Từ vụ CSGT giơ chân: Đừng làm “con bò” để gặp nguy hiểm
Bức xúc gọi người đi ngược chiều là “con bò” nhưng nickname H.T.G lại không ủng hộ hành động, CSGT “giơ chân” làm hai người đi xe máy ngã xuống đường.
Hành động CSGT giơ chân khiến hai người đi xe máy ngã xuống dải phân cách đường Xã Đàn.
“Con bò” và chuyện đi ngược chiều
Ngày 21.7, một người dùng Facebook có nickname H.T.G chia sẻ trên trang cá nhân góc nhìn về câu chuyện chiến sĩ CSGT Hà Nội “giơ chân” và đôi nam nữ đi xe máy ngã ở đường Xã Đàn (Hà Nội).
Trong bài viết của mình nickname H.T.G gọi những người đi xe ngược chiều là “con bò”.
Theo nickname H.T.G chia sẻ trong bài viết, lý do anh gọi người đi xe ngược chiều là “con bò” vì trong một lần anh đi ô tô ở đường Láng – Hòa Lạc (nay là đại lộ Thăng Long) với tốc độ cao thì hai người đi xe máy ngược chiều bất ngờ xuất hiện trước đầu xe với khoảng cách 10 mét. Quá bất ngờ, nickname H.T.G đã gọi 2 người đi xe ngược chiều là “hai con bò”.
Dù bức xúc vì từng đối mặt với tình huống suýt đâm vào người liều lĩnh đi ngược chiều nhưng nickname H.T.G lại không theo số đông ủng hộ hành động, CSGT “giơ chân” khiến hai người đi xe máy ngã xuống đường.
Nickname H.T.G cho rằng, chiến sĩ CSGT “giơ chân” trong đoạn clip đã “không làm đúng quy trình”.
“Có luật nào cho phép cảnh sát giao thông đạp vào người đi đường khi phát hiện họ phạm luật? Ủng hộ hành động này thì nay mai xuất hiện vô vàn trường hợp tương tự trong bối cảnh vi phạm luật giao thông tràn lan hiện nay…” nickname H.T.G nêu ý kiến.
Theo nickname H.T.G, người đi xe máy vi phạm không phải tội phạm vì vậy không đáng bị CSGT quyết liệt ngăn chặn dẫn tới việc đối điện với nguy hiểm.
Video đang HOT
Cuối cùng, nickname H.T.G thừa nhận mình từng là “con bò” – người đi ngược chiều và khuyến cáo mọi người không nên đi ngược chiều để không bảo đảm tính mạng của bản thân.
CSGT có được đạp người vi phạm hành chính?
Trao đổi với PV, luật sư Lê Văn Kiên (Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết, theo quy định, CSGT có quyền sử dụng các biện pháp kể cả vũ lực như đá, đạp ngã xe, đánh, trấn áp để bắt giữ đối tượng trong trường hợp phát hiện phạm tội quả tang như cướp, cướp giật, gây thương tích…
Trường hợp, khi làm nhiệm vụ CSGT phát hiện người vi phạm trật tự an toàn giao thông thì phải áp dụng các biện pháp nghiệp vụ theo đúng quy định như ra hiệu lệnh, dùng dụng cụ chặn xe, truy đuổi… chứ không được đạp, đá người vi phạm. Bởi hành vi trên có thể gây nguy hiểm tính mạng người vi phạm.
Đồng quan điểm, luật sư Trần Tuấn Anh (Đoàn luật sư Hà Nội) rằng, theo các quy định hiện hành thì CSGT không được quyền giơ chân đạp người có hành vi vi phạm hành chính. CSGT có thể sử dụng nghiệp vụ khác như ghi lại biển số xe, truy đuổi, báo cho đồng đội chốt kế cận để chặn xử lý nếu người vi phạm bỏ chạy.
“Nếu hai người đi xe máy chỉ vi phạm luật giao thông, không tuân thủ yêu cầu dừng xe kiểm tra bỏ chạy thì cán bộ CSGT đã hành động vượt quá thẩm quyền.
Chỉ trong trường hợp các đối tượng bỏ chạy vì vừa vi phạm hình sự như cướp, cướp giật, tấn công người thi hành công vụ thì mới cần thiết phải ngăn chặn. Người vi phạm bỏ chạy là sai nhưng người thực thi pháp luật chỉ được tác nghiệp trong quyền hạn của mình.
Tuy nhiên, hành vi bỏ chạy của người điều khiển phương tiện cũng cần bị lên án, xử lý nghiêm”, luật sư Tuấn Anh cho hay.
Trao đổi với PV về vụ việc trên, Thiếu tướng Trần Thế Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp (Bộ Công an) cho biết: Theo quy định, CSGT được sử dụng vũ lực ngăn chặn, tước hung khí của đối tượng có hành vi chống người thi hành công vụ. Trong trường hợp xảy ra ở đường Xã Đàn, bước đầu xác định, hành động của chiến sĩ CSGT phù hợp với quy định.
“Trong trường hợp đối tượng có dấu hiệu phạm tội thì không chỉ người thi hành công vụ mà người dân cũng có thể có hành động phòng vệ, ngăn chặn nếu hành vi đó nguy hiểm cho mình và người khác.
Trong sự việc ở Xã Đàn, dấu hiệu phạm tội chống người thi hành công vụ của người điều khiển xe máy là rõ ràng. Vì vậy, chiến sĩ CSGT có biện pháp phòng vệ và tước hung khí người vi phạm như vậy là phù hợp với quy định.
Hung khí trong trường hợp này chính là phương tiện giao thông đang lao thẳng vào người CSGT gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe người đang thi hành công vụ và cả người khác”, Thiếu tướng Quân cho biết.
Trả lời câu hỏi “với những trường hợp vi phạm hành chính, cán bộ CSGT có được tung châm đạp hoặc dùng vũ lực với người vi phạm hay không?” Thiếu tướng Quân cho biết: Theo quy định, với những trường hợp vi phạm hành chính, CSGT không áp dụng biện pháp vũ lực để ngăn chặn, cũng như đạp ngã người vi phạm.
Đề xuất tăng cường phạt nguội, xử lý “con bò”
Trao đổi PV, chủ nhân nickname H.T.G cho rằng, CSGT Hà Nội có thể ghi lại hình ảnh hai người chạy ngược chiều bị ngã sau cú “tung chân” CSGT để xử phạt nguội.
“Với hệ thống camera rộng khắp, hệ thống máy tính quản lý xe hiện đại, công an sẽ truy ra hai người chạy ngược chiều để xử phạt và công bố rộng rãi”, nickname H.T.G nêu ý kiến.
Nickname H.T.G nêu quan điểm về vụ việc CSGT tung chân, người chạy ngược chiều ngã xuống đường.
Theo nickname H.T.G, nếu công an tăng cường xử lý vi phạm giao thông qua hình ảnh camera giám sát thì tình trạng vi phạm giao thông như trong đoạn clip có thể được cải thiện. Người vi phạm sẽ không quay đầu bỏ chạy khi biết rằng vi phạm của mình đã bị camera ghi nhận và chắc chắn sẽ bị phạt nguội.
Liên quan đến đề xuất này, thượng tá Nguyễn Văn Tòng, Phó trưởng phòng CSGT, Công an TP.Hà Nội cho biết, hệ thống camera giám sát ở Hà Nội mới được lắp đặt ở các nút giao thông quan trọng như ngã ba, ngã tư nên chưa thể giám sát hết tất cả các tuyến đường. Vì vậy, nếu đối tượng chạy ngược chiều ở đoạn đường không có camera thì rất khó phát hiện, xử lý.
Trung tá Huỳnh Tấn Nam – Đội trưởng Đội Chỉ huy giao thông và điều khiển đèn tín hiệu giao thông cho biết thêm, việc ghi nhận hình ảnh người đi ngược chiều để xử phạt nguội hiện khó khăn vì camera không ghi nhận được biển số xe chạy ngược chiều để xác minh, xử phạt.
“Các camera ở nút giao thông đặt xuôi chiều theo hướng phương tiện, trong khi xe máy không có biển số phía trước, vì vậy nếu người vi phạm đi xe máy chạy ngược chiều thì không thể ghi nhận được biển số”, trung tá Nam cho biết.
Tuy nhiên, theo trung tá Nam, quá trình theo dõi qua camera giám sát, nếu phát hiện các trường hợp đi ngược chiều… cán bộ Đội Chỉ huy giao thông sẽ thông báo tới tổ công tác trực tiếp làm nhiệm vụ ngoài đường kịp thời xử lý.
Theo Xuân Lực (Dân Việt)
Hà Nội xử phạt "nguội" 5 xe biển đỏ, 2 xe biển xanh
Từ ngày 8/12/201515/1/2016, Đội Tín hiệu đèn giao thông đã xử lý vi phạm tại trụ sở 289 trường hợp, tước giấy phép lái xe 63 trường hợp.
Chiều 17/1, Trung tá Huỳnh Tấn Nam, Đội trưởng Đội Đèn chỉ huy giao thông, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho biết, qua công tác kiểm tra xử lý vi phạm giao thông qua hệ thống camera từ ngày 1/12/2015 đến nay, Đội đã phối hợp với các Đội CSGT địa bàn phát hiện và lập biên bản xử phạt 569 trường hợp vi phạm.
CSGT xử phạt qua camera. Xe biển đỏ, biển xanh cũng bị phạt
Trong các trường hợp vi phạm có 525 trường hợp người điều khiển phương tiện không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông; 44 trường hợp khi đèn tín hiệu giao thông đã chuyển sang màu đỏ, nhưng không dừng lại trước vạch dừng vẫn tiếp tục đi.
Cụ thể, các trường hợp vi phạm gồm: 5 xe ô tô biển đỏ, 2 xe ô tô biển xanh, 14 xe khách, 115 xe taxi, 56 xe tải, 209 xe con, 8 xe buýt, 15 xe mô tô...
Từ ngày 8/12/2015- 15/1/2016, Đội Tín hiệu đèn giao thông đã xử lý vi phạm tại trụ sở 289 trường hợp, tước GPLX 63 trường hợp. Trong đó: Không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông: 187 trường hợp; Khi đèn tín hiệu giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng vẫn tiếp tục đi: 102 trường hợp. Đối với các trường hợp chưa xử lý được trực tiếp, CSGT sẽ gửi thông báo vi phạm về nơi cư trú của chủ phương tiện./.
Theo_VOV







Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phát hiện hàng trăm chai rượu không rõ nguồn gốc ở quán bar WARM

Bắt quả tang 2 đối tượng mang súng vào khu bảo tồn săn khỉ

Bắt giam thầy giáo dâm ô với nhiều học sinh tiểu học

Giám đốc trung tâm đăng kiểm ở Cần Thơ nhận hối lộ gần 1 tỷ đồng

Thực nghiệm hiện trường vụ án xâm hại lăng mộ vua Lê Túc Tông

Tiktoker Lê Việt Hùng vừa bị tạm giữ là ai?

Bắt 3 lãnh đạo Công ty cổ phần Quản lý công trình đô thị Bắc Giang

Khởi tố Tiktoker Lê Việt Hùng tội Cưỡng đoạt tài sản

Hoãn phiên sơ thẩm vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Tịnh thất Bồng Lai

Tạm giữ hình sự người đấm vào mặt nhân viên y tế Bệnh viện Nam Định

Hiện trường lăng mộ vua Lê Túc Tông bị 2 người Trung Quốc đào bới

Nộp 15 tỉ, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre được đề nghị giảm 7 năm tù
Có thể bạn quan tâm

Gần 100 ngày mất của Từ Hy Viên, Cổ Thiên Lạc bất ngờ bị chỉ trích vì phát ngôn này
Sao châu á
21:45:25 08/05/2025
Sơn Tùng đi chợ Bến Thành gây sốt, Jack nghi hơn thua, Soobin bị vạ lây?
Sao việt
21:44:38 08/05/2025
Mỹ nhân mặc đẹp nhất Met Gala nhưng bị Grammy phớt lờ: Từ nữ hầu bàn nghiện ngập đến sự nghiệp triệu đô
Nhạc quốc tế
21:32:51 08/05/2025
6 cách giảm bọng mắt, quầng thâm cho dân văn phòng không cần can thiệp xâm lấn
Làm đẹp
21:18:56 08/05/2025
Rich kid Chao thắng Jenny Huỳnh 1-0, khéo léo khoe 2 thứ đắt giá
Netizen
21:14:42 08/05/2025
Vật thể rơi xuống Nam Cực làm thay đổi lịch sử Trái Đất
Lạ vui
21:10:21 08/05/2025
Nền tảng nCademy thu hút gần 35.000 người học an ninh mạng sau 2 ngày
Thế giới số
21:07:08 08/05/2025
Im Soo Jung: Từ 300 lần thử vai thất bại đến biểu tượng màn ảnh Hàn Quốc
Hậu trường phim
20:59:00 08/05/2025
Nhìn lại series "Lật mặt" của Lý Hải trong 10 năm
Phim việt
20:56:42 08/05/2025
Khai quật mộ vua trẻ đẹp nhất Ai Cập: Mở ra chuỗi chết chóc, nhân loại ám ảnh
Thế giới
20:28:35 08/05/2025