Từ vụ “người Việt chơi casino” bàn tội đánh bạc
Ở đất nước Việt, casino không lạ vì theo số liệu của Bộ Tài chính thì đến giờ có bảy casino được cấp phép, trong đó có một số casino tên tuổi như Đồ Sơn, Hồ Tràm…
Có điều cả chục năm nay các sòng bài chuyên nghiệp với những ván bài thường có mức cược “khủng” này chỉ dành riêng cho người nước ngoài. Vậy nên dự kiến cho cả người Việt vào chơi casino (nêu trong dự thảo nghị định của Chính phủ về hoạt động kinh doanh casino do Bộ Tài chính soạn thảo và vừa đệ trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội) đang “dậy sóng” với các tranh luận nhiều chiều.
Phía phản đối lo ngại với một số người Việt có “máu đỏ đen”, nếu được chơi thoải mái có thể gây hệ lụy lớn cho xã hội… Thế nhưng phía đồng tình lại cho rằng nếu không cho người Việt vào chơi thì một số nhà đầu tư nước ngoài có thể mang dự án hàng tỉ USD sang đầu tư ở quốc gia khác. Khi đó Việt Nam sẽ không chỉ mất khoản tiền người Việt mang ra nước ngoài đánh bạc, mà còn mất dự án đầu tư, mất một lượng khách nước ngoài không nhỏ đến Việt Nam du lịch, chơi casino… Chưa rõ phía nào sẽ “thắng” nhưng đáng lưu ý là đang có băn khoăn nếu mở rộng cửa casino cho người Việt thì liệu có xảy ra xung đột pháp luật khi quy định hiện hành xem đánh bạc là sai phạm và tùy mức độ mà phạt hành chính hoặc xử lý hình sự?
Anh minh hoa
Thực ra, có một thay đổi cốt yếu về quy định xử lý hành vi đánh bạc mà có không ít người đã không để ý đến. Về xử phạt hành chính, từ năm 2010 Nghị định 73/2010 (và nay là Nghị định 167/2013) chỉ xử phạt hành vi đánh bạc trái phép đối với những trường hợp chưa đến mức xử lý hình sự. Về xử lý hình sự, nội dung của tội đánh bạc cũng có sự điều chỉnh tương tự cho phù hợp với sự tồn tại của các casino.
Cụ thể, nếu BLHS năm 1999 quy định truy cứu trách nhiệm hình sự “người nào đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị lớn…” thì Luật số 37/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 1999 chỉ truy cứu “người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng…”. Tương ứng, trong tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc cũng có thêm điều kiện “trái phép”.
Có lẽ các nhầm lẫn đều xuất phát từ chỗ khi sửa đổi nội dung BLHS vào năm 2009, Quốc hội đã không đồng thời thay đổi tên Điều 248 từ “tội đánh bạc” thành “tội đánh bạc trái phép” để mọi người dễ dàng nhận ra (như cách mà Chính phủ đã làm tại các nghị định xử phạt trong lĩnh vực an ninh trật tự).
Video đang HOT
Song với cụm từ “trái phép” thì vẫn có thể hiểu theo cách thông thường là không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp). Xem ra nếu dự kiến cho phép người Việt vào chơi casino trở thành quy định chính thức thì nghị định như thế của Chính phủ không “đụng” gì với BLHS. Điều này đồng nghĩa với việc nghị định “casino” vẫn có thể ra đời mà không cần phải sửa BLHS như có ý kiến đề nghị.
Nguyên tắc là vậy nhưng để việc triển khai nghị định “casino” được đồng bộ thì giữa các cơ quan cấp trung ương nhất thiết phải có cách hiểu và hành động chung, nhất là khi lâu nay việc xử lý các hành vi đánh bạc vẫn còn chệch choạc và trong một số trường hợp còn gây bất bình trong dư luận. Hiện TAND Tối cao đã có Nghị quyết 01/2010 hướng dẫn Điều 248 Bộ Luật Hình sự nhưng thực tế triển khai vẫn chưa phải đã ổn thỏa.
Vậy nên chăng có một thông tư liên tịch giữa Bộ Công an, VKSND Tối cao, TAND Tối cao… giải thích thế nào là đánh bạc trái phép (với các lưu ý cần thiết về địa điểm, tính chất..), cách nào xác định tiền đánh bạc… Bởi lẽ trong nhiều trường hợp lực lượng công an vẫn bắt người đánh bạc và truy cứu trách nhiệm hình sự họ bằng cách tính gộp số tiền trong túi con bạc với số tiền có tại chiếu bạc với lý lẽ hết sức cảm tính, chủ quan rằng tiền trong túi đó là tiền sẽ được dùng để đánh bạc (?).
Theo Phap luât TPHCM
Vụ 7 thanh niên bị bắt oan: Khởi tố 2 điều tra viên
Trong quá trình lấy lời khai, 2 cảnh sát đã dùng nhục hình ép người bị tạm giữ phải nhận tội giết người. 2 cảnh sát và một kiểm sát viên của Sóc Trăng đã bị khởi tố.
Ngày 8/8, tin tức từ Cơ quan điều tra của VKSND Tối cao cho biết, đã khởi tố, bắt giam 4 tháng với nguyên đại uý Triệu Tuấn Hưng, nguyên thiếu tá Nguyễn Hoàng Quân (cựu điều tra viên của Công an tỉnh Sóc Trăng) với cáo buộc đã có hành vi dùng nhục hình trong vụ 7 thanh niên ở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, bị bắt oan.
Riêng ông Phạm Văn Núi, nguyên kiểm sát viên của VKSND tỉnh Sóc Trăng, bị khởi tố về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Thạch Sô Phách (trái) và Trần Hol.
Kết luận ban đầu của VKSND Tối cao cho thấy trong quá trình điều tra vụ án giết tài xế xe ôm Lý Văn Dũng, một số cán bộ điều tra của Công an tỉnh Sóc Trăng đã có những hành vi đánh đập, treo Trần Văn Đỡ, Thạch Sô Phách lên cửa sổ và dùng dùi cui đánh nhiều lần vào những nghi phạm khác là Trần Hol, Thạch Mươl, Trần Cua, Khâu Sóc, Nguyễn Thị Bé Diễm.
Những hành vi dùng nhục hình của người có chức trách khiến Trần Văn Đỡ, Khâu Sóc, Thạch Mươl, Thạch Sô Phách mặc dù không thực hiện hành vi phạm tội nhưng vẫn phải khai nhận là đã thực hiện việc giết nạn nhân Lý Văn Dũng đêm 4/7/2013.
Riêng ông Phạm Văn Núi là người được phân công thụ lý vụ án nhưng không làm đúng trách nhiệm theo quy định của ngành. Cụ thể, ông Núi không nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án để phát hiện các mâu thuẫn trong các tài liệu, chứng cứ đã thu thập để đề ra yêu cầu điều tra kịp thời.
Khi những nghi can không nhận tội và khai báo chứng cứ ngoại phạm nhưng kiểm sát viên này đã không tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để làm rõ sự thật khách quan mà lại đề xuất với lãnh đạo phê chuẩn quyết định khởi tố và lệnh bắt khẩn cấp, lệnh tạm giam khiến 7 người bị oan sai.
Theo nội dung vụ án, ngày 6/7/2013, người dân phát hiện thi thể ông Lý Văn Dũng, tài xế xe ôm, nằm chết gục trên đường. Quá trình truy tìm thủ phạm, cơ quan cảnh sát điều tra quyết định bắt tạm giam các nghi can: Trần Hol, Thạch Mươl, Trần Cua, Trần Văn Đỡ, Khâu Sóc và Thạch Sô Phách (cùng ngụ huyện Trần Đề) để điều tra hành vi giết người và Nguyễn Thị Bé Diễm (28 tuổi, nhân viên quán nhậu) về hành vi không tố giác tội phạm.
Khi vụ án sắp kết thúc điều tra, các cán bộ trong Ban chuyên án chuẩn bị được khen thưởng thì đến ngày 18/11/2013, Lê Mỹ Duyên (ngụ TP Rạch Giá, Kiên Giang) đã đến Công an TP.HCM đầu thú, thừa nhận Duyên và Phan Thị Kim Xuyến (ngụ tại huyện Trần Đề, Sóc Trăng) chính là người đã giết nạn nhân Lý Văn Dũng nhằm mục đích cướp tài sản.
Qua xác minh, công an Sóc Trăng xác nhận Duyên và Xuyến là thủ phạm giết chết ông Lý Văn Dũng.
Sau khi di lý cả 2 về Sóc Trăng, Viện KSND tỉnh Sóc Trăng ký các quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam đối với 7 bị can đã bắt trước đó và tất cả được đình chỉ điều tra. Hiện Xuyến đã bị truy tố tội Giết người và Cướp tài sản. Đối với Duyên, lúc xảy ra vụ án người này chưa đủ 14 tuổi nên quan tố tụng ở Sóc Trăng thống nhất đưa vào trường giáo dưỡng.
Đến cuối tháng 5/2014, các thanh niên trên chính thức nhận Quyết định đình chỉ điều tra.
Liên quan vụ việc, Công an Sóc Trăng kiểm điểm, kỷ luật 25 cán bộ công an. Trong đó thượng tá Nguyễn Việt Thanh bị cách chức Bí thư Đảng ủy cơ sở và giáng chức Trưởng phòng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45). Ông Thanh cũng bị miễn nhiệm chức Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sóc Trăng, chuyển về Vĩnh Châu làm Phó công an thị xã.
Cùng bị giáng chức có Phó phòng PC45 là thượng tá Nguyễn Hoàng Phú. Ông Phú còn bị cách chức Đảng ủy viên, miễn nhiệm chức Phó thủ trưởng cơ quan điều tra, bố trí công tác khác.
Một Phó phòng PC45 khác là thượng tá Phan Hoàng Lắm bị kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng và chính quyền. Đại tá Thái Văn Đợi (Phó giám đốc kiêm Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sóc Trăng) đã bị kiểm điểm rút kinh nghiệm cùng 16 cán bộ, chiến sĩ khác.
Đối với ông Quân, ngoài giáng chức từ Đội trưởng xuống Đội phó, thiếu tá này đã bị cách chức Đảng ủy viên, Bí thư chi bộ thuộc Đảng ủy Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an Sóc Trăng.
Theo_Người Đưa Tin
Tên cướp mù chữ "điều" taxi từ Hà Nội về Hải Phòng gây án Thế Anh và Cao bàn nhau đi cướp tài sản của lái xe taxi. Hai tên thuê xe của anh Linh từ Hà Nội đưa về quận Dương Kinh, Hải Phòng, là địa bàn Thế Anh thông thuộc sẽ có điều kiện lẩn trốn. Tối 12/7, anh Nguyễn Mạnh Linh, lái xe của hãng taxi Mỹ Đình, được 2 thanh niên thuê chở...