Nhàn), đối với người lớn căn cứ trên bệnh lý sẽ cần bổ sung thêm các loại vitamin nhưng vẫn phải theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đối với người già có sức khỏe suy giảm, người bệnh nặng kéo dài… ngoài chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết nhất, có thể dùng thêm vitamin tổng hợp. Với phụ nữ có thai bổ sung cần bổ sung vitamin canxi và sắt…
Thông thường, những người ốm yếu, sức khỏe giảm sau khi được bổ sung vitamin và chất khoáng cần thiết, đúng và hợp lý thì có cải thiện rõ rệt về sức khỏe như: giảm được mệt mỏi, tập trung tư tưởng tốt hơn, ăn ngon miệng hơn, dễ ngủ và thời gian ngủ kéo dài hơn…
Đối với người có sức khỏe bình thường không nên bổ sung vitamin mà nên duy trì chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng là tốt nhất.
Vì thế khi bổ sung vitamin và khoáng chất cần chú ý dùng đúng chỉ định của bác sĩ để tránh biến chứng xấu do quá liều. Liều bổ sung bao giờ cũng phải thấp hơn nhu cầu hàng ngày, trừ trường hợp đang bị mắc bệnh do thiếu các vitamin và khoáng chất đó thì có thể dùng liều cao hơn, theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Đặc biệt, vitamin không thay thế được thức ăn, vitamin luôn có sẵn trong thực phẩm (rau, quả, ngũ cốc, thịt, cá…). Vì thế, cho dù bổ sung vitamin, cả người lớn lẫn trẻ em vẫn phải duy trì một chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng các nhóm thực phẩm.
Theo Tri thức trẻ
Thiếu máu do thiếu sắt, giảm IQ
Thiếu máu, thiêu săt không chi anh hương đên sư tăng trương, hoat đông thê chât ma con anh hương đên hoat đông tri nao. Trong chê đô ăn, ngươi Viêt Nam thương không cung câp đu chât săt cho nhu câu nên rât dê co nguy cơ thiêu săt.
Thiếu sắt, thiếu máu ảnh hưởng đến phát triển thông minh ở trẻ - Ảnh minh họa
Mối liên hệ giữa sắt và IQ
Theo TS-BS Nguyên Thanh Danh, khoa Dinh dương lâm sang, Trung tâm Dinh dưỡng TP. HCM, nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng học thế giới đã chỉ ra rằng khi cơ thể không đủ sắt, chỉ số IQ sẽ "tự động" giảm từ 5-10 điểm. Nếu chỉ số IQ giảm dưới 75 điểm thì khả năng tập trung và tiếp thu bài vở cũng giảm theo.
Trung bình trong cơ thể con người có khoảng 4-5 lít máu lưu thông thường xuyên. Máu bao gồm các thành phần: bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu va cac chât dinh dương, trong đó hồng cầu có chức năng mang oxy từ phổi tới các mô (tế bào). Sắt tạo ra hemoglobin tức huyêt sắc tố chứa trong hồng huyết cầu. Khi cơ thể thiếu sắt, các tế bào không nhận đủ oxy se dẫn đến giam khả năng phát triển về cả thể chất lẫn trí tuệ. Cụ thể hơn, việc thiếu sắt sẽ làm giảm lượng chất sắt dự trữ trong não, tác động không tốt đến tế bào thần kinh gây ảnh hưởng đến khả năng học hành.
Triệu chứng thiếu máu thiếu sắt ảnh hưởng đến phát triển của trẻ - Ảnh minh họa
Thực hiện nghiên cứu trên 5.400 em từ 6 đến 16 tuổi, các nhà khoa học Mỹ thấy rằng khi làm bài kiểm tra toán, các em thiếu sắt có khuynh hướng bị điểm dưới trung bình cao gấp hai lần so với các em khác. Nghiên cứu của tiến sĩ Laura Murray-Kolb và John Beard, thuộc Đại học bang Pennsylvania, cũng chỉ ra rằng những người bị thiếu sắt nhưng chưa thiếu máu và người có triệu chứng thiếu máu lẫn thiếu sắt có tốc độ làm bài kiểm tra chậm hơn so với những người bình thường. Bệnh càng nặng thì tốc độ càng chậm.
Cũng theo bác sĩ Nguyên Thanh Danh, các em bị thiếu sắt sẽ kém tập trung, hay ngủ gật trong giờ học, học bài khó nhớ, mau quên. Cơ bắp không đủ oxy nên các em sẽ mau mệt khi hoạt động thể lực.
Bổ sung sắt bằng cách nào?
Có thể bổ sung sắt thông qua con đường ăn uống vì vi chất rất dễ tìm trong cả thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật lẫn động vật. Các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng vẫn thường khuyến khích phụ huynh chọn lựa thực phẩm giàu sắt hay thực phẩm giúp hấp thu tốt chất sắt như mộc nhĩ, thịt, cá, lòng đỏ trứng gà, các loại đậu, nấm hương, gà tây, nghêu, sò, cá, sữa, rau lá xanh, các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi, táo, đu đủ, thơm... Nên hạn chế nước trà đặc, cà phê vì các loại thức uống này có chất ức chế khả năng hấp thu sắt vào cơ thể.
Thực phẩm bổ sung chữa thiếu sắt, thiếu máu - Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng khuyến nghị bé gái trong độ tuổi dậy thì và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản do có thiếu sắt trong chu kỳ kinh nguyệt nên cần bổ sung sắt hàng tuần, tốt nhất nên chọn thuốc sắt có bổ sung cả a-xít folic và vitamin B12 cũng là những vi chất rất quan trọng đối với sức khỏe người phụ nữ. Nên chọn thuốc sắt hưu cơ ở dạng muối như thuốc sắt fumarate sẽ được cơ thể hấp thu tốt hơn đồng thời hạn chế tác dụng phụ bị táo bón ở các thuốc sắt khác. Cũng theo nghiên cứu của tiến sĩ Laura Murray-Kolb và John Beard, những người bị thiếu sắt thể nhẹ có thể cải thiện được khả năng làm bài kiểm tra sau 4 tháng bổ sung vi chất sắt liên tục với hàm lượng 60mg/ngày.
Thực phẩm bổ sung chữa thiếu sắt, thiếu máu - Ảnh minh họa
Theo TNO
7 thực phẩm tuyệt vời giúp bạn hết chán làm việc Nếu bạn đang cảm thấy thiếu năng lượng khi làm việc, buồn ngủ vào buổi chiều... hãy chọn biện pháp khắc phục là bổ sung các loại thực phẩm sau đây. Chúng được coi là những thực phẩm "vàng" giúp bạn cải thiện sức khỏe, tăng năng lượng và làm việc rất hiệu quả. 1. Trà đen Một tách trà mỗi ngày có...