Từ vụ nhiễm trùng não do dùng tăm bông ngoáy tai, bác sĩ chỉ cách vệ sinh tai an toàn, hiệu quả
Thông tin người đàn ông bị nhiễm trùng não do hậu quả của việc dùng bông tăm ngoáy tai khiến nhiều giật mình với thói quen của mình.
Rắc rối của người đàn ông 31 tuổi đến từ Anh bắt đầu khi dùng tăm bông ngoáy tai và vô tình khiến đầu bông kẹt lại trong ống tai mà không biết. Tai nạn này không gây đau đớn hay nguy hiểm ngay lập tức, nhưng qua 5 năm, nó đã khiến nạn nhân phải trả giá đắt.
Hình ảnh chụp CT cho thấy vùng nhiễm trùng của người đàn ông
Biểu hiện bệnh lên đến đỉnh điểm là những cơn đau đầu triền miên, nôn mửa và xuất hiện những cơn động kinh khiến anh không còn nhớ nổi tên mọi người.
Sau khi thăm khám, các bác sĩ đã phát hiện ra một mảnh bông ở một bên tai do trước đây người đàn ông đã dùng tăm bông để vệ sinh tai, miếng bông bị kẹt, nằm sót lại trong ống tai suốt 5 năm. Một thành viên của đội ngũ chuyên gia tai mũi họng tham gia điều trị cho bệnh cho hay mảnh bông là nguyên nhân chính gây nên nhiễm trùng tai của bệnh nhân.
May mắn cho người đàn ông, anh ta đã phục hồi hoàn toàn sau khi một cuộc phẫu thuật nhỏ được thực hiện để loại bỏ mảnh bông và anh ta đã được sử dụng một đợt điều trị kháng sinh kéo dài hai tuần để đảm bảo rằng sẽ không còn nhiễm trùng nữa. Trường hợp của người đàn ông sau đó đã được ghi lại trong tạp chí Y khoa của Anh vào ngày 6/3.
Hãy bỏ thói quen này càng sớm càng tốt
Theo các chuyên gia, nếu bạn có thói quen dùng bông tăm để ráy tai, hãy bỏ thói quen này càng sớm càng tốt.
Video đang HOT
Ráy tai có đặc tính chống vi khuẩn để ngăn ngừa một số loại bệnh nhiễm trùng, và cũng là một thuốc chống côn trùng để ngăn côn trùng vào tai. Chưa kể, ráy tai còn có công dụng giữ cho ống tai được bôi trơn. Nếu không, khu vực này trở nên khô và cũng có thể ngứa.
Tai người có cơ chế làm sạch tự nhiên thông qua quá trình tắm rửa hoặc gội đầu hàng ngày. Việc chuyển động hàm thông thường khi nói, nhai cùng với sự phát triển da trong ống tai sẽ giúp đẩy ráy tai từ bên trong ra bên ngoài.
Thế nhưng, nhiều người lại cố gắng làm sạch tai bằng bông tăm. Thói quen làm sạch tai bằng bông tăm có thể gây tổn hại màng nhĩ. Trong một số trường hợp, nó có thể gây mất thính lực tạm thời. Ngoài ra, dùng bông tăm để lấy ráy tai có thể đẩy ráy tai từ bên ngoài vào phía bên trong của tai, từ đó gây hại cho tai.
Làm thế nào để giữ tai luôn sạch sẽ?
Ảnh minh họa
Các chuyên gia khuyên rằng cách đơn giản là bạn chỉ cần sử dụng miếng vải mềm để rửa phần bên ngoài tai. Bạn không cần rửa phần bên trong tai vì ráy tai có thể tự bong ra.
Tuy nhiên vẫn có trường hợp ngoại lệ, nếu ráy tai gây giảm thính lực, tai bị nghẽn, ráy tai ướt chảy nước màu vàng hoặc nâu… cũng không cần thiết sử dụng bông tăm để ngoáy.
Tốt nhất khi gặp những dấu hiệu trên, bạn nên gặp bác sĩ để được trực tiếp tư vấn và điệu trị.
M.H (th)
Theo giadinh.net.vn
Người mẹ ung thư từ chối xạ trị để con chào đời an toàn
Sheila Downing 33 tuổi, Mỹ, hoãn xạ trị 5 tháng sau khi phẫu thuật ung thư não để chờ sinh con trai an toàn.
Ở tuần 16 thai kỳ, Sheila xuất hiện những cơn đau đầu và căng thẳng. Cô phải đi ngủ với túi nước chườm trên đầu để giảm đau, uống thuốc trị đau đầu không thuyên giảm, theo Mirror.
"Ban đầu chỉ là những cơn đau đầu nhẹ, chúng ngày càng dữ dội và kéo dài khiến thị lực giảm sút", Sheila kể.
Tháng 3/2018, Sheila đang lái xe chở con gái thì phải dừng xe đột ngột vì tầm nhìn bị mờ. Đêm đó, chồng của Sheila là Joshua đưa vợ đi cấp cứu do khó thở và bị co giật. Kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy có một khối u ở phía sau vùng não phải của cô. Khi đó Sheila mang thai tuần thứ 17.
Sheila chụp ảnh cùng chồng và con gái 1 tuổi trước khi phát hiện bệnh. Ảnh: Mirror.
Ngày 12/3/2018, Sheila được phẫu thuật cắt bỏ khối u. Sau phẫu thuật cô vẫn có thể đi bộ, nói chuyện và ăn uống nhưng quá yếu để bế con gái đầu của mình. "Tôi thường ngồi trên sàn và để con gái bò vào lòng. Tôi rất buồn vì không thể chăm sóc con như trước đây".
Sheila phải xạ trị. Đứng trước sự lựa chọn khó khăn có thể nguy hiểm đến tính mạng, bà mẹ 33 tuổi và chồng quyết định hoãn điều trị xạ trị để chờ sinh con được an toàn.
Trong những tháng tiếp theo, Sheila tập trung chăm sóc sức khỏe để sinh con và được bác sĩ theo dõi sát bệnh tình.
Hình ảnh của người mẹ 33 tuổi và con trai. Ảnh: Mirror
Ngày 8/8/2018, Sheila chào đón cậu con trai Josiah, nặng 3,15 kg. Josiah bị hẹp động mạch chủ bẩm sinh và phải phẫu thuật tim lúc bốn ngày tuổi.
Sheila đáng lẽ phải bắt đầu xạ trị ngay sau sinh, nhưng quyết định tiếp tục hoãn điều trị đến tận tháng 1/2019. Cô chia sẻ: "Tôi quyết định như thế vì biết rằng con cần tôi. Tôi sẽ tập trung vào sức khỏe của con và tạm gác nhu cầu của bản thân sang một bên".
Tháng 12/2018, Sheila cai sữa cho con và bắt đầu điều trị vào ngày 3/1. Cô uống thuốc hóa trị mỗi ngày, một giờ trước khi xạ trị. Thời gian xạ trị kéo dài từ thứ hai đến thứ sáu mỗi ngày, tổng số 30 lần điều trị.
Hiện, sức khỏe của Josiah đang phát triển rất tốt. Ảnh: Mirror
"Tôi và con trai, cả hai chúng tôi đều làm rất tốt", Sheila chia sẻ. "Tôi không lo lắng và đang cố gắng tận hưởng để từng ngày trôi qua không vô nghĩa".
Thùy An
Theo VNE
Hãy uống trà hàng ngày vì những lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe Nếu bạn bị mụn trứng cá, hãy uống ít nhất một cốc trà xanh mỗi ngày. Trong khi đó, trà gừng sẽ làm dịu cơn đau đầu, trà quế có tác dụng giảm viêm họng. Phương Mai Nguồn: Health