Từ vụ hôi bia đến ông già ăn xin và chiếc iPhone
Tài xếvụ hôi bia “từ chối tiết lộ con số cụ thể nhưng hứa sẽ chuyển 60% số tiền được ủng hộ cho Quỹ người nghèo, còn 40% để cho con gái sử dụng sau này”!
Tài xế vụ hôi bia bảo anh không biết địa chỉ người ủng hộ để gửi trả.
Tài xế vụ hôi bia “tắt máy”.
Tài xế vụ hôi bia bảo anh nghèo, nhà anh nghèo, con anh thiếu.
Và tài xế hôi bia, từ vị thế của người bị hôi bia đã trở thành người hôi của, hôi ngay cả lòng tốt và sự tử tế của những người muốn giúp đỡ anh.
Thật phức tạp! 1 ngày sau khi hãng bia nọ không buộc người tài xế phải đền tiền số bia bị cướp, xuất phát trước hết từ sự bất cẩn của anh, đã có chừng đó những cái tin, từng đó dư luận. Tại sao lại là 60/40. Tại sao anh muốn giữ lại cho riêng mình 40% lòng tốt và sự tử tế?
220 triệu đồng đã được những người tốt bụng và tử tế gửi đến anh tài xế- nạn nhân của vụ hôi của, khi chứng kiến anh mếu máo kể khổ trên báo, khi tận mắt xem những hình ảnh “đám đông bầy đàn” của đồng bào mình, và có lẽ, cả khi xem tấm băng rôn mà một cô sinh viên tự trọng nào đó căng lên to đùng đoàng hai chữ xấu hổ.
Video đang HOT
Nhớ khi một đài truyền hình nước ngoài công bố với khắp thế giới những hình ảnh nhục nhã của vụ cướp bia kèm theo lời bình chí mạng “Ở Việt Nam, cứ rơi mà mất”,có lẽ, nỗi đau mất mát đã không chỉ còn là của riêng anh tài xế nữa. Vài lon bia, vài trăm triệu có là gì so với danh dự của cả một dân tộc.
Người ta mơ đến cái kết đẹp: Hãng bia sẽ không buộc anh bồi thường 300-400 triệu, số tiền đủ lớn để khiến một gia đình khuynh gia bại sản. Hoặc những người tử tế khắp đất nước sẽ lá lành đùm lá rách giúp anh qua cơn nguy khốn.
Nhưng sự tử tế của hãng bia khi hào phóng không buộc anh bồi thường (cứ hẵng gọi là sự tử tế đi), đã khiến câu chuyện bật ra một câu hỏi khác về sự tử tế.
Anh không phải bồi thường. Anh không bị đuổi việc. Vậy thì anh phải trả lại sự tử tế cho những người tử tế chứ.
Chợt nhớ đến câu chuyện chiếc iPhone trong tay ông già ăn xin mà dư luận cũng đang râm ran bàn tán như một dạng thức khác của “hôi của”.
Ấy là “Lão Cái bang tiền bối” vẫn “ngả mũ” trước cổng trường tiểu học Lê Ngọc Hân, ở Mỹ Tho, Tiền Giang. Trong khi đợi đến giờ học sinh tan tầm để “hành nghề”, “Lão Cái bang tiền bối” nghe điện thoại bằng điện thoại Nokia, phì phèo đốt thuốc lá Hero, và chơi game (không chừng cả lướt face) bằng iPhone để sau đó, thay đổi 180 độ, với một vẻ đau khổ đói rách thê lương, bòn mót từng xu từ lòng tốt của những đứa trẻ.
Câu chuyện chiếc iPhone của “Lão Cái bang tiền bối” và 40% lòng tốt của người lái taxi khiến cho không ít người băn khoăn về một thái độ ứng xử.
Nhưng thôi, hãy kể với những đứa trẻ rằng người tài xế chỉ đùa thôi. Hôm nay, anh ấy đã lên ngân hàng nhờ chuyển lại tiền bạc về những tài khoản đã ủng hộ mình. Số không thể chuyển, anh nói sẽ chuyển cho Quỹ người nghèo.
Còn chiếc iPhone trong tay đại lão tiền bối Cái bang, hãy giải thích là có một người trúng số hay say rượu nào đó đã… đi qua. Đôi khi, một người ăn mày thiên hạ cũng cần một công vụ lướt web để đọc về sự tử tế chẳng hạn.
Theo Lao động
Ông già ăn xin xài... iPhone
Trưa ngày 12/12, phóng viên đã ghi nhận cận cảnh ông già ăn xin xài iPhone 3.
Xài iPhone trong lúc đợi học sinh tan trường.
Lợi dụng lòng thương của các em học sinh trường THCS Lê Ngọc Hân ở thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, hàng ngày, một ông già xin ăn vẫn đều đặn đến trước cổng trường để xin tiền.
Không ai ngờ rằng ông già xin ăn này xài cùng lúc 2 chiếc điện thoại, một chiếc là iPhone 3 và một chiếc Nokia.
Trưa ngày 12/12, phóng viên đã ghi nhận cận cảnh ông già ăn xin xài iPhone 3.
Sau đó là một chiếc Nokia.
Khoảng 10h, ông này đạp xe đến bên hông cổng trường Lê Ngọc Hân ngồi đợi giờ tan học. Thỉnh thoảng ông lấy chiếc iPhone 3 ra sử dụng sau đó bỏ vào trong túi xách. Lát sau, ông lại tiếp tục lấy chiếc điện thoại Nokia ra nghe. Nghe xong đốt thuốc hiệu hút, khói nghi ngút...
Và ngửa tay xin tiền học sinh.
Đến giờ tan trường, ông lại đến trước cổng trường để chiếc nón xuống xòe tay xin tiền của học sinh. Các em rất lần lượt bỏ tiền vào chiếc nón, có em cho đến 10.000 đồng. Cứ thế, lâu lâu ông lại lấy tiền bỏ vào giỏ xách. Chỉ trong một giờ đồng hồ, phóng viên ghi nhận ông xin được từ vài chục đến cả trăm ngàn.
Theo Xahoi
Tự xưng nhà hảo tâm đến đòi lại tiền tài xế bị "hôi bia" Một cô gái trẻ điện thoại cho tài xế xe tải trong vụ bị hôi bia yêu cầu trả lại số tiền 10 triệu đồng mà vì đã ủng hộ trước đó. Anh Hậu vẫn chưa hết lo lắng vì có một số người đã gọi điện đến đòi tiền. Chiều 15/12, tài xế Hồ Kim Hậu (30 tuổi, quê Bình Định) cho...