Từ vụ đổ tưởng ở Đồng Nai, cảnh báo gì?
Đất nước phát triển, công nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh mẽ, lĩnh vực đầu tư xây dựng, khai thác tài nguyên rầm rộ khắp nơi. Thực tế đó cũng đồng nghĩa và tỉ lệ thuận với sự gia tăng tai nạn lao động.
Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hàng năm cả nước xảy ra bình quân từ hơn 7.000 đến gần 10.000 vụ như năm 2018 có tới 8.950 vụ, làm chết 926 người và hàng nghìn người khác bị thương. Về kinh tế, thiệt hại hàng trăm tỉ đồng về tài sản và bồi thường cho nạn nhân.
Hiện trường vụ sập tường ở Đồng Nai.
Vụ đổ tường tại công trường xây dựng nhà xưởng ở Khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai ngày 14/5/2020 làm chết 10 người, 14 người khác bị thương là một vụ tai nạn lao động hết sức nghiêm trọng, gây nỗi kinh hoàng cho doanh nghiệp, người lao động và nhân dân địa phương. Công trình này thuộc Dự án đầu tư nước ngoài (FDI), chủ đầu tư là Công ty AV Healthcare (Hàn Quốc) làm nhà xưởng để sản xuất băng vệ sinh, tã lót, bình sữa… 59 công nhân đang hối hả thi công thì toàn bộ bức tường dài 100m, cao hơn 5m bỗng đổ sập gây nên thảm khốc, điêu linh. Đây là một vụ tai nạn nặng nề nhất trong hàng trăm vụ xảy ra mấy tháng đầu năm.
Tai nạn lao động đang là mối lo thường trực và bất khả kháng trên các công trình xây dựng, trong khai thác khoáng sản, vận hành thiết bị công nghiệp. Các địa bàn xảy ra nhiều nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Bắc Ninh… nhiều vụ chết người rất thương tâm và oan uổng, gây thiệt hại lớn về tài sản, tài chính. Năm nào, ngành Công an cũng khởi tố hàng chục vụ án hình sự do để xảy ra tai nạn lao động.
Nguyên nhân của tai nạn lao động có nhiều nhưng tựu trung 50% đến 75 % do trách nhiệm của người sử dụng lao động. Hầu hết các vụ việc nghiêm trọng đều bộc lộ bởi không thực hiện các quy trình, quy phạm, không làm công tác bảo hộ, ít tuyên truyền, phổ biến, tập huấn kỹ năng cho người lao động, không trang bị quần áo, giày, mũ, thiết bị an toàn trong quá trình thi công. Việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành buông lỏng, thông thường vụ việc xảy ra rồi mới biết, mới kiểm tra, kết luận.
Mặt khác, trong các vụ tai nạn, hầu hết thường là sử dụng lao động tự do, lao động thời vụ, không ký hợp đồng, không đóng bảo hiểm xã hội nên khi xảy ra giải quyết chế độ, chính sách rất lúng túng, khó khăn (Vụ đổ tường ở Đồng Nai trong số 24 lao động thương vong đều mới vào làm việc từ 10 ngày đến 3 tháng).
Video đang HOT
Đó là sự cảnh báo một thực trạng về lĩnh vực quản lý lao động, sử dụng lao động, bảo đảm an toàn lao động không phù hợp pháp luật trong cơ chế kinh tế thị trường hiện nay.
Vụ sập tường 10 người chết: Vợ trẻ ôm con tàn tật đi nhận xác chồng
Tại nhà xác bệnh viện, 6 chuyến xe lăn bánh tỏa đi các hướng để chở các nạn nhân vụ sập công trình về nhà lo hậu sự. Mỗi chuyến xe rời đi đều để lại phía sau tiếng khóc nức nở, ánh mắt thất thần của người thân và đồng nghiệp.
Ngay sau khi vụ sập công trình xây dựng trong Khu công nghiệp Giang Điền (xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) xảy ra, các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đã nhanh chóng vào cuộc. Lãnh đạo nhiều sở ban ngành của tỉnh cũng kịp thời có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác cứu hộ và điều tra nguyên nhân.
Chị Hạnh cùng con gái ngồi một góc đợi nhận xác chồng.
Vụ tai nạn khiến 10 người chết, 17 người khác bị thương. Các nạn nhân bị thương nặng được đưa về Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai để cấp cứu.
Đến 18h30, trước khi 2 chiếc xe cứu thương chở xác các nạn nhân về nhà xác Bệnh viện đa khoa tỉnh, nhiều người nhà của nạn nhân đã đến và thất thần ngồi chờ đợi.
Mang bộ quần áo bạc màu, đôi dép còn dính đầy xi măng, tay cầm chiếc điện thoại cũ, anh Dương Huỳnh Vàng (Trảng Bom, Đồng Nai) kể lại, trước tết, anh và em trai cùng đi làm thợ hồ chung một công trình nhưng sau đó do dịch, em trai anh là Dương Huỳnh Minh Nhựt phải nghỉ việc. Vừa hết dịch, Nhựt từ Tiền Giang lên và xin vào làm chỗ công trình với anh nhưng không được nhận.
Anh Vàng kể tiếp, lúc 15h30, khi anh đang làm hồ thì nhận được điện thoại của em trai nhưng nghe máy lại là giọng của người khác. Qua điện thoại, người ta nói nơi em anh làm bị sập giàn giáo.
"Nghe tin, tôi vội chạy đến hiện trường nhưng không vào được vì công an không cho vào. Nó vừa mới xin đi làm ở công trình trên 3 ngày chứ mấy. Nếu nó xin vào làm cùng công trình với tôi thì đâu có chết đau khổ thế này", anh Vàng ứa nước mắt.
Anh Vàng chưa thể tin là em trai mình đã mất.
Càng về đêm, người thân của các nạn nhân bắt đầu tập trung đến càng đông, những tiếng gào khóc vang lên thảm thiết. Ngồi lặng một góc, chị Lê Thị Thúy (quê Gia Lai) vừa khóc vừa nói: "Khi tôi đang bán bánh mỳ trên Sài Gòn, người nhà gọi nói anh trai tôi Lý Văn Thụ (SN 1975) bị tai nạn lao động ở Đồng Nai. Nhận được tin sét đánh, tôi liền chạy xuống đây.
Số anh tôi sao khổ quá! Nhà đã nghèo, hai vợ chồng có 3 đứa con, đứa đầu bị bại não nên anh với chị mới đưa nhau xuống Trảng Bom xin việc. Anh đi làm thợ hồ, chị đi làm công nhân, ai ngờ chưa gì đã gặp nạn thế này", chị Thúy nấc nghẹn.
Gần 20h đêm 14/5, không khí đau thương bao trùm trước cổng nhà xác bệnh viện. Những người đến đón nhận xác nạn nhân liên tục gọi điện về quê để báo tin. Những câu nói: "Nó chết rồi! Đang nằm ở nhà xác, chắc khuya người ta mới cho đưa xác về" khiến những người xung quanh không thể cầm lòng.
Trong số đó, hình ảnh của hai mẹ con ngồi bần thần một góc khiến ai nhìn cũng thương cảm. Đó là hai mẹ con chị Lê Thị Mỹ Hạnh (SN 1991, vợ nạn nhân Lý Văn Thụ). Chị Hạnh đưa con gái 12 tuổi bị bại não đến ngồi chờ nhận xác chồng. Hai mẹ con ngồi khuất trong một góc tối, đứa con gái cứ ngơ ngác không hiểu chuyện gì đang xảy ra với gia đình.
Người nhà các nạn nhân thấp thỏm chờ nhận xác người thân trong vụ sập tường.
Chị Hạnh vừa khóc vừa kể: "Hai vợ chồng nghèo lắm mới xuống đây đi làm thuê. Tôi đi làm công nhân, còn anh đi làm thợ hồ. Chồng tôi mới xin vào làm được có mấy ngày đã bị nạn. Nhà có 3 đứa con, hai đứa nhỏ gửi cho bà nội ở quê nuôi. Hai vợ chồng đưa đứa lớn (12 tuổi) bị bại não xuống Trảng Bom, thuê phòng trọ ở. Hàng ngày, chúng tôi đi làm thì đóng cửa nhốt nó ở trong phòng".
Đang trò chuyện, con của chị Hạnh lại hét lên rồi vùng vằng, chị lấy vội miếng bánh mì đem theo đút vội cho con rồi nói trong nước mắt: "Bình thường, buổi trưa, chồng tôi thường về ăn cơm, rồi ngủ để chiều đi làm tiếp, nhưng hôm nay lạ lắm, ăn xong cứ ngồi ôm con bé mãi. Tôi bảo ngủ tý đi rồi đi làm, nắng nóng mà ôm gì nó suốt buổi trưa. Không ngờ, đó lại là lần cuối hai bố con gặp nhau. Giờ chồng tôi mất rồi, 3 mẹ con không biết sống sao nữa".
Đêm càng về khuya, những tiếng khóc cứ rưng rức mãi tại khu nhà xác bệnh viện. Người thân đến đón xác nạn nhân cứ ngồi yên lặng một chỗ quá đau xót và mệt mỏi.
Đến 0h30 ngày 15/5, thi thể 9/10 nạn nhân đã được người thân làm thủ tục nhận và đưa về lo hậu sự. Trong đêm tại nhà xác bệnh viện, 6 chuyến xe lăn bánh tỏa đi các hướng để chở các nạn nhân vụ sập công trình về nhà lo hậu sự. Mỗi chuyến xe rời đi đều để lại phía sau tiếng khóc nức nở và những ánh mắt thất thần của người thân, đồng nghiệp.
Hiện trường đổ nát tang thương sau vụ sập tường 10 người chết ở Đồng Nai Vụ sập tường kinh hoàng xảy ra vào chiều 14/5 tại Khu công nghiệp Giang Điền (Đồng Nai) khiến 10 người chết, nhiều người bị vùi lấp. Video: Sập tường đang thi công ở Đồng Nai, 10 người chết Khoảng 15h ngày 14/5, bức tường đang thi công của Công ty AV Healthcare (Hàn Quốc) tại đường số 8 Khu công nghiệp Giang...