Từ vụ drama chè Chang Hi, có còn nên tin lời food review trên Tóp Tóp?
Lời review của các “idol Tóp Tóp” liệu có còn được tin tưởng sau drama “chấn động” những ngày qua.
Drama giữa quán chè Chang Hi và các TikToker thời gian qua khiến dư luận xôn xao. Sau khi Cô Gái Có Râu và Nờ Ô Nô chê quán chè Chang Hi đắt, quá ngọt, ế vì không biết tiếp thu ý kiến khách hàng, chủ quán này đã lên clip đáp trả với thái độ huênh hoang, cho rằng phải kiếm được tiền nhiều mới có quyền nhận xét quán.
Ngay sau đó, làn sóng tranh cãi liên tục nổ ra. “Chiến thần review” Võ Hà Linh cũng nhập cuộc vì “quán chè bất ổn” có thái độ xem thường khách hàng. Cũng từ đây, dân mạng đặt ra câu hỏi: “Có còn nên tin lời food review trên Tóp Tóp?”.
Khi thời kỳ của các “idol Tóp Tóp” lên ngôi, mỗi ngày có hàng loạt clip được ra đời với đủ loại content. Review là dạng nội dung được nhiều TikToker ưa chuộng trong thời gian dài. Bởi với nhiều người, trước khi quyết định mua hoặc trải nghiệm một sản phẩm, dịch vụ nào đó, họ thường tìm kiếm những đánh giá của người đi trước.
Dần dần, review trở thành “món ăn” không thể thiếu đối với người sáng tạo lẫn người tiếp nhận nội dung. Food review là dạng content được quan tâm hàng đầu vì nó là một trong những nhu cầu thiết yếu của đời sống. Review quán ăn, review quán nước, từ quán lề đường đến nhà hàng sang trọng, nơi nào cũng được các “idol Tóp Tóp” để tâm, đặc biệt là các quán ăn lạ, mới.
“Thánh drama” Cô Gái Có Râu đôi khi cũng mắc bệnh khen quá đà, không chỉ ra điểm tệ của quán ăn.
Đã không ít lần, cư dân mạng gặp tình huống dở khóc dở cười, bị ăn “một rổ cú lừa” vì tin lời reviewer và các “idol Tóp Tóp”. Bởi khi nhận được booking quảng cáo, những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội thường đến trải nghiệm, nhưng chủ yếu là khen quán chứ không đưa ra ý kiến khách quan, nêu những mặt chưa tốt.
Đa phần khán giả bị “vỡ mộng vì tin lời reviewer” bởi xem phải những clip sặc mùi quảng cáo, hoặc quảng cáo khéo léo, tinh vi đến nỗi họ không thể nhận ra điểm tệ cho đến khi đặt chân đến nhà hàng, quán ăn.
Video đang HOT
Dần dần, “nạn quảng cáo” tràn lan tên Tóp Tóp. Reviewer mặc sức nhận tiền rồi PR cho quán, mặc kệ chất lượng và trải nghiệm dở tệ, họ lên clip chỉ toàn khen theo ý của chủ quán, để lấy catse.
Lướt các trang mạng, đặc biệt là địa hạt của các food review – Tóp Tóp, 10 clip nhận xét quán ăn thì có đến 7 clip đã nhận booking, PR cho quán; 3 clip còn lại thì cũng “review thảo mai” để “kiếm đường sống”, để lối sau này nhà hàng tìm đến mình, nhận booking. Bởi thế, người xem dễ dàng “bị dụ” khi tin lời reviewer Tóp Tóp.
Võ Hà Linh được mệnh danh là “chiến thần review” bởi thường cho các đánh giá khách quan, trung thực.
Review thật, nhưng lắm drama
Giữa rừng người “sống vì kinh tế”, review theo ý nhà hàng, vẫn có nhiều reviewer trải nghiệm và cho những đánh giá khách quan, thực tế. Khi không làm “vì kinh tế”, nhận tiền của quán để review, các “idol Tóp Tóp” mạnh dạn nêu những điểm bất ổn của quán, để khán giả có cái nhìn bao quát, đúng đắn hơn.
Gần đây, trào lưu review chân thật, thậm chí “chê thậm tệ” được chú ý nhiều khi Nờ Ô Nô (Tuấn Brice) chiếm sóng Tóp Tóp. Những clip của TikToker này đa phần chê các quán ăn, từ gia vị, cách bài trí, màu sắc, nêm nếm đến cả cách phục vụ, không gian… Tuấn Brice chê đến nỗi, clip nào không chê ít nhất 3-4 điểm thì đó không phải là clip của anh, dần chê trở thành “thương hiệu”.
“Thánh chê” Nờ Ô Nô dần trở thành “nỗi ám ảnh” của các quán ăn.
Tuy nhiên, việc review này của Nờ Ô Nô cũng gây nhiều tranh cãi. Thời gian đầu, clip nào của anh lên cũng bị mang ra mổ xẻ, bởi bị cho là chê quá lố, quá đà. Với tuyên ngôn “trị những quán ăn coi thường khách hàng”, Nờ Ô Nô dần trở thành nỗi ám ảnh của các cửa hàng mỗi lần xuất hiện vì toàn content chê.
Nhưng nhờ vậy, khán giả biết được mặt trái của các quán ăn, những điểm bất ổn, không chất lượng và tránh những nơi không hợp, kém chất lượng.
Bên cạnh đó, những food reviewer có tâm khác cũng hoạt động thường xuyên, mạnh mẽ trên social. Dù có nhận PR, họ cũng không khen quá lố, vẫn đưa ra những nhận xét khách quan để khán giả “còn niềm tin” và tạo uy tín.
Bởi thế, việc tin tưởng các food reviewer nên có chọn lọc, vì không phải reviewer nào cũng nêu đúng nhận định, đánh giá khách quan và không bị chi phối bởi kinh tế, đồng tiền. Hơn nữa, khẩu vị của từng người cũng khác nhau, đôi khi người này cảm nhận hương vị thức ăn ngon, nhưng người kia lại thấy không hợp miệng, nên lời của người review chỉ mang tính tương đối, khán giả nên tham khảo nhiều nguồn.
Food review là công việc được nhiều bạn trẻ ưa chuộng trong thời gian gần đây. Bằng việc đến quán ăn, trải nghiệm và đưa ra những nhận xét, người làm clip có thể thu về lượt tương tác khủng, đôi khi còn kiếm được nhiều tiền vì quán book để quảng cáo, PR.
TikToker Long Chun lên tiếng về loạt drama giữa quán chè và reviewer
Sau những drama gây ồn ào trên TikTok những ngày gần đây, dân tình vẫn luôn tự hỏi không biết liệu Long Chun - một TikToker cũng đang sở hữu quán ăn sẽ có cái nhìn như thế nào.
Mới đây, Long Chun đã chính thức chia sẻ quan điểm cá nhân của mình về những vấn đề lùm xùm gần đây.
Hot TikToker Long Chun chia sẻ chính thức về những ồn ào xoay quanh quán chè thời gian gần đây. (Ảnh: Facebook Long Chun)
Drama xoay quanh quán chè thực sự bắt đầu khi một nam TikToker quay lại quán chè C.H và cho rằng khách đến đây ăn rất ít. (Ảnh: TikTok Cô Gái Có Râu)
Chia sẻ về sự việc lần này với Trí thức trẻ, Long Chun cho rằng không ai đúng hay sai hoàn toàn trong sự việc lần này. Hot TikToker còn cần thận đứng từ 2 phía để đảm bảo khách quan nhất. Ở vị trí khách hàng, Long Chun cho rằng TikToker cũng là khách và không chỉ họ mà tất cả mọi người đều có quyền khen, chê cũng như đưa ra nhận xét.
Anh chàng cho rằng không ai đúng cũng không ai sai trong sự việc lần này. (Ảnh: Facebook Long Chun)
Thái độ có phần thách thức của chủ quán chè khiến nữ YouTuber Hà Linh cảm thấy khó chịu và quyết định nhập cuộc trong cuộc "khẩu chiến" này. (Ảnh: Facebook Võ Hà Linh)
Nữ YouTuber đã quay ngay một video chia sẻ về cách phản hồi của chủ quán chè C.H. (Ảnh: Facebook Võ Hà Linh)
Tuy nhiên, anh cho rằng mọi việc chỉ nên dừng lại ở việc góp ý một cách tế nhị chứ không thể bắt ép quán phải làm như này hay làm như kia. Bởi vì chủ quán chính là người muốn doanh nghiệp của mình kiếm được tiền nhất. Nên nếu được thì khách hàng nên góp ý với chủ quán hoặc chia sẻ cảm nhận cá nhân nhưng chỉ dừng lại ở việc mang tính xây dựng chứ không phải là bắt ép vì không ai có quyền bắt quán phải làm cái này hay cái khác.
Với anh, ai cũng có quyền được góp ý, không chỉ là reviewer. (Ảnh: Facebook Long Chun)
Với sự phản pháo của chủ quán chè C.H đang gây "bão" trong thời gian gần đây, hot TikToker cho rằng cách phản hồi như vậy là chưa ổn. Theo anh, quán nên bình tĩnh giải thích cho khách hàng những điểm mà họ chưa hài lòng để khách thấy rằng tại sao phải như vậy, nếu lý do hợp lý thì chắc chắn mọi người sẽ đồng tình.
Long Chun cho rằng chủ quán C.H nên bình tĩnh hơn. (Ảnh: Facebook Long Chun)
Anh chàng cũng cho biết mình là chủ quán thì nên tôn trọng và dành sự tích cực cho khách. Nếu mình đón nhận mọi việc theo hướng tích cực thì chắc chắn mọi người cũng sẽ không biến nó trở nên tiêu cực hơn. Long Chun đưa ra ý kiến cá nhân: "Ở trong tình huống này C.H nên bình tĩnh để có thể đưa ra những câu nói, quan điểm mang tính lắng nghe nhiều hơn là đáp trả".
Quan điểm của hot TikToker là luôn nhìn mọi việc theo hướng tích cực. (Ảnh: Facebook Long Chun)
Trước đó, quán ăn của Long Chun cũng được "chiến thần review" Hà Linh ghé thăm và đưa ra những quan điểm khen, chê rõ ràng. Thế nhưng, trái với thái độ phản pháo của một số chủ quán, Long Chun lại tiếp nhận góp ý theo hướng tích cực, nhẹ nhàng hơn và được rất nhiều người ủng hộ.
Anh chàng thậm chí còn review lại video mà Hà Linh nhận xét về đồ ăn tại quán của anh. (Ảnh: Chụp màn hình Facebook Long Chun)
Thái độ và quan điểm tích cực của Long Chun được nhiều người ủng hộ. (Ảnh: Facebook P.L)
Thậm chí, mới đây, Long Chun còn dí dỏm thông báo trên trang cá nhân rằng sau khi "chiến thần" Hà Linh ghé thăm thì quán đã đông kín khách, nhân viên phải làm việc vất vả cả tuần nên xin phép đóng cửa hàng 1 ngày cho nhân viên đi thư giãn. Có thể thấy, với thái độ đón nhận tích cực, dù chưa được đánh giá hoàn hảo nhưng quán của hot TikToker đã được mọi người đón nhận và dành sự ủng hộ to lớn.
Bài thông báo về tình hình cửa hàng của anh sau khi "chiến thần" Hà Linh ghé thăm. (Ảnh: Facebook Long Chun)
Có thể nói review không hẳn chỉ đem lại những điều tiêu cực, nếu biết đón nhận theo chiều hướng tích cực hơn thì chính những video review đó cũng sẽ đem lại lợi ích cho cửa hàng.
Reviewer là một công việc tương đối nhạy cảm bởi nó có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của quán. Chính vì vậy, mỗi lần đánh giá, nhận xét về một quán ăn nào đó, các reviewer cũng nên cân nhắc kỹ càng xem cái gì có thể nói riêng với chủ quán. Bên cạnh đó, chủ quán cũng nên lắng nghe ý kiến khách hàng, xem xét và đưa ra quyết định phù hợp để giúp quán ngày một đi lên. Dù những người đến ăn là reviewer thì họ cũng là khách hàng và ý kiến của họ cũng nên được tôn trọng. Sự việc lần này là bài học kinh nghiệm cho nhiều chủ quán và những người reviewer khác để tránh xảy ra sự việc lùm xùm như những ngày vừa qua.
1 phút 09 giây nắm hết drama chè Chang Hi, quán chè "bất ổn" nhất Tóp Tóp Màn đáp trả "cực gắt" giữa chè Chang Hi và các reviewer khiến netizen được phen "hít" drama đến căng phổi những ngày qua. Mở đầu cho chuỗi drama, vào ngày 26/06, TikToker Cô Gái Có Râu đến ăn và review quán chè Chang Hi. Từ đầu đến cuối clip, nam TikToker thẳng thắn chê chè Chang Hi: nước đường quá ngọt, chè...