Từ vụ hàn.h hun.g nữ gác tàu, đán.h trọng tài đến góc nhìn tâm lý tội phạm
Theo Thượng tá Đào Trung Hiếu, những vụ việc cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ nhặt là biểu hiện của sự bất ổn trong hành vi xã hội.
Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra hàng loạt những vụ Gây rối trật tự công cộng, Cố ý gây thương tích… xảy ra trên cả nước.
Những vụ việc bắt nguồn từ mâu thuẫn trong quá trình tham gia giao thông (người đàn ông bị đán.h chế.t não sau va chạm giao thông ở Bình Dương, nhân viên gác tàu bị đán.h tại TPHCM…), hay trong thể thao (cựu tuyển thủ Lê Sỹ Mạnh đán.h trọng tài tại giải bóng đá phủi).
Hậu quả, nhiều người đã bị khởi tố, bắt tạm giam hoặc đang bị điều tra, xem xét trách nhiệm hình sự.
Trước những hiện tượng trên, Thượng tá Đào Trung Hiếu (Tiến sĩ Tội phạm học) đã có những chia sẻ với phóng viên Dân trí dưới góc nhìn chuyên gia.
Bạo lực làm xói mòn các giá trị đạo đức và xã hội
Thưa Thượng tá Đào Trung Hiếu, khi tiếp nhận thông tin về những vụ việc nêu trên và tương tự đã xảy ra gần đây, quan điểm của ông như thế nào?
- Những vụ việc cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ nhặt là biểu hiện của sự bất ổn trong hành vi xã hội.
Dưới góc nhìn tội phạm học, đây là dạng hành vi bạo lực bộc phát, thường do yếu tố tâm lý, môi trường xã hội và sự thiếu kiềm chế cá nhân. Các vụ việc như đán.h ghe.n, mâu thuẫn giao thông hay xô xát từ những va chạm nhỏ thường diễn ra rất nhanh, bộc phát trong tình huống căng thẳng tức thời.
Điều này cho thấy một bộ phận người dân có xu hướng giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực thay vì thương lượng hoặc nhờ pháp luật can thiệp. Bạo lực trong những tình huống này không chỉ gây tổn hại về thể chất mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự, gây bất an trong cộng đồng và làm xói mòn các giá trị đạo đức xã hội.
Thượng tá Đào Trung Hiếu (Ảnh: Hải Nam).
Vậy theo ông, nguyên nhân nào dẫn đến những sự việc nêu trên?
Video đang HOT
- Có 2 nguyên nhân chính, xuất phát từ cá nhân và xã hội.
Với nguyên nhân cá nhân, có 3 yếu tố:
Thiếu kỹ năng kiểm soát cảm xúc: Phần lớn các đối tượng trong những vụ việc này không có khả năng tự kiểm soát cảm xúc khi gặp mâu thuẫn.
Cái tôi cá nhân quá lớn: Nhiều người cho rằng việc “nhịn” là mất thể diện, dẫn đến việc dùng bạo lực để khẳng định cái tôi.
Áp lực tâm lý: Cuộc sống hiện đại tạo ra nhiều áp lực về công việc, tài chính, tình cảm…, khiến con người dễ mất kiểm soát khi gặp các kích thích tiêu cực.
Với nguyên nhân xã hội, cũng có 3 yếu tố:
Thiếu giáo dục về đạo đức và pháp luật: Một bộ phận người dân chưa được giáo dục đầy đủ về cách ứng xử văn minh và tôn trọng pháp luật.
Môi trường sống thiếu lành mạnh: Việc tiếp xúc với các nội dung bạo lực trên mạng xã hội, phim ảnh khiến nhiều người có xu hướng hành động theo bản năng khi gặp mâu thuẫn.
Hiệu ứng đám đông: Trong một số trường hợp, sự cổ vũ của đám đông làm tăng mức độ bạo lực, khiến đối tượng hành động một cách cực đoan hơn.
4 đặc điểm của những người “ưa bạo lực”
Những vụ việc vừa qua xảy ra liên tục trong khoảng 1-2 tháng gần đây. Thời điểm cận Tết liệu có phải là một trong những tác nhân, thưa ông?
- Thời điểm cuối năm thường là giai đoạn căng thẳng hơn do áp lực hoàn thành công việc, chi tiêu gia đình, lo toan dịp Tết. Những áp lực này tích tụ khiến con người dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, mất kiểm soát cảm xúc.
Bên cạnh đó, thời gian gần Tết, các hoạt động tụ họp, nhậu nhẹt, vui chơi diễn ra nhiều hơn, dẫn đến việc gia tăng nguy cơ xảy ra xung đột.
Cựu tuyển thủ Lê Sỹ Mạnh (Ảnh: Công an Tân Bình),
Là một Tiến sĩ Tội phạm học, Thượng tá Đào Trung Hiếu có thể chỉ ra điều gì đã thúc đẩy những người trong vụ việc trên có những hành động bạo lực như vậy?
- Dưới góc độ tâm lý học hành vi, những người tham gia các vụ bạo lực thường có một số đặc điểm sau:
Tâm lý hiếu thắng, thiếu kiềm chế: Những người có xu hướng bạo lực thường có tâm lý nóng nảy, dễ bị kích động khi cảm thấy bị xúc phạm.
Bị chi phối bởi cảm xúc tức thời: Phản ứng của họ mang tính bản năng, thiếu suy nghĩ thấu đáo về hậu quả. Họ bị cảm xúc giận dữ lấn át lý trí và hành động ngay khi bị kích thích.
Thiếu đồng cảm: Một số cá nhân không đặt mình vào vị trí của người khác, từ đó dễ dẫn đến các hành vi bạo lực mà không quan tâm đến hậu quả.
Bị ảnh hưởng bởi áp lực xã hội: Nhiều người cảm thấy áp lực từ những người xung quanh, dẫn đến hành động bộc phát để bảo vệ danh dự hoặc thể diện cá nhân.
Không thể bỏ qua những dịch vụ hỗ trợ tâm lý
Vậy theo ông, mỗi cá nhân cần làm gì để không để bản thân bị “chi phối bởi cảm xúc tức thời”, “thiếu kiềm chế”…?
- Đối với từng cá nhân, họ cần rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc. Mỗi cá nhân cần học cách kiềm chế cảm xúc và phản ứng bình tĩnh trước các tình huống căng thẳng.
Bên cạnh đó, mỗi người cần nâng cao nhận thức pháp luật, cần hiểu rõ rằng mọi hành vi bạo lực đều có thể dẫn đến hậu quả pháp lý nghiêm trọng, từ đó có ý thức chấp hành pháp luật tốt hơn.
Đặc biệt, mỗi người cần được giáo dục về văn hóa ứng xử, cần được khuyến khích lối sống văn minh, tôn trọng người khác và biết cách giải quyết mâu thuẫn thông qua thương lượng hoặc nhờ sự can thiệp của pháp luật.
Nguyễn Thùy Trang, đối tượng đán.h gãy mũi nhân viên gác tàu ở TPHCM (Ảnh: Công an Thủ Đức).
Với cơ quan quản lý Nhà nước, Thượng tá Đào Trung Hiếu có kiến nghị gì để ngăn chặn những vụ việc tương tự?
- Với cơ quan quản lý Nhà nước, công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng cần được tăng cường. Cơ quan có thẩm quyền cần thường xuyên tổ chức các chương trình giáo dục về kỹ năng sống, cách giải quyết mâu thuẫn và văn hóa ứng xử. Song song với đó, các hành vi bạo lực đã xảy ra phải bị xử lý nghiêm để tạo tính răn đe trong cộng đồng.
Đồng thời, xã hội không thể bỏ qua những dịch vụ hỗ trợ tâm lý. Các cơ quan có chuyên môn cần xây dựng các trung tâm hỗ trợ tâm lý cộng đồng để giúp người dân giải tỏa căng thẳng, áp lực, từ đó giảm nguy cơ xảy ra bạo lực.
Tóm lại, các vụ việc bạo lực xuất phát từ mâu thuẫn nhỏ nhặt là vấn đề đáng lo ngại trong xã hội hiện nay. Để ngăn chặn hiệu quả tình trạng này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cá nhân, gia đình và các cơ quan chức năng trong việc giáo dục, xử lý và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.
Ngoài ra, mỗi người dân cần rèn luyện khả năng kiểm soát cảm xúc, sống văn minh và biết tôn trọng người khác để góp phần xây dựng một xã hội an toàn, lành mạnh hơn.
Xin cảm ơn ông!
Người đàn ông hàn.h hun.g, đốt pháo hù dọa shipper trong hẻm ở TPHCM
Mâu thuẫn trong lúc chạy xe, người đàn ông lao vào tấ.n côn.g, đốt pháo hù dọa nam shipper (người giao hàng) trong hẻm ở quận Gò Vấp, TPHCM.
Ngày 3/1, một clip được người dùng mạng xã hội lan truyền, ghi lại cảnh nam shipper bị một người đàn ông mặc áo xe ôm công nghệ hàn.h hun.g, ném pháo hù dọa. Qua tìm hiểu, vụ việc xảy ra vào tối 31/12/2024, tại hẻm 748, đường Thống Nhất, phường 15, quận Gò Vấp.
Trong lúc hàn.h hun.g, người đàn ông ném pháo xuống đường gây tiếng nổ lớn (Ảnh: Cắt từ clip).
Anh N.T.L. (SN 2003, ngụ quận 12) cho biết, anh là shipper bị hàn.h hun.g trong clip. Theo anh L., tối cùng ngày, anh chạy xe máy vào hẻm 748 để lấy hàng thì suýt xảy ra va chạm với xe máy của người đàn ông nói trên.
Thời điểm trên, anh L. tiếp tục di chuyển đến điểm lấy hàng. Người đàn ông liền đuổi theo rồi lao vào tấ.n côn.g anh L.. Trong quá trình hàn.h hun.g, ông này còn đốt pháo, quăng xuống đường phát ra tiếng nổ lớn. Toàn bộ vụ việc được camera an ninh nhà dân quay lại.
Cơ quan chức năng quận Gò Vấp đang xác minh, mời những người liên quan lên làm việc.
Tài xế xe khách chở đoàn từ TPHCM lên Đà Lạt, bị 2 người đàn ông chặn đán.h Khi tài xế lái xe khách bước xuống đường bất ngờ bị 2 người đàn ông lao vào hàn.h hun.g. Vụ việc xảy ra tại nút giao ở trung tâm thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng. Ngày 3/1, Công an thành phố Đà Lạt đã triệu tập Đặng Bá Hợi (40 tuổ.i) và Nguyễn Đình Cầm (39 tuổ.i), đều trú tại tỉnh Hà...