Từ vụ Nguyễn Xuân Đường, lộ lỗ hổng trong đấu giá đất ở Thái Bình
Không phải đến khi vụ án Nguyễn Xuân Đường – Nguyễn Thị Dương được Công an tỉnh Thái Bình khởi tố, những lỗ hổng trong hoạt động đấu giá đất tại Thái Bình mới bộc lộ.
Mở rộng điều tra vụ án băng nhóm xã hội đen Đường “Nhuệ”, Công an tỉnh Thái Bình đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Giám đốc Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản (Sở Tư pháp) và Trưởng phòng phát triển quỹ đất và kỹ thuật đất đai (Sở TN&MT) cùng 2 thuộc cấp vì liên quan đến những sai phạm trong đấu giá đất.
Nhiều lỗ hổng trong công tác quản lý đấu giá đất tại Thái Bình đã bộc lộ.
Làm giả hồ sơ tham gia đấu giá dự án trăm tỷ
Ngày 2/10/2019, UBND tỉnh ra quyết định hủy kết quả đấu giá quyền sử dụng đất, hủy công nhận chủ đầu tư thực hiện dự án nhà ở thương mại tại xã Đông Mỹ (TP Thái Bình).
Kèm theo quyết định này, đơn vị trúng đấu giá đất bị sung công quỹ số tiền 44,9 tỷ đồng (tiền đặt cọc đấu giá); bị cơ quan điều tra Công an tỉnh khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
Quy hoạch dự án khu đất ở thương mại 7,1 ha tại xã Đông Mỹ (TP Thái Bình)
Theo đó, dự án có quy mô 71.285m2 (hơn 7,1ha) nằm ở vị trí “đất vàng” của tỉnh. Dự án cách trung tâm TP khoảng 3km, gần với quảng trường Thái Bình rộng hàng trăm ha; nằm tiếp giáp 3 mặt tiền trong đó có 2 tuyến đường huyết mạch là quốc lộ 10 và đường Võ Nguyên Giáp (mới mở) đi qua phường Hoàng Diệu và xã Đông Mỹ.
Ngoài ra, việc Thái Bình đang gấp rút hoàn tất quy hoạch 1/500 để di chuyển Trung tâm hành chính tỉnh về phường Hoàng Diệu, liền kề với dự án nhà ở xã Đông Mỹ càng tăng thêm tính chất đắc địa của dự án.
Trong đó, diện tích đất ở là 29.878m2 gồm 132 lô liền kề; 90 lô biệt thự, nhà vườn; đất nhà ở xã hội là 9.240m2; còn lại là đất cây xanh, đường nội bộ và trường học.
Ở vị trí đất vàng 3 mặt tiền, giá khởi điểm trong cuộc đấu giá lần 1 là 7,5 triệu đồng/m2
Khu này trước đây là đất nông nghiệp, được UBND TP Thái Bình thu hồi, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng với giá tiền đền bù hơn 68 triệu đồng/sào.
Ngày 26/7/2019, Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản (thuộc Sở Tư pháp) tổ chức đấu giá, có 23/25 hồ sơ đăng ký tham gia đủ tiêu chuẩn; đơn vị tham gia đấu giá nộp số tiền cọc là 44,9 tỷ đồng (tương đương 20% tổng giá trị dự án).
Mức giá khởi điểm là hơn 7,5 triệu đồng/m2. Công ty Bảo Ngọc trúng đấu giá với mức 13,58 triệu đồng/m2.
Video đang HOT
Ngày 7/8/2019, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Đặng Trọng Thăng ký quyết định công nhận kết quả đấu giá, chủ đầu tư thực hiện dự án là công ty Bảo Ngọc.
Tuy nhiên, chỉ sau đó ít lâu, DN này chủ động xin được hủy kết quả trúng đấu giá, chấp nhận mất 44,9 tỷ đồng tiền đặt cọc.
Giám đốc bị khởi tố, bỏ cọc 44,9 tỷ đồng
Ngày 2/10/2019 UBND tỉnh Thái Bình ra quyết định huỷ kết quả đấu giá, huỷ công nhận chủ đầu tư thực hiện dự án đối với công ty Bảo Ngọc.
Cùng ngày, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Thị Ngọc Thủy (SN 1978, Trưởng phòng Khách hàng cá nhân của chi nhánh một ngân hàng tại Thái Bình); Nguyễn Thị Hải Hoàn (SN 1990, cán bộ ngân hàng tại Thái Bình) về hành vi “Giả mạo trong công tác”.
Điều tra ban đầu, Thủy và Hoàn đã sửa chữa, nâng khống số dư tài khoản tiền gửi tại ngân hàng để công ty Bảo Ngọc đủ điều kiện năng lực tài chính tham dự đấu giá.
Quyết định hủy kết quả đấu giá, sung ngân sách 44,9 tỷ đồng đối với nhà đầu tư gian dối trong hồ sơ năng lực
Công ty Bảo Ngọc có trụ sở tại khu đô thị Trần Lãm, TP Thái Bình, do bà Phạm Thị Liễu đại diện pháp luật, Giám đốc là ông Trần Hữu Huân.
Theo giấy phép kinh doanh, công ty này hoạt động từ ngày 26/4/2019, vốn điều lệ là 20 tỷ đồng.
Ngay trước và sau phiên đấu giá, công ty Bảo Ngọc có sự thay đổi về nhân sự. Ông Huân giữ chức Tổng giám đốc thay bà Liễu; ông Phạm Trường Nam là chủ tịch HĐQT.
CQĐT Công an tỉnh Thái Bình đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can Phạm Trường Nam, Trần Hữu Huân về hành vi làm giả hồ sơ đấu giá đất.
“Bờ xôi ruộng mật” của Thái Bình được chuyển đổi thành dự án nhà ở thương mại
Do không đủ tài chính, công ty Bảo Ngọc đứng ra huy động để có đủ số tiền cọc 44,9 tỷ đồng dưới dạng cùng hùn vốn đầu tư, ăn chia lợi nhuận.
Ngoài ra, Nam và Huân cấu kết với cán bộ ngân hàng kê khống số dư trong tài khoản DN để được tham gia đấu giá.
Những cổ đông góp vốn với Huân và Nam gồm ông Nguyễn Như K. (công ty Lam Sơn 20%), ông Nguyễn Huy T. (40%) và ông Phạm Văn B. (10%).
Theo quy định của UBND tỉnh, sau khi trúng đấu giá, nếu không nộp đủ số tiền dự án trong thời hạn 30 ngày sẽ bị hủy kết quả đấu giá, bị tịch thu tiền đặt cọc sung kho bạc nhà nước.
Không đủ tiền để nộp đúng thời hạn, công ty Bảo Ngọc bị hủy kết quả đấu giá, bị tịch thu số tiền 44,9 tỷ đồng.
Xác nhận với VietNamNet, lãnh đạo Sở Tư pháp tỉnh Thái Bình cho biết, Công an tỉnh Thái Bình yêu cầu Sở cung cấp thông tin liên quan tới việc đấu giá dự án đất Đông Mỹ, trong đó có vai trò của Giám đốc Trung tâm đấu giá Phạm Văn Hiệp vừa bị bắt giữ.
Thái Bình
Quá khứ vợ chồng Nguyễn Xuân Đường lần đầu tiên được công bố
Ban chỉ đạo 1593 tỉnh Thái Bình lần đầu công bố thông tin chính thức về quá khứ vợ chồng Đường Nhuệ.
Chiều tối nay, Ban chỉ đạo 1593 (do Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình chỉ đạo thành lập để giám sát, theo dõi công tác xử lý vụ việc Nguyễn Xuân Đường - Nguyễn Thị Dương) phát đi bản thông cáo báo chí về lai lịch của 2 đối tượng này.
Nguyễn Xuân Đường (thường gọi là Đường "Nhuệ"), SN 1971, ở xã Nam Cao, huyện Kiến Xương; trú tại số nhà 366, đường Lê Quý Đôn, tổ 22, phường Kỳ Bá, TP Thái Bình.
Cuối năm 2007, trở về địa phương sau khi đi lao động tự do tại LB Nga, Đường thường xuyên có biểu hiện tụ tập với các đối tượng không có công ăn việc làm, tham gia vào một số vụ cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng.
Nguyễn Xuân Đường và Nguyễn Thị Dương
Năm 2008, Đường kết hôn với Nguyễn Thị Dương (SN 1980, quê quán ở xã An Ninh, huyện Tiền Hải). Sau khi cưới, vợ chồng Dương, Đường bắt đầu hoạt động môi giới, buôn bán bất động sản. Qua rà soát từ năm 2010 đến nay, lực lượng công an đã xử lý 20 vụ, 12 đối tượng có mối quan hệ với Đường, Dương.
Các vụ việc này chủ yếu là do đàn em của Đường thực hiện, Đường không trực tiếp ra mặt nên việc đấu tranh, xử lý vi phạm đối với Đường gặp nhiều khó khăn.
Từ cuối năm 2010 đến nay, Dương 3 lần đăng ký kinh doanh hộ cá thể, trong đó 2 lần ở TP Thái Bình và 1 lần ở huyện Tiền Hải. Tất cả các lần đăng ký và hoạt động kinh doanh đều báo cáo không phát sinh doanh thu và thực hiện việc nộp thuế.
Ngày 6/2/2015, Dương thành lập công ty TNHH một thành viên Đường Dương, trụ sở tại số nhà 366, đường Lê Quý Đôn, tổ 22, phường Kỳ Bá, TP Thái Bình; hoạt động trên nhiều lĩnh vực, trong đó có kinh doanh bất động sản với số vốn điều lệ và vốn pháp định 6 tỷ đồng.
4 cán bộ của 2 Sở bị bắt giữ liên quan tới vợ chồng Đường - Dương
Từ đó đến nay, công ty Đường Dương chưa thay đổi đăng ký kinh doanh và chỉ nộp tiền thuế môn bài hàng năm, ngoài ra không phát sinh doanh thu và các khoản thuế khác. Vợ chồng Dương, Đường tham gia các cuộc đấu giá tài sản, chủ yếu là đấu giá đất và đều lấy tư cách cá nhân.
Cuối năm 2017, 2 vợ chồng đứng ra thành lập "Hiệp hội tang lễ Thái Bình" và có dấu hiệu hoạt động bảo kê, cưỡng đoạt tài sản.
Dương, Đường cũng có nhiều dấu hiệu bất minh về kinh tế như xây dựng nhà cao tầng, mua sắm ô tô và các đồ gia dụng đắt tiền; sở hữu nhiều lô đất có giá trị ở các huyện, thành phố; tổ chức các hoạt động từ thiện rầm rộ, đóng phim đăng tải trên Youtube, mời rất nhiều văn nghệ sỹ nổi tiếng tham dự, biểu diễn trong các sự kiện của 2 vợ chồng...
Vì sao liên tiếp khởi tố đối với Nguyễn Xuân Đường?
Ngày 7/4, Cơ quan CSĐT đã khởi tố vụ án xảy ra ngày 30/3 tại nhà vợ chồng Đường Nhuệ; lần lượt khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với 6 đối tượng do liên quan đến việc hành hung một phụ xe trên địa bàn. Đây được coi là bước đột phá ban đầu để đấu tranh, triệt phá triệt để ổ, nhóm tội phạm do Nguyễn Xuân Đường và Nguyễn Thị Dương cầm đầu.
Tiếp đó, CQĐT phục hồi điều tra vụ án "Cố ý gây thương tích" xảy ra ngày 18/11/2014 tại trụ sở Công an phường Trần Lãm, TP Thái Bình. Bà Đinh Thị Lý (SN 1964) tố cáo nhóm người do Đường chỉ đạo đánh đập mẹ con bà ngay tại phòng tiếp dân ở trụ sở Công an phường, anh Mai Thế Duy (con trai bà Lý) bị thương tật 15%.
Ngày 22/4, Công an tỉnh Thái Bình khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Xuân Đường và Ninh Đức Lợi về tội "Cưỡng đoạt tài sản" theo quy định tại khoản 3 điều 170 bộ luật Hình sự.
Núp bóng dưới danh nghĩa "Hiệp hội tang lễ Thái Bình", từ tháng 12/2017, bằng nhiều thủ đoạn đe dọa, gây rối, khống chế, Đường và đồng bọn đã buộc công ty Thành Phát (là công ty làm dịch vụ hỏa táng cho công ty CP dịch vụ tang lễ Hoàng Long, tỉnh Nam Định) phải ngừng hoạt động tại Thái Bình.
Tiếp đó, Đường cùng Lợi tìm cách thâu tóm địa bàn bằng cách tự tuyên bố là chủ tịch "Hiệp hội tang lễ", đứng ra phân chia địa bàn hoạt động cho các công ty dịch vụ tang lễ và tự ý đặt ra quy định về các khoản nộp bắt buộc tính trên số ca hỏa táng (được gọi là hội phí và quỹ từ thiện), nhưng toàn bộ số tiền đó đều do Đường thu và toàn quyền quyết định.
Bảo kê, thu phế hoạt động hỏa táng trên địa bàn tỉnh
Liên quan đến việc có dấu hiệu khống chế, thao túng, thông đồng trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất do Đường và Dương cầm đầu, CQĐT đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với 4 bị can là cán bộ thuộc Sở Tư pháp, Sở TN&MT tỉnh Thái Bình để điều tra tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Thao túng, khống chế trong công tác đấu thầu đất tại địa bàn
Theo Ban chỉ đạo 1593, vụ án được Tỉnh ủy, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm, chỉ đạo, yêu cầu Công an tỉnh và các cơ quan chức năng tập trung đấu tranh làm rõ và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Thái Bình
Những ngộ nhận về vợ chồng đại gia Dương - Đường Đường "Nhuệ" là cái tên "nghe đã hãi" đối với những người dân hiền lành quê lúa Thái Bình. Thế nên sau khi vợ chồng này bị bắt, dư luận nhân dân mừng như nhổ được cái gai trong mắt. Vợ chồng Đường - Dương. Đằng sau những hào nhoáng của một vị đại gia suốt ngày khoe tiền trên facebook với cuộc...