Từ vụ nam thanh niên giết vợ và con trai 2 tuổi, ứng xử khôn ngoan của vợ chồng để tránh bi kịch đau lòng
Vụ nam thanh niên giết vợ và con trai 2 tuổi ở Hà Nội do mâu thuẫn vợ chồng đang gây chú ý như một hồi chuông cảnh tỉnh các cặp vợ chồng cần biết cách xử lý, giải quyết những khúc mắc trong gia đình khéo léo để tránh những sự việc đau lòng.
Mâu thuẫn nhỏ, hệ quả lớn
Vụ án do mâu thuẫn quan hệ vợ chồng ở phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội những ngày này đang gây bức xúc dư luận khi thủ phạm là người chồng đã ra tay sát hại chính vợ và đứa con trai 2 tuổi của mình dã man. Theo như chia sẻ của gia đình, cuộc sống hôn nhân của Quách Văn Nam (31 tuổi, trú tại Thụy Khuê – phường Bưởi – quận Tây Hồ – Hà Nội) không được hòa thuận. Vợ chồng Nam thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Và vào ngày 3/5 vừa qua, thảm kịch gia đình đã xảy ra khi Nam dùng dao giết vợ cùng con trai tử vong trong chính căn nhà của mình.
Thời gian gần đây, người ta không khỏi bàng hoàng trước ngày càng nhiều những vụ án chồng sát hại vợ, vợ sát hại chồng diễn ra ở nhiều mức độ dã man khác nhau. Nhìn chung ở những vụ án đau lòng này đều liên quan tới những mâu thuẫn gia đình, hành động bộc phát không có chủ ý trước. Các cặp vợ chồng đều có âm ỉ mâu thuẫn từ rất lâu như trường hợp nam thanh niên giết vợ và con trai 2 tuổi ở Phường Bưởi trên và khi ra tay với đối phương hết sức tàn độc tạo ra những tấn bi kịch đau lòng.
Ảnh minh họa
Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa cho rằng, thực tế nhiều vợ chồng thường xuyên xảy ra xung đột, “cơm không lành, canh không ngọt” khi sống cùng mái nhà dù trước đó họ từng rất yêu thương nhau. Ban đầu mâu thuẫn chỉ là những xích mích rất nhỏ. Vì thiếu kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, thiếu lòng bao dung, mâu thuẫn đó dần dẫn tới cao trào. Và chỉ vì “đốm lửa nhỏ” ấy không được giải quyết và người trong cuộc thiếu đi bản lĩnh kiểm soát cảm xúc, khả năng kiềm chế mà gây ra những vụ việc đau lòng khi nóng giận.
Điều cốt yếu khiến con người ta trở nên hung ác là do lệch lạc về nhận thức và quan điểm sống. Cùng với đó là tác động khách quan bên ngoài dẫn tới đổ vỡ hôn nhân và các hành vi giết vợ, giết chồng dã man mất hết tính người.
Video đang HOT
Ứng xử khôn ngoan để vợ chồng hạnh phúc
Theo chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa, vợ chồng vốn là mối quan hệ giữa hai người không cùng họ nhưng gắn kết với nhau bằng tình, nghĩa và trách nhiệm cùng con cái. Xưa nay mọi người vẫn nghĩ là con cái trưởng thành lập gia đình vậy là ổn, có thể thở phào nhẹ nhõm vì xong bổn phận. Kỳ thực, cuộc sống hôn nhân bắt đầu sẽ kéo theo nhiều vấn đề, để có được hạnh phúc đòi hỏi cả hai phải yêu thương, kiện toàn nhiều yếu tố. Khi cuộc sống hôn nhân có sự trục trặc cần phải tìm cách để “chạy chữa”. Sự nghi ngờ, ghen tuông, xích mích… không được “chạy chữa” đúng chẳng những cuộc hôn nhân không cứu vãn được mà tích tụ đến một ngày nào đó để lại hệ quả đau lòng.
Đó không chỉ là vợ chồng xích mích, cãi vã, bạo hành, thậm chí gia tăng cái ác, giết hại nhau như các vụ bi kịch chồng giết vợ, vợ giết chồng. Và ở trong những cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc này, người đau lòng hơn cả vẫn là ở những đứa trẻ – sợi dây kết nối của hai vợ chồng.
Các chuyên gia tâm lý cho rằng, để tránh những va chạm có thể dẫn đến bi kịch, vợ chồng giận nhau nếu ai nóng giận người kia nên bớt lời, đừng tranh khôn với nhau, biết rèn đức “nhẫn”. Hãy chờ lúc người đó bình tĩnh rồi nói chuyện với nhau cũng như “cơm sôi nên bớt lửa”. Sự kích động đó nếu như thiếu kĩ năng làm chủ cảm xúc bản thân sẽ bùng phát cơn nóng giận, gây án với người thân của mình.
Khi hai người không thể tự hòa giải mâu thuẫn được nên tìm trung gian, cầu nối quan trọng giúp tháo gỡ mâu thuẫn. Thực tế, ở những gia đình sống chung kiểu “tam đại, tứ đại đồng đường” xưa dù hơi tù túng nhưng hiếm có những vụ bạo hành.
Ngày nay, cuộc sống hiện đại, người ta thường xây dựng những tổ ấm riêng lẻ. Dù vậy, gia đình nào có sự liên hệ chặt chẽ, quan tâm với nhau để hỗ trợ, giải quyết khó khăn hay kịp thời khuyên can từ người thân cũng hạn chế được bạo hành.
Giải pháp căn cơ cho vấn nạn bạo hành hôn nhân dẫn đến sát hại lẫn nhau vẫn là con người cần hoàn thiện chính mình bằng sự tu dưỡng đạo đức, hướng thiện. Thứ 2, bản thân người vợ người chồng cần tập nhìn thật sâu để thấy được ưu – khuyết điểm của mình và người bạn đời của mình để hài hòa. Sự cầu toàn ở một người dễ khiến không hài lòng, bực bội. Vợ chồng không tránh khỏi mâu thuẫn, hiểu lầm, nghi ngờ khi chung sống nên nếu có cần sẻ chia và tháo gỡ kịp thời. Sự chịu đựng của con người chỉ có giới hạn và rất nguy hiểm nếu bùngvỡ.
Vợ chồng đến với nhau từ chữ “duyên”. Khi đã cố gắng “chữa chạy” về mối quan hệ vợ chồng đang đi xuống, đổ vỡ mà mọi nỗ lực đều không thể cải thiện được tình trạng hôn nhân bất hạnh đó thì nên giải thoát cho nhau. Thành công thường không do một mình và ngược lại đổ vỡ hạnh phúc hôn nhân không chỉ lỗi của một người.
Lần đầu ra mắt nhà người tình, kẻ thứ ba "xám ngoét" khi nhìn thấy người phụ nữ quen mặt, những lời thì thầm của chị ta càng khiến cô "chết đứng"
Song khi Huệ váy áo xúng xính, tay xách quà cáp nặng trĩu tới nhà Hưng thì cô nàng đụng phải một người ở cửa. Nhìn khuôn mặt không thể quen hơn ấy, mặt mũi Huệ lập tức xám ngoét.
Huệ là kẻ thứ ba xen vào cuộc hôn nhân của Hưng và Ngọc nên bố mẹ Hưng chẳng ưa gì cô nàng. Nhưng trời không chịu đất thì đất phải chịu trời, Hưng quyết chí lấy Huệ, ông bà đành phải đồng ý.
Vậy là sau 2 tháng Hưng ly hôn, Huệ về nhà anh ra mắt với tư cách bạn gái chính thức. Cô nàng thực sự đã được sóng vai người tình đứng dưới "ánh sáng mặt trời", được gia đình Hưng chấp thuận và công nhận là con dâu tương lai rồi!
Song khi Huệ váy áo xúng xính, tay xách quà cáp nặng trĩu tới nhà Hưng thì cô nàng đụng phải một người ở cửa. Nhìn khuôn mặt không thể quen hơn ấy, mặt mũi Huệ lập tức xám ngoét. Người đó chính là Ngọc - vợ cũ của Hưng!
Ngọc vừa từ phòng khách đi ra, có vẻ muốn về. Đáng nói, cả bố mẹ Hưng và anh chị chồng Hưng đều đứng dậy tiễn Ngọc đầy thân thiết. Thấy bảo Ngọc có việc bận nên đưa con trai sang nhà ông bà nội gửi 1 ngày.
Chấp nhận lấy Hưng, Huệ biết mình phải làm mẹ kế. Cô nàng đã chuẩn bị sẵn tâm lý chung sống hòa thuận với con riêng của chồng. Nhưng việc chạm mặt vợ cũ của chồng thì cô nàng chưa hề nghĩ đến. Nhìn gia đình Hưng thân mật với Ngọc nhường ấy càng khiến cô nàng cay cú và ghen tị đỏ mắt.
Huệ lấy cớ quên đồ trong xe để theo Ngọc ra cổng. Thực ra cô ta muốn tranh thủ nói với Ngọc mấy câu. Huệ hằn học nói nhỏ: "Chị là vợ cũ, xuất hiện ở đây không thấy nhục à? Còn làm như hay ho lắm mà cười vui vẻ như thế!".
Ngọc dừng lại, nhìn thẳng vào Huệ chẳng chút nao núng: "Em nói lạ nhỉ. Đây là nhà bố mẹ anh ta, có phải nhà của anh ta đâu mà chị không đến được? Chị đến đây được tiếp đón rất nồng nhiệt, sao trong mắt em lại trở thành nhục nhã rồi?".
Huệ cứng họng không đáp lại được gì. Ngọc bình thản tiếp lời: "Chị là vợ cũ đầy tư cách nên em yên tâm chị chẳng thèm dây dưa với bạn trai em đâu. Song phạm vi ngoài anh ta ra thì xin lỗi nhé, em không quản được đâu mà em cũng chẳng có tư cách quản!".
Huệ đứng sững như trời trồng nhìn bóng Ngọc xa dần. Trong đầu cô nàng vẫn văng vẳng lời thì thầm cuối cùng của Ngọc: "Tốt nhất là giữ chặt lấy anh ta và lo cho cuộc sống của mình đi. Đừng có động chạm gì đến chị, chị sẽ không nhân nhượng đâu. Hai bác và anh chị Hưng quý chị lắm đấy".
Huệ căm hận tột cùng, chỉ muốn lao đến xé nát nụ cười và vẻ mặt thản nhiên kia của Ngọc. Nhưng đây là nhà Hưng, cô ta nào dám. Huệ cứ tưởng Hưng ly hôn thì Ngọc sẽ biến mất hoàn toàn khỏi cuộc sống của anh. Ai biết được Ngọc chỉ không còn là vợ Hưng nữa, chứ sợi dây tình cảm giữa Ngọc và gia đình Hưng vẫn chẳng thay đổi mảy may.
Huệ càng phẫn nộ hơn khi biết Ngọc và chị gái Hưng vẫn đang hùn vốn làm ăn chung, việc ly hôn chẳng hề ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác giữa họ. Trước nay Ngọc luôn làm tròn bổn phận nên bố mẹ Hưng vẫn rất quý mến cô. Thậm chí ông bà còn thêm phần áy náy khi con trai mình phụ bạc Ngọc.
Cuộc sống sau này thường xuyên phải chạm trán Ngọc, cô ta còn chẳng có chỗ đứng trong gia đình chồng bằng Ngọc, sao Huệ có thể không căm hận cho được!
Một người phụ nữ khôn ngoan sẽ chẳng bao giờ dây dưa mờ ám với chồng cũ. Nhưng chắc chắn cô ấy biết cách giữ mối quan hệ tốt đẹp với nhà chồng cũ. Đơn giản thì để bản thân có thêm những người bạn. Quan trọng hơn, việc làm đó giúp những đứa trẻ nhận được tình yêu thương đủ đầy.
Dù nhà chồng lúc này trở thành "cũ" với người vợ nhưng họ luôn là máu mủ ruột thịt, là ông bà nội, là chú bác duy nhất của con bạn. Dẫu sau này bạn tìm được hạnh phúc mới, cho con một gia đình khác nhưng suy cho cùng sẽ chẳng ai có thể yêu thương bé bằng những người ruột thịt cả.
Phụ nữ thông minh sẽ ly hôn khi cuộc hôn nhân không đáng để níu giữ và ứng xử hậu ly hôn một cách văn minh. Họ chẳng vì cuộc hôn nhân đã tan vỡ hay hiềm khích với chồng cũ mà nảy sinh hằn học, cấm cản con qua lại với họ nội của bé. Cho dù không còn là một thành viên trong gia đình chồng cũ nữa nhưng chắc chắn người vợ như thế vẫn nhận được sự tôn trọng và nể phục của họ!
Nỗi khổ của mẹ chồng, có ai hay? Tôi tự hỏi, sự hy sinh của các mẹ chồng liệu đến khi nào các con mới thấu hiểu và trân trọng tình yêu thương của đấng sinh thành? Cụm từ "mẹ chồng-nàng dâu" được nhắc tới đa phần đều chả mấy tốt đẹp. Khi nói đến mối quan hệ đó thì nhiều người lại nghĩ mẹ chồng chả ra gì toàn hành...