“Từ vụ ông Truyền, nên rà soát cả những cán bộ đương chức”
“Nhiều người đặt vấn đề “còn bao nhiêu Trần Văn Truyền?”. Tôi cho rằng sự việc này không nên dừng lại mà phải tiếp tục kiểm tra, rà soát không chỉ với cán bộ nghỉ hưu mà cả những cán bộ đương chức”, đại biểu Trương Trọng Nghĩa nêu quan điểm.
Bên hành lang Quốc hội ngày 24/11, trao đổi với báo chí về sự việc liên quan đến ông Trần Văn Truyền – nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ – đại biểu Trương Trọng Nghĩa nhận thấy có kẽ hở lớn trong vấn đề kê tài sản cán bộ, quan chức.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng, sau vụ việc liên quan đến ông Truyền, phải tiếp tục kiểm tra các cán bộ khác
Sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương công bố kết luận thanh tra khối tài sản nhà đất của ông Truyền, cử tri cả nước rất ủng hộ. Tuy nhiên, cử tri vẫn băn khoăn còn có bao nhiêu quan chức như ông Truyền chưa bị xử lý?
Có người đặt vấn đề là có bao nhiêu Trần Văn Truyền có tài sản bất hợp pháp như vậy? Tôi cho rằng sau sự việc này không nên dừng lại mà phải tiếp tục kiểm tra, rà soát không chỉ với cán bộ đã nghỉ hưu mà còn cả cán bộ đương chức nữa.
Cái này chúng ta đã có chủ trương rồi khuyến khích nhân dân cung cấp thông tin và quy định cũng có rồi nhưng lâu nay chưa được chú ý mà thôi.
Qua sự việc ông Trần Văn Truyền chỉ khi về hưu mới bung ra khối tài sản lớn đến như vậy, ông có suy nghĩ thế nào?
Video đang HOT
Luật pháp hiện hành đã quy định khá đầy đủ, không đưa ra một tấm lá chắn nào cho những cán bộ sai phạm về hưu có thể hạ cánh an toàn. Qua sự việc của ông Trần Văn Truyền còn cho thấy, khi còn đương chức anh có thể ém các tài sản, vi phạm nhưng khi anh về hưu nếu cơ quan chức năng phát hiện sai phạm thì anh vẫn bị xử lý. Từ những sai phạm để có được tài sản không hợp pháp là phải thu hồi, đây cũng là một trong những yêu cầu của chống tham nhũng. Điều khá hay ở chỗ sự việc được đưa ra ánh sáng dựa vào dư luận, thông tin của cử tri.
Ngoài ra, ở đây còn cho thấy những vấn đề liên quan đến kê khai tài sản. Sau 20 năm xây dựng kinh tế thị trường, trong cán bộ đảng viên có chức quyền có điều kiện để làm giàu, có tài sản. Nếu họ không kê khai tài sản đầy đủ thì đây là khuyết điểm. Còn không kê khai trung thực, tài sản bất hợp pháp thì rõ ràng đây là sai phạm nặng. Cán bộ có chức có quyền, có tài sản là vài ba căn nhà, xe hơi, đất đai… nếu tất cả đều hợp pháp thì việc gì anh không kê khai, giấu giếm.
Trong báo cáo của Thanh tra Chính phủ mới đây cho thấy trong 1 triệu bản kê khai tài sản có rất ít được kiểm tra, trong đó chỉ có một trường hợp bị xử lý vì kê khai không trung thực. Điều đó cho thấy những trường hợp có nhiều tài sản như ông Truyền rất khó phát hiện nếu chỉ dựa vào sự tự giác kê khai của quan chức?
Lúc đề ra chủ trương bắt buộc kê khai tài sản tôi đã bày tỏ quan điểm, mục đích chính của kê khai tài sản là biết được sự thật về tài sản người đó để đối chiếu, so sánh vài năm sau khi vẫn giữ chức vụ. Kinh nghiệm các nước, anh ở chức vụ càng cao thì mức độ bảo vệ đời tư của anh càng hẹp. Khi lên tới tổng thống rồi thì hầu như tài sản phải công khai hết. Nói đời tư thì rất rộng, nhưng trong đó thì tài sản của công chức là dạng đời tư ít được bảo vệ nhất.
Với những cán bộ có tài sản thì phải kê khai và công khai không đồng nghĩa với nhau. Công khai trong cơ quan Đảng thì phạm vi hẹp, còn công khai dán trước cửa nhà để mọi người biết, giám sát lại là chuyện khác. Vì có thời điểm nếu tung tất cả lên mặt báo để công khai thì cũng không đem lại lợi ích, vì người dân chỉ biết ông này, bà kia có bao nhiêu căn nhà, mảnh đất… chứ thực tế không biết cụ thể nguồn từ đâu mà họ có được những tài sản lớn tới vậy. Đó là chưa kể có những người biết kê khai không trung thực nhưng lại được “che chở”.
Theo ông có cách nào để bịt kín kẽ hở, để tới đây không còn những người như ông Trần Văn Truyền – mãi tới khi về hưu, tưởng rằng đã “hạ cánh” an toàn mới bung khối tài sản lớn ra?
Kinh nghiệm của các nước cho thấy, quan chức giữ vị trí càng cao trong bộ máy chính quyền thì phải càng trong sạch, liêm khiết. Bản kê khai chi tiết tài sản của các nguyên thủ các quốc gia đều được công bố rộng rãi để người dân cùng giám sát. Còn ở Việt Nam, dù việc kê khai tài sản đã được thực hiện nhưng mới là những quy định mang tính khẩu hiệu, chưa “đến đầu đến đũa”.
Vì thế cần chi tiết hóa, đặc biệt trước các kỳ bầu cử, đại hội để chọn lựa người tài đức vào đội ngũ lãnh đạo bằng cách đưa ra quy định riêng về kê khai và điều tra xác minh sau kê khai xem từ đâu có nguồn tài sản này. Việc xác minh phải đảm bảo các yếu tố: tài sản kê khai có thật hay không; đã đủ chưa, có che giấu không; nguồn gốc tài sản từ đâu có. Đây là công việc nhất thiết phải làm, song tiếc là trước đây đã bị lơ là.
Để việc kê khai này phát huy hiệu quả thì cơ quan nào sẽ trực tiếp xác minh và chịu trách nhiệm với việc kê khai tài của cán bộ, công chức của mình?
Đảng viên thì có cơ quan kiểm tra Đảng, còn ở các cấp ủy Đảng đều có bộ phận kiểm tra đó chứ. Nên nhớ, việc kiểm tra này không phải để phát hiện sai phạm, mà phải được tiến hành sau kê khai tài sản. Nếu phát hiện có vấn đề thì sẽ truy vấn đối tượng cán bộ để họ giải trình. Xác định có sai phạm thì sẽ xử lý.
Xin cảm ơn ông!
Quang Phong (ghi)
Theo Dantri
Kiểm tra tài sản ông Trần Văn Truyền
Ủy ban Kiểm tra Trung ương cử đoàn cán bộ đến Bến Tre xác minh toàn bộ tài sản của ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ.
Ngày 23/7, tin tức từ Tỉnh ủy Bến Tre cho biết Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã công bố quyết định kiểm tra dấu hiệu vi phạm của đảng viên đối với ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ. Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng cử đoàn cán bộ đến phối hợp với tỉnh Bến Tre để kiểm tra, xác minh toàn bộ tài sản và bất động sản của ông Truyền. Thời gian làm việc kéo dài 90 ngày.
Căn biệt thự xây dựng trên khu đất rộng hơn 16.000 m2 tại xã Sơn Đông, TP Bến Tre của ông Trần Văn Truyền.
Trước đó, trong tháng 2 và 3/2014, báo chí liên tục phản ánh căn biệt thự của ông Truyền xây dựng trên khu đất rộng hơn 16.000 m2 tại ấp 2, xã Sơn Đông, TP Bến Tre. Ngoài căn biệt thự trên, ông Truyền còn sở hữu ngôi nhà mặt tiền khác tại trung tâm TP Bến Tre.
Dư luận còn đặt nghi vấn ông Truyền và người thân đang sở hữu những căn biệt thự sang trọng tại TP HCM như ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng (quận 7), phường Thảo Điền (quận 2)... Ngoài ra, ông Truyền đã ký bổ nhiệm hàng loạt cán bộ lãnh đạo các cục, vụ trực thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ trước khi về hưu. Trong số cán bộ được bổ nhiệm, có người không th!uộc diện quy hoạch, trình độ năng lực hạn chế.
Những dư luận không tốt về vị quan chức từng đứng đầu cơ quan chống tham nhũng của Chính phủ được các đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm, chất vấn. Chiều 12-6, trả lời chất vấn tại Quốc hội, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết Ban Bí thư Trung ương đã chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương nắm tình hình tài sản của ông Trần Văn Truyền.
Về việc ông Trần Văn Truyền bổ nhiệm 60 cán bộ của cơ quan thanh tra, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh khẳng định đây là thông tin chính xác. "Thực tế do yêu cầu công tác cán bộ để thực thi công vụ. Tuy nhiên, cũng có sơ suất như thời gian bổ nhiệm chưa đầy đủ, số lượng cấp phó nhiều hơn quy định, năng lực một số cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu" - Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh nhận định. Người đứng đầu Thanh tra Chính phủ thừa nhận: "Chúng tôi đã nghiêm túc kiểm điểm, khắc phục kịp thời một cách nghiêm túc".
Tại các cuộc tiếp xúc với cử tri TP Hà Nội sau đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Cán bộ dù về hưu cũng nhất định phải làm rõ, chứ không nhân nhượng cho qua. Cụ thể Ban Bí thư Trung ương đã chỉ đạo, giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc.
THEO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Thu hồi nhà đất của ông Trần Văn Truyền: Cựu Tổng Thanh tra CP lấy tiền đâu xây nhà? "Hành động của Ủy ban Kiểm tra TƯ phần nào đáp ứng niềm tin của nhân dân. Bước tiếp theo của sự việc là phải xác định rõ ông Truyền lấy đâu ra tiền để mua, xây dựng những ngôi nhà đó", Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp Quốc hội Đinh Xuân Thảo nói. Ngày 24/11, bên hành lang Quốc hội, đại...