Từ vụ nước sông Đà nhiễm dầu: Ai bảo vệ nguồn nước sạch của Thủ đô?
PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, Khoa Môi trường (Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG Hà Nội) khẳng định:
“An ninh nguồn nước đang bị thả lỏng” khi trả lời NTNN/Dân Việt về những vấn đề liên quan tới việc bảo vệ nguồn nước sạch nhìn từ cuộc “khủng hoảng” nguồn nước mà Hà Nội phải đối mặt những ngày qua.
PGS-TS Nguyễn Đình Hòe.
Cuộc khủng hoảng nước sạch ở Hà Nội những ngày qua đặt ra câu hỏi: Vấn đề an ninh nguồn nước ở nước ta đang được triển khai như thế nào, thưa ông?
- An ninh nguồn nước bao gồm nhiều mặt, trong đó chính yếu là đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của cư dân và bảo đảm an toàn – vệ sinh, loại trừ các rủi ro gây hại. Nhiệm vụ bảo vệ nguồn nước và các chế tài được quy định tại Luật Tài nguyên nước 2012 cùng các văn bản dưới luật.
Sự cố vừa xảy ra đối với nước đầu nguồn sông Đà cho thấy an ninh nguồn nước chưa được bảo đảm, thậm chí có thể nói là rất lỏng lẻo. Thật khó tưởng tượng một xe tải lén xả chất lỏng nghi là dầu xuống đó mà không một ai hay biết. Hậu quả là dầu theo suối đổ ra kênh, vào sông, nổi váng, làm cho nước ô nhiễm, hôi và khét. Cư dân hạ lưu chính là người trực tiếp gánh chịu hậu quả đó khi phải sử dụng nước sinh hoạt từ nguồn này, dù đã qua Nhà máy Nước sạch Sông Đà xử lý.
Nhiều khu vực dầu mỡ đã ngấm vào bùn đất. Có khu vực lớp bùn đất chứa dầu mỡ dầy tới 20 cm. (Ảnh: Danviet)
Ông có thể nói rõ hơn quy trình bảo vệ nguồn nước được quy định trong luật như thế nào?
- Việc bảo vệ nguồn nước sinh hoạt đã quy định chặt chẽ tại Thông tư số 24/2016/TT-BTNMT quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt. Các vùng bảo vệ nước đầu nguồn như hành lang bảo vệ nguồn nước, đới (vùng – PV) bảo hộ vệ sinh nguồn nước này thì công ty nước sạch sẽ lập rồi báo cáo Sở TNMT, trình UBND tỉnh phê duyệt.
Luât Tài nguyên nước 2012 cũng quy đinh trách nhiêm bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt của các cấp địa phương như sau: Đối với UBND cấp tỉnh: Xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trong phạm vi địa phương theo quy định của Bộ TNMT; tổ chức công bố thông tin chất lượng nguồn nước sinh hoạt, cảnh báo hiện tượng bất thường về chất lượng của nguồn nước sinh hoạt đối với các nguồn nước trên địa bàn.
Video đang HOT
Vụ việc dầu thải nhiễm vào đầu nguồn nước sông Đà cho thấy trách nhiệm của đơn vị kinh doanh và địa phương chưa cao, thậm chí buông lỏng trong việc đảm bảo an ninh cho nguồn nước rất quan trọng đối với người dân Thủ đô.
Từ câu chuyện trên, theo tôi, trách nhiệm đầu tiên vẫn thuộc về chính quyền địa phương, sau đó là trách nhiệm của đơn vị cung cấp nước sạch. Không thể nói tôi không biết rồi làm ngơ.
Qua vụ việc này, để bảo đảm an toàn tuyệt đối về nguồn nước sinh hoạt, theo ông Nhà nước có nên sở hữu, quản lý các công ty cấp nước sinh hoạt không ?
- Sông Đà, sông Hồng, sông Mã, sông Mekong, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn… là những bể chứa quan trọng bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia. Nhiều con sông chảy vào nước ta bắt nguồn từ nước ngoài, như sông Hồng, sông Mekong. Vì thế, vận hành cơ chế liên tỉnh hay liên vùng để bảo vệ sông và an toàn nguồn nước đã rất khó, huống gì cơ chế liên khu vực và liên quốc gia.
Dù các bộ – ngành hữu trách và các tổ chức sông ngòi đã có nhiều nỗ lực thực hiện nhiệm vụ nói trên nhưng nhìn vào thực tế thì chưa thể an tâm.
Giả định, thay vì dầu, kẻ xấu cố tình đổ hóa chất kịch độc như cyanua, thủy ngân, cadimi… xuống con suối đầu nguồn với chủ đích phá hoại thì liệu công nghệ xử lý nước hiện nay ở ta có làm sạch nổi hay không? Và thử hình dung hậu quả sẽ khủng khiếp tới mức nào.
Tại Việt Nam, tổng lượng nước đang được khai thác, sử dụng hằng năm khoảng 80,6 tỷ m3, trong đó hơn 80% lượng nước được sử dụng cho mục đích nông nghiệp (khoảng 65 tỷ m3/năm).
Theo Hội Tài nguyên nước quốc tế, Việt Nam đang thuộc nhóm các quốc gia thiếu nước. Chúng ta hiện có 7.500 hồ chứa nước và đập dâng với dung tích khoảng 20 tỷ m3, trong khi nhu cầu nước dự kiến đến năm 2020 của một số lĩnh vực lên tới khoảng 125 tỷ m3.
Như vậy, so với nhu cầu cấp thiết thì lượng nước được cấp chủ động từ các hồ chứa chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ, còn lại phụ thuộc chủ yếu vào lượng nước mưa tự nhiên và nguồn cung từ các con sông.
Mấy năm nay người dân đã phải nếm trải hậu quả do tình trạng ngăn đập làm thủy điện và xả chất thải chưa qua xử lý ra sông. Thiếu nước sinh hoạt hay phải dùng nước bẩn, cư dân ở ven sông hoặc hạ lưu còn bị mất sinh kế. Từ đó thấy rằng bảo vệ an ninh nguồn nước luôn là nhiệm vụ tối quan trọng.
Việc để Nhà nước quản lý các công ty nước sạch, theo tôi là ý tưởng hay.Một số nước cũng áp dụng mô hình này nhưng họ có chế tài cụ thể và phải dựa trên tinh thần đảm bảo an toàn tuyệt đối nguồn nước sinh hoạt.
Xin cảm ơn PGS-TS!
TS chuyên gia vật lý Nguyễn Văn Khải: Làm rõ trách nhiệm cá nhân liên quan
Cả một nhà máy nước lớn như vậy, cung cấp nước cho hàng chục nghìn hộ dân mà không ai đi kiểm tra, biết nước bị nhiễm dầu thải cho đến khi người dân bức xúc? Do hạn chế về năng lực hay là hành động lấp liếm, coi thường sức khỏe của người dân? Có thể khẳng định sự vô trách nhiệm của Công ty Nước sạch Sông Đà thể hiện rất rõ trong vụ việc này.
Theo tôi, Hà Nội phải xác định những cá nhân nào đã không làm tròn trách nhiệm, không đảm bảo được chất lượng nước cung cấp cho người dânđể xử lý nghiêm. Đối với những hộ dân đang không có nước sạch, nhà máy nước phải có trách nhiệm cung cấp từ các nguồn khác để phục vụ.
KTS Trần Huy Ánh – Ủy viên thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội: Cơ quan quản lý bị động
Việc người cung cấp dịch vụ nước sạch mà gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân ở nhiều quốc gia trên thế giới được quy định rất chặt chẽ, rõ ràng. Thực tế ở Việt Nam, không thiếu những điều luật để xác định trách nhiệm của đơn vị cung cấp nước sạch.
Tuy nhiên, qua sự cố này chúng ta thấy phản ứng hết sức bị động và chậm chạp của các cơ quan chức năng của Hà Nội, đặc biệt là đơn vị cung cấp nước. Công ty Viwasupco đã có nhiều tai tiếng trước đây như sự cố vỡ đường ống nước…
Việc này có thể là hệ quả của sự thiếu cạnh tranh, thiếu giám sát trong lĩnh vực nước sạch. Vai trò quản lý của cơ quan nhà nước trong việc này không có hiệu lực nên nó cứ lặp đi lặp lại. Do đó cần xem xét trách nhiệm của các cơ quan liên quan…
Thành An (ghi)
Theo Danviet
Hà Nội khuyến cáo người dân không dùng nước sạch sông Đà để ăn uống
TP.Hà Nội khuyến cáo người dân sử dụng nước thuộc vùng do Công ty cổ phần Viwaco, Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông cung cấp.
Chỉ nên dùng nguồn nước này để tắm giặt, không sử dụng để nấu ăn, uống. Việc nấu ăn, uống tạm thời dùng nước chai, bình do các đơn vị khác cung cấp.
Chiều 15/10, tại Hội nghị giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục thông tin kết quả xác minh nội dung: phản ảnh của người dân, các cơ quan báo chí về nguồn nước sinh hoạt của người dân tại các khu vực Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai... có mùi khét nồng nặc, có váng dầu trong những ngày vừa qua.
Cụ thể, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho hay, vào hồi 9 giờ sáng, ngày 10/10/2019, UBND thành phố nhận được tin báo phản ảnh của một số người dân tại quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông phản ảnh qua đường dây nóng, tin phản ảnh của một số phóng viên của các báo Thanh Niên, Tiền Phong... có nội dung: nguồn nước sinh hoạt của người dân tại các khu vực Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai... có mùi khét nồng nặc, có váng dầu.
Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục thông tin đến báo chí.
Xác định đây là một vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, Chủ tịch UBND thành phố đã thành lập ngay một tổ công tác do đồng chí Giám đốc Sở Xây dựng là Trưởng đoàn lên kiểm tra toàn bộ quá trình vận hành Nhà máy nước mặt sông Đà;
Đồng thời, tổ chức lấy mẫu nước để xét nghiệm tại nhà máy (trước nguồn) sau khi xử lý các bể chứa trung gian, bể tăng áp tại huyện Thạch Thất, quận Nam Từ Liêm và tại bể chứa nước cấp nước của Công ty tại khu vực quận Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai, tại một số bể chứa của một số tòa nhà chung cư, vòi nước hộ gia đình, đồng thời yêu cầu lãnh đạo Công ty Cổ phần Viwaco, Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông và lãnh đạo Công ty Cổ phần nước sạch sông Đà báo cáo giải trình gửi đoàn công tác.
"Tại khu vực đầu nguồn tại khe núi tại xã Phú Minh, Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình có dấu hiệu đổ dầu nhớt thải trộm. Chất thải dầu này đã chảy lan ra suối rồi chảy vào hồ Đầm Bài (là hồ chứa nước để cấp cho nhà máy).
Một số cán bộ của Công ty cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) có phát hiện việc này từ sáng ngày 08/10/2019, nhưng đã không có bất cứ báo cáo nào với các cơ quan chức năng của tỉnh Hòa Bình, cũng như thành phố Hà Nội; Cũng không có bất cứ hành vi ứng cứu ngăn chặn ô nhiễm của nguồn dầu này theo quy định, mà cứ để mặc kệ, dẫn đến váng dầu này đã chảy vào nguồn nước qua hệ thống xử lý nước của nhà máy, rồi chảy vào hệ thống phân phối đến người dân ở các vùng Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân", ông Dục thông tin.
Theo Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, tổ công tác đã kiểm tra việc vận hành lọc nước của Nhà máy vào các ngày 11, 12, 13, 14/10/2019. Toàn bộ hệ thống của nhà máy nước vẫn hoạt động bình thường. Các cán bộ của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Sở Y tế Thành phố đã lấy nhiều mẫu nước tại nhiều vị trí khác nhau để xét nghiệm.
Căn cứ vào kết quả xét nghiệm của Trung tâm kiểm soát bệnh tật của Thành phố theo QCVN 01:2009/BYT xác định: Các mẫu xét nghiệm đều có hàm lượng Styren thuộc nhóm các chỉ tiêu giám sát mức độ C, cao hơn giới hạn cho phép (20mg/l) theo QCVN 01:2009/BYT từ 1,3 đến 3,65 lần (tại các vòi hộ gia đình, hàm lượng Styren thấp hơn tại nhà máy và các điểm chứa trung gian). Các chỉ tiêu giám sát nước độ A: 8/8 mẫu nước đạt quy chuẩn đối với 14/15 chỉ tiêu giám sát. Chỉ tiêu mùi vị là không đạt.
"Từ kết quả xác minh, kết quả giám định xác định mùi "khét" có tại trong nguồn nước tại các nhà dân trong toàn bộ khu vực cấp nước của nhà máy tại các quận: Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông là do chất Styren có từ dầu thải gây ra. Kết hợp với mùi nồng nặc của chất clo (kết quả xét nghiệm có hàm lượng 0,8mg/l- Nằm trong giới hạn cho phép theo TCVN)", ông Dục nêu rõ.
Ông Dục cũng cho biết, Thành phố đã đưa ra khuyến cáo cho thời gian trước mắt, khi Công ty Viwasupco chưa súc xả, thau được toàn bộ hệ thống nước tại các bể của gia đình, khu chung cư, các bể tăng áp.
Theo đó, mọi người dân sử dụng nước thuộc vùng do Công ty cổ phần Viwaco, Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông cung cấp, "chỉ nên dùng nguồn nước này để tắm giặt, không sử dụng để nấu ăn, uống. Việc nấu ăn, uống tạm thời dùng nước chai, bình do các đơn vị khác cung cấp".
Theo danviet
Cty nước sông Đà cấp nước trở lại cho người dân Hà Nội: Có an toàn? Đại diện các đơn vị phân phối nước sạch sông Đà xác nhận, hiện nước sạch từ nhà máy Sông Đà đã được cấp trở lại. Sáng 17/10, trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Hữu Tới - Tổng giám đốc Công ty Viwaco - đơn vị phân phối nước sạch sông Đà cho biết, hiện nước sạch từ nhà máy Sông Đà...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Myanmar xảy ra trận động đất mới, người dân hoảng loạn

Tài xế ô tô con dừng giữa đường nghi để thách thức xe tải ở Đắk Lắk

Đội cứu hộ Bộ Công an mang flycam, radar sang Myanmar tìm nạn nhân động đất

Bộ Công an Việt Nam đưa người sang hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất

Tài xế ô tô 16 chỗ đánh nhau với người đi đường tại TPHCM

Ô tô và xe máy rơi xuống cống, 3 người thương vong

Quảng Trị: Chở 130 kg pháo lậu trên ô tô, bị bắt quả tang

Xe chở học sinh lật trên cao tốc, 2 người bị thương

Bơi qua sông về nhà sau cuộc nhậu, người đàn ông đuối nước tử vong

79 quân nhân sắp sang Myanmar cứu trợ sau thảm họa động đất

Bé trai 6 tuổi tử vong nghi do rơi từ lầu chung cư ở TPHCM

Lý do Hà Nội, TPHCM cách Myanmar hơn 1.000km vẫn thấy rung lắc vì động đất
Có thể bạn quan tâm

Xuất hiện 1 ông lớn cố cứu Triệu Lộ Tư giữa bão drama, nhưng làm 1 hành động khiến netizen ngao ngán
Sao châu á
21:32:26 30/03/2025
Có người trúng giải độc đắc Powerball hơn 500 triệu USD
Thế giới
21:29:34 30/03/2025
Vụ Á hậu Việt bị "yêu râu xanh" tấn công giữa đường: Được khuyên 1 câu gây ức chế
Sao việt
21:29:27 30/03/2025
Hồ sơ giải mật của CIA nói đã tìm được thánh tích Kitô giáo Hòm Giao ước
Lạ vui
20:33:03 30/03/2025
Xác minh nhóm "quái xế" lạng lách, tạt đầu ô tô trên cầu Nhật Tân
Pháp luật
20:24:18 30/03/2025
Lý do ngôi sao số 1 Hàn Quốc phải liên tục xin lỗi, một khoảnh khắc khiến triệu người xót xa
Nhạc quốc tế
19:59:44 30/03/2025
HIEUTHUHAI tung teaser MV mới chìm nghỉm giữa tấn drama của ViruSs, sau hơn nửa ngày vẫn chưa lọt Top Trending
Nhạc việt
19:51:40 30/03/2025
Công thức pha nước chanh giải khát làm đẹp da
Làm đẹp
19:34:52 30/03/2025
Khi "cái chùa" ở cạnh "cái chợ": Anh trai mệt mỏi vì bài vở còn phải trông nhóc em siêu quậy chỉ mê ăn
Netizen
19:02:24 30/03/2025