Từ vụ mất mạng do sưng amidan, bác sĩ cảnh báo dấu hiệu không được bỏ qua
Thông tin người đàn ông Mỹ qua đời vì bị tắc thở do bị sưng amidan khiến nhiều người thêm hoang mang lo lắng.
Được biết, sự việc xảy ra trong thời kỳ người đàn ông 34 tuổi này đi nghỉ dưỡng, do nghĩ chỉ bị sưng amidan thông thường nên đã dùng thuốc giảm đau để tạm thời cắt cơn đau mà không đi khám.
Sau 3 ngày chịu đựng, người đàn ông này đã gục ngã, mặc dù được vợ làm hô hấp nhân tạo, hồi sức tim phổi và đưa đến bệnh viện ngay sau đó nhưng anh qua đời vào hôm sau.
Hoang mang vì sự ra đi đột ngột của chồng, người thân của anh muốn chia sẻ để mọi người cảnh giác, không nên xem thường dù chỉ là những căng bệnh thông thường, nhất là trẻ em, đối tượng hay mắc phải căn bệnh này.
Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia, amidan là tổ chức nằm bên thành cổ họng, có chức năng sản sinh các kháng thể, bảo vệ mũi họng khỏi virus, vi khuẩn gây bệnh. Do amidan nằm ở điểm giao nhau giữa đường ăn và đường thở nên dễ nhiễm virus, vi khuẩn, nấm, chẳng hạn từ khói, bụi, thức ăn cay nóng, nước đá, vệ sinh răng miệng không sạch, thời tiết thay đổi…
Viêm amiđan có thể là viêm cấp, viêm amiđan cấp tái hồi, viêm amiđan mạn, viêm tấy hoặc áp xe quanh amiđan.
Bệnh nhân bị viêm amiđan cấp có triệu chứng: sốt cao, rét run, đau họng, vướng họng, ăn uống khó khăn, hơi thở hôi, sưng hạch dưới hàm, hạch cổ trước, nhức đầu, mệt mỏi, đau nhức cơ, khớp… nếu không được điều trị kịp thời có thể bị các biến chứng như viêm tấy quanh amiđan, áp-xe (tụ mủ) quanh amiđan, áp xe amiđan, áp xe hạch cổ viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm thanh quản, viêm khí – phế quản, đặc biệt viêm amiđan do liên cầu trùng có thể gây biến chứng sốt thấp khớp, thấp tim, viêm vi cầu thận, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm độc tố liên cầu nhóm A (sốt, hạ huyết áp, suy thận, suy hô hấp cấp và tử vong rất nhanh).
Những trường hợp nên cắt amidan
Hiện nay, phương pháp phẫu thuật cắt bỏ amidan đang được nhiều người lựa chọn vì có thể trị viêm amidan dứt điểm. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng tiến hành phương pháp này, vì chúng cũng có khá nhiều rủi ro, nguy hiểm.
Video đang HOT
Để phòng ngừa viêm Amiđan phải chú ý giữ gìn vệ sinh, giữ ấm vùng mũi họng, tránh môi trường sống ô nhiễm, tránh dùng những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, vệ sinh răng miệng sau khi ăn, súc miệng bằng nước muối pha loãng (một muỗng cà phê muối pha với nửa lít nước). Không nên pha quá mặn sẽ làm hư niêm mạc họng.
Ảnh minh họa
Chỉ nên cắt bỏ amidan trong những trường hợp sau:
- Viêm amiđan mạn tính có> 6 đợt tái phát trong 1 năm trong 2 năm liên tiếp. Viêm amiđan mạn tính kéo dài đã được điều trị nội khoa tích cực trong vòng 4 – 6 tuần bệnh nhân vẫn đau họng, viêm hạch cổ, hơi thở hôi.
- Áp-xe quanh amiđan ít nhất một lần phải nhập viện điều trị.
- Viêm amiđan gây biến chứng sốt thấp khớp, viêm vi cầu thận hoặc gây viêm tai giữa, viêm xoang… tái đi tái lại nhiều lần.
- Amiđan quá phát bít tắc hô hấp trên gây ngủ ngáy, ngủ không yên giấc, có những cơn ngưng thở trong lúc ngủ, bất thường về phát âm, khó nuốt, chậm phát triển thể chất.
- Amiđan chỉ to một bên kèm sưng hạch cổ cùng bên nghi ngờ ung thư amiđan.
Có thể cắt amiđan ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thường sau 4 tuổi. Tuy nhiên, có trường hợp trẻ nhỏ hơn vẫn phải cắt amiđan khi amiđan quá to gây những cơn ngưng thở trong lúc ngủ hoặc gây biến chứng.
Lưu ý: Không được cắt amiđan ở những bệnh nhân có rối loạn đông cầm máu bẩm sinh hoặc mắc phải (Hemophilia A, B, C; suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, ung thư máu…).
Theo giadinh.net.vn
Chuyên gia cảnh báo bệnh không ngờ từ việc ngủ ngáy
Nhiều người vẫn nghĩ rằng ngáy khi ngủ là khoẻ, càng ngáy to càng khoẻ nhưng trên thực tế các bác sĩ cho biết ngáy khi ngủ có thể là do viêm amidan mạn tính...
PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An khám cho 1 bệnh nhân
Khi bị nhiễm bệnh, mọi người thường băn khoăn không biết có nên cắt amidan hay không? Và cắt amidan có ảnh hưởng gì không?
Không dám ngủ với chồng vì ngáy to
Chị Lan Anh (Nam Định) kể, dạo gần đây, chị sụt cân, đầu óc lúc nào cũng bần thần vì mất ngủ, bởi mấy tháng nay, chồng chị bị viêm amidan nên bị mắc bệnh ngáy, khiến chị thường xuyên giật mình, rồi khó ngủ lại được. Phòng ngủ nhỏ nên dù nằm góc nào cũng nghe tiếng ngáy rất lớn. Muốn ngủ cùng phòng với chồng, chị phải đeo tai nghe để giảm tiếng ồn. Đôi khi, chị phải sang phòng con gái ngủ, người thân trong nhà tưởng hai vợ chồng...ly thân.
Còn chị Trang Hà (Hà Nội) chia sẻ câu chuyện khôi hài hơn. Chồng chị cũng mắc bệnh ngáy ngủ nhưng hễ mỗi lần chị nhắc, anh nhất định cho rằng không bao giờ ngáy. Đến nỗi, chị phải thu âm lại tiếng ngáy của anh, hôm sau phát lại, làm bằng chứng thuyết phục anh đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An (Nguyên Trưởng khoa Tai - Mũi - Họng trẻ em, Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Trung ương, Giám đốc bệnh viện An Việt) ngáy là tình trạng âm thanh được tạo ra do luồng không khí đi qua một khe hẹp ở vùng hầu-họng làm rung niêm mạc tại chỗ và những mô xung quanh. Ngáy phát sinh là do hẹp đường thở ở vùng hầu-họng.
Ngáy ngủ không phải là khoẻ mà là có nhiều bệnh gây phiền toái tới sức khoẻ của bạn. Những người ngủ ngáy thường có dấu hiệu mệt mỏi khi ngủ dậy, thay đổi tính tình, dễ nổi cáu, dễ bị kích thích, trầm uất, buồn ngủ quá mức, đau đầu vào buổi sáng, rối loạn sự tập trung và trí nhớ, giảm hoạt động tâm lý-vận động, trẻ em thì tăng hoạt động, chậm nhận thức, chậm hiểu, tăng huyết áp động mạch.
Về ban đêm, những người ngáy ngủ có biểu hiện phát ra tiếng ngáy, tiểu đêm nhiều, rối loạn ham muốn quan hệ và có những cơn ngưng thở. Theo các bác sĩ cơn ngừng thở khi ngủ này rất nguy hiểm.
Theo PGS An, ngáy ngủ thường xuất phát từ các nguyên nhân như viêm amidan mạn tính làm cho 2 tuyến amidan quá to, có khi gần chạm nhau ở đường giữa họng, viêm xoang.
Ngoài ra, một số người uống say ngủ mê mệt, cơ thể quá béo khiến các lớp mỡ dày cộm lên cuống họng làm thay đổi cấu trúc, thu hẹp và cản trở không khí lưu thông khi thở, hút thuốc lá nhiều khiến khói ám làm cổ họng sưng lên, gây nghẹt và hẹp đường thông khí, do những dị dạng bẩm sinh như cổ họng hẹp, cuống lưỡi to, cuống họng dài, một số trường hợp có thể do di truyền.
Những trường hợp bị chỉ định cắt amidan
PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An cho hay, cắt amidan thường không được chỉ định rộng rãi cho cả trẻ nhỏ và người lớn.
Những trường hợp bệnh nhân được bác sĩ chỉ định cắt amidan là những bệnh nhân thường xuyên bị viêm amidan, tái đi tái lại nhiều lần trong một năm hoặc gặp phải những bệnh lý nặng do viêm amidan gây ra.
"Bệnh nhân bị viêm amidan có thể được chỉ định cắt khi có những biến chứng vào tai gây viêm tai, viêm amidan gây ra viêm cơ tim, viêm cầu thận cấp, viêm khớp... Có những trường hợp ngủ ngáy có thể bị ngừng thở khi ngủ cần phải cắt amidan tránh nguy hiểm đến tính mạng", PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An nói.
PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An cho biết thêm: "Người có thể trạng khỏe mạnh, chỉ đôi khi bị viêm amidan không ảnh hưởng gì đến cuộc sống thì không cần phải đi cắt amidan. Có nghĩa chúng ta vẫn có thể sống chung với amidan suốt đời".
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An cắt amidan là một thủ thuật đơn giản, không gây nguy hiểm tới tính mạng.
"Khi quyết định cắt amidan nên chọn những cơ sở uy tín, đáng tin cậy, phẫu thuật viên phải có tay nghề tốt. Kỹ thuật gây mê, trang thiết bị tốt. Và đặc biệt bệnh nhân cần cung cấp cho bác sĩ về cơ địa dị ứng của mình và chỉ cắt amidan khi có chỉ định của bác sĩ", bác sĩ Nguyễn Thị Hoài An khuyên.
Theo doisongvietnam
Chuyên gia khuyến cáo người dân về việc cắt amidan Viêm amidan là một bệnh lý tai mũi họng phổ biến, thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh đặc biệt hay gặp ở thời điểm giao mùa, thời tiết lạnh hay không khí ô nhiễm. Tuy nhiên việc cắt amidan như thế nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Viêm amidan có...