Từ vụ con bà Phương Hằng xin đặt tiền bảo đảm để mẹ tại ngoại: Khi nào được trả lại, khi nào bị tịch thu?
Bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì số tiền đặt bảo đảm sẽ bị tịch thu nộp vào ngân sách nhà nước.
Liên quan đến vụ việc bà Nguyễn Phương Hằng, mới đây nhất, ngày 24-10, ông Nguyễn Quang Tuấn (ngụ Quận 7, TP.HCM, con trai bà Hằng) đã gửi đơn đến Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM và VKSND TP.HCM xin đặt tiền để bảo đảm cho mẹ được tại ngoại chữa bệnh.
Theo đó, ông Tuấn xin được đặt tiền để bảo đảm là 10 tỉ đồng để thay thế biện pháp ngăn chặn tạm giam cho bị can Hằng cho đến khi kết thúc vụ án.
Liên quan đến hành vi pháp lý trên, nhiều bạn đọc thắc mắc khi thực hiện đặt tiền bảo đảm để tại ngoại thì mức tiền đặt là bao nhiêu và khi nào số tiền đó được trả lại, khi nào bị tịch thu?
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, luật sư Lê Dũng, Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết biện pháp đặt tiền để bảo đảm được quy định tại Điều 122 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Theo đó, đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, CQĐT, VKS, tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm.
Bị can, bị cáo được đặt tiền phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ như:
- Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan.
- Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội.
- Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
Video đang HOT
Đơn của con trai bà Hằng. Ảnh: H.YẾN
Loại tiền đặt bảo đảm và mức tiền được quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2018. Theo đó, tiền đặt để bảo đảm là Việt Nam đồng, thuộc sở hữu hợp pháp của bị can, bị cáo, người thân thích của bị can, bị cáo.
CQĐT, VKS, tòa án quyết định mức tiền cụ thể mà bị can, bị cáo phải đặt để bảo đảm, nhưng không dưới 30 triệu đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 100 triệu đồng đối với tội phạm nghiêm trọng; 200 triệu đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng; 300 triệu đồng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Mức tiền đặt bảo đảm có thể thấp hơn nhưng không dưới mức quy định trên nếu thuộc các trường hợp như: Bị can, bị cáo là thương binh, bệnh binh, là người được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân… hoặc là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Về xử lý tiền đặt bảo đảm, số tiền đặt bảo đảm sẽ bị tịch thu nộp vào ngân sách Nhà nước trong hai trường hợp: Trường hợp thứ nhất là bị can, bị cáo bị bắt tạm giam về tội đã phạm trước khi áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm hoặc tiếp tục phạm tội.
Trường hợp thứ hai là bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan tại thời điểm đặt tiền bảo đảm.
Số tiền đặt bảo đảm được hoàn trả trong các trường hợp sau:
- Khi có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án; đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can.
- Bị can, bị cáo bị bắt tạm giam về tội đã phạm trước khi áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm hoặc tiếp tục phạm tội.
- Bị can, bị cáo chết.
- Bị can, bị cáo đã chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan.
- Bị cáo được tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, hình phạt không phải là hình phạt tù hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam.
Như vậy, có thể thấy trong tố tụng hình sự biện pháp đặt tiền bảo đảm và bão lĩnh đều có điểm chung là các biện pháp thay thế tạm giam để bị can, bị cáo được tại ngoại.
Tuy nhiên, nếu như bảo lĩnh là biện pháp do cá nhân, cơ quan, tổ chức sử dụng uy tín, nhân thân của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó để thực hiện việc bảo lĩnh cho bị can, bị cáo thì đặt tiền bảo đảm là biện pháp do chính bị can, bị cáo bỏ tiền ra để đặt hoặc người thân thích của bị can, bị cáo bỏ tiền ra đặt để được tại ngoại.
Vừa xin tại ngoại, con trai bà Nguyễn Phương Hằng đã chi 10 tỷ đồng để làm điều này
Mới đây, ông Nguyễn Quang Tuấn đã có đơn gửi Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM và VKSND TP.HCM xin đặt tiền để bảo đảm cho mẹ ruột là bị can Nguyễn Phương Hằng được tại ngoại chữa bệnh.
Vừa qua, một nguồn tin cho biết bà Nguyễn Phương Hằng sinh năm 1971, Giám đốc Công ty CP Đại Nam và gia đình đã có đơn gửi đến VKSND TP HCM và Công an TP HCM xin được tại ngoại và bảo lãnh tại ngoại. Trong đơn, bị can Nguyễn Phương Hằng cho biết đã bị tạm giam về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tố chức, cá nhân" từ ngày 24/3 đến nay và mong muốn được tại ngoại.
Lý do mà ông Quang Tuấn xin khoan hồng cho mẹ là do các tình tiết bà Hằng có những đóng góp cho hoạt động từ thiện, nhân đạo, nhất là trong giai đoạn đại dịch Covid-19 vừa qua. Đồng thời, gia đình cũng muốn bảo lãnh bà Nguyễn Phương Hằng để điều trị bệnh cho bà.
Bà Nguyễn Phương Hằng bị khởi tố, bắt tạm giam từ ngày 24/3 đến nay.
Cho đến mới đây, trong đơn anh Nguyễn Quang Tuấn trình bày rằng Nguyễn Phương Hằng thường trú tại số 17-19 Ngô Đức Kế, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM; Nơi ở số 6 Nguyễn Thông, Phường 7, Quận 3, TP.HCM có địa chỉ cư trú rõ ràng. Bà Hằng bị khởi tố và bắt tạm giam vào ngày 24/3/2022 đến nay về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".
Con trai bà Nguyễn Phương Hằng có đơn xin đặt tiền để bảo đảm
Ông Nguyễn Quang Tuấn cho biết: "Theo hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 07/8/2018, có hiệu lực kể từ ngày 20/9/2018 về các điều kiện được áp dụng biện pháp ngăn chặn "Đặt tiền để bảo đảm" để thay thế biện pháp "Tạm giam" quy định tại Điều 122 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018, tôi nhận thấy mẹ tôi có hội đủ các điều kiện như sau: Mẹ tôi phạm tội lần đầu, nhân thân tốt, chưa có tiền án gì; Có địa chỉ cư trú rõ ràng; Trước khi bị bắt có nhiều bằng khen, giấy khen của nhiều cơ quan nhà nước, nhiều tổ chức xã hội về hoạt động từ thiện. Sau khi bị bắt đến nay, mẹ tôi cũng đã thành khẩn nhận sai và cam kết không vi phạm, nhiều lần tự viết đơn xin được tại ngoại để điều trị bệnh và cam kết không tái diễn hành vi livestream trên mạng xã hội...; Hành vi của mẹ tôi không thuộc các trường hợp không được áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm".
Theo ông Tuấn, bản thân mẹ ông đang phải điều trị nhiều bệnh như: Cao huyết áp, rối loạn lo âu, rối loạn lipid máu, mất ngủ kéo dài, u xơ tử cung... phải thường xuyên uống thuốc điều trị gần chục năm nay. Đồng thời, bà Hằng là người chăm sóc mẹ già hơn 80 tuổi, con nhỏ và là người điều hành hoạt động doanh nghiệp với rất nhiều người lao động.
Do vậy, ông Nguyễn Quang Tuấn có đơn xin được đặt tiền để bảo đảm là 10 tỷ đồng để thay thế biện pháp ngăn chặn tạm giam cho bị can Nguyễn Phương Hằng cho đến khi kết thúc vụ án.
Ông Nguyễn Quang Tuấn - con trai bà Nguyễn Phương Hằng xin đặt 10 tỉ đồng để mẹ được tại ngoại.
Bà Phương Hằng chụp ảnh cùng con trai cả tên Quang Tiến và mẹ ruột trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua.
Được biết, ngày 6/9, VKSND TP.HCM đã ra quyết định trả hồ sơ, đề nghị điều tra bổ sung để làm rõ vai trò đồng phạm, đồng thời xem xét việc nhập vụ án liên quan đến bị can Nguyễn Phương Hằng do Công an Bình Dương khởi tố, nhằm giải quyết triệt để vụ án.
Ngay sau khi VKS trả hồ sơ, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã gia hạn tạm giam thêm đối với bị can Hằng. Vụ án do Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM thụ lý, Nguyễn Phương Hằng bị đề nghị truy tố về hành vi "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Cũng trong ngày 6/9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương đã hoàn tất Kết luận điều tra, đề nghị VKSND cùng cấp truy tố bà Phương Hằng về cùng tội danh trên. Theo Kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM, khoảng tháng 3/2021, thông qua các tài khoản mạng xã hội YouTube và TikTok, bà Nguyễn Phương Hằng đã tổ chức nhiều buổi livestream để nói về nhiều chủ đề, nhiều nội dung khác nhau được nhiều người theo dõi, chia sẻ, bình luận.
Lần kết luận điều tra gần đây, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM cho rằng, từ giai đoạn tháng 3/2021 đến khi bị khởi tố, bắt tạm giam (tháng 3/2022), bà Nguyễn Phương Hằng sử dụng 12 kênh trên các nền tảng mạng xã hội như: Youtube, Facebook, Tiktok... để thực hiện các buổi livestream. Bà Hằng bị cho là đề cập đến nhiều nội dung, nhiều vấn đề cá nhân của người khác.
Cơ quan điều tra xác định, các buổi livestream đó, bà Hằng đã xâm phạm đến bí mật đời tư, ảnh hưởng đến uy tín danh dự của một số người, đơn cử như bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (tức ca sỹ Vy Oanh, ông Võ Nguyễn Hoài Linh (tức danh hài Hoài Linh), bà Đặng Thị Hàn Ni (tức nhà báo Hàn Ni)... Quá trình điều tra, bà Nguyễn Phương Hằng có khai báo, những thông tin liên quan đến đời tư của những người khác, trong đó có các cá nhân như trên là bà tham khảo trên mạng, đọc báo và nằm... mơ. Bà Hằng cũng thừa nhận các thông tin này không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm chứng, không có căn cứ xác thực.
Bộ Y tế giao Thứ trưởng Trần Văn Thuấn phụ trách vụ có lãnh đạo liên quan Việt Á bị khởi tố Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long vừa có quyết định giao Thứ trưởng Trần Văn Thuấn phụ trách điều hành Vụ Kế hoạch tài chính Bộ Y tế. Trước đó, vụ trưởng vụ này bị khởi tố để điều tra liên quan vụ Việt Á. Theo quyết định của Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, GS.TS Trần Văn Thuấn, thứ trưởng Bộ...