Từ vụ “cậu Thủy”: Cảnh giác với di vật bị nhà ngoại cảm làm giả
Để minh chứng khả năng của mình, nhiều nhà ngoại cảm (NNC) đã tạo di vật của liệt sĩ (LS), để “thuyết phục” niềm tin với thân nhân. Sau vụ “cậu Thủy” làm giả hài cốt LS bằng xương động vật và làm giả di vật là lời cảnh báo với các gia đình LS khi nhờ NNC tìm hài cốt.
Tạo niềm tin bằng di vật
Cách đây 5 năm, NNC P.T.B.H đã chỉ dẫn phần hài cốt LS Hoàng Ngọc Đảm, quê Làng Nha, Thái Giang (nay là huyện Thái Thụy, Thái Bình) thuộc ngôi mộ ở hàng thứ 5, lô 1, mộ thứ 2. Khi gia đình đặt vấn đề với Phòng LĐTBXH thị xã Ayunpa (Gia Lai) xin được cất bốc, tuy nhiên, lãnh đạo Phòng LĐTBXH thị xã không đồng ý vì không đủ cơ sở để xác định danh tính phần hài cốt đó là của LS Hoàng Ngọc Đảm.
Theo gia đình và đoàn làm phim “ Linh hồn Việt cộng” thì đã cất bốc trộm phần hài cốt tại mộ số 2, với bằng chứng là chiếc lọ penicilin, trong đó có mảnh giấy, mực xanh đã nhòe, ghi: “Họ tên: Hoàng Ngọc Đảm. Đơn vị C2 D67. Quê quán: Làng Nha, Thái Giang, Thái Thụy, Thái Bình”. Với di vật này thì ai mà chẳng tin đó là phần hài cốt LS Hoàng Ngọc Đảm.
Thế nhưng, ngôi mộ số 2 đó hiện vẫn còn nguyên vẹn tại NTLS thị xã Ayunpa, không hề có dấu hiệu là đã cất bốc phần hài cốt. Bên nói có, bên nói không. Nhưng chính chiếc lọ penicilin, bằng chứng tố cáo sự gian dối, về việc xác định phần hài cốt là của LS Hoàng Ngọc Đảm. Mảnh giấy trong chiếc lọ penicilin, ghi quê của LS Đảm là: Làng Nha, Thái Giang, Thái Thụy, Thái Bình.
Cần nói rõ, LS Hoàng Ngọc Đảm hy sinh ngày 18.3.1969, lúc đó xã Thái Giang thuộc huyện Thái Ninh. Ba tháng sau ngày LS hy sinh, huyện Thái Ninh và huyện Thụy Anh mới hợp nhất thành huyện có tên mới là huyện Thái Thụy. Vậy, làm sao LS Hoàng Ngọc Đảm lại tiên đoán được, rằng huyện Thái Ninh sẽ được đổi tên thành huyện Thái Thụy, để mà ghi vào mảnh giấy để trong chiếc lọ penicilin?
Theo cựu chiến binh Nguyễn Xuân Quy – Đoàn 31 Mặt trận B5 – quê Quảng Trị và chiến đấu nhiều năm tại mảnh đất này, ông đã tham gia trong việc tìm kiếm hài cốt LS và cho hay về tình trạng giả di vật LS hiện nay khá phổ biến, nhất là chiếc lọ penicilin có mảnh giấy ghi tên, đơn vị, quê quán LS.
Ông nói: Thường thì khi thấy chiếc lọ này, nguyên tắc không được mở ra ngay, vì ngày trước dùng mực cửu long, nếu mở ra thì sẽ bay mực, chỉ được mở trong phòng tối, không có gió, phần nhiều chữ không còn rõ. Việc gia đình nào thấy chiếc lọ có đựng giấy mà mở ra bình thường dù chữ đã nhòe mực thì mảnh giấy đó đã được làm giả. Hơn nữa, các di vật của LS có cùng hài cốt thì cũng hết sức xem xét lỹ lưỡng, tránh rơi vào cảm xúc đó là di vật người thân, bỏ qua các việc kiểm chứng khác. Khi NNC Đặng Xuân Ba bị bắt thì trong túi có tới 14 túi nylon đựng xương, 6 chiếc lọ có sẵn mảnh giấy ghi tên, đơn vị, quê quán của LS mà gia đình đang nhờ tìm.
Video đang HOT
Kiểm chứng bằng hồ sơ liệt sĩ
Do bí mật thông tin về đơn vị trong chiến tranh, hầu hết giấy báo tử của các LS không ghi rõ đơn vị, chỉ ghi ký hiệu, không ghi rõ nơi hy sinh, nơi an táng. Hiện nay, phiên hiệu các đơn vị đã được Bộ Quốc phòng giải mã, Trung tâm tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho gia đình LS (Marin) cũng đã giải mã phiên hiệu đơn vị…
Đại tá Trần Quốc Dũng – Phó Cục trưởng Cục Chính sách (Bộ Quốc phòng) – cho biết: Các gia đình có nhu cầu giải mã phiên hiệu, liên hệ với Cục Quân lực, Bộ Tổng Tham mưu. Bộ Quốc phòng có cổng thông tin “Nhắn tìm đồng đội”. Gia đình LS bị mất giấy báo tử, liên hệ với Phòng Người có công thuộc Sở LĐTBXH nơi LS nhập ngũ.
Bà Ngô Thị Thúy Hằng – Phó Giám đốc Trung tâm Marin – cho hay, trung tâm trợ giúp gia đình phương pháp tìm mộ LS, dựa trên cơ sở giải mã phiên hiệu đơn vị, trung tâm đã khớp nối các dữ liệu trên bia mộ LS tại các NTLS
BS Nguyễn Đình Thường – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Hỗ trợ gia đình LS Việt Nam – cho hay, trước đây gia đình ông cũng nhờ NNC P.T.B.H tìm mộ, nhưng NNC nói hài cốt không còn.
Nhưng sau khi tìm kiếm thông tin qua đơn vị, tìm được nơi an táng LS, biết được phần mộ LS đã được quy tập vào NTLS quốc gia Đường 9. Căn cứ theo hồ sơ quy tập, qua giám định gene, gia đình đã tìm được phần mộ LS. Ông Thường khuyên các gia đình LS cần bình tĩnh khi đi tìm kiếm, đặc biệt cần tìm được đơn vị, xác định được nơi hy sinh, nơi an táng, phần mộ đã được quy tập chưa. Ông nói: Hội hỗ trợ các gia đình trong việc tìm kiếm hài cốt LS, gia đình LS có nhu cầu giám định gene, liên hệ với hội. Được biết, việc giám định gene hài cốt LS trên cơ sở có thông tin về hài cốt LS nhưng chưa rõ danh tính.
ĐT liên hệ tư vấn của Hội Hỗ trợ gia đình LS Việt Nam: 069552214; số 8 Nguyễn Tri Phương (Hà Nội).
*Trung tâm Marin: 1900571242; phòng 701, nhà 4B, KĐT Trung Hòa – Nhân Chính (Hà Nội).
Lê Huân
Theo Laodong
Nhà ngoại cảm rởm - Loại tội phạm tinh vi, xảo quyệt
"Cố tình đưa thông tin giả, sau đó chiếm đoạt tài sản theo cách khiến thân nhân liệt sĩ biết ơn, hậu tạ. Đó là loại tội phạm lừa đảo tinh vi, xảo quyệt mà cơ quan điều tra cần làm rõ", Luật sư Nguyễn Phú Thắng, Đoàn luật sư TP Hà Nội, nhận định.
Đau đáu nhiều chục năm trời mong tìm được hài cốt người thân, nhiều gia đình thân nhân liệt sĩ đã trở thành "món hàng" béo bở của những nhà ngoại cảm rởm. Khi mang hài cốt về quê an táng và đi giám định khoa học hoá ra chỉ là xương động vật hoặc tổ mối... Dưới góc độ pháp luật, luật sư nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
Luật sư Nguyễn Phú Thắng, Đoàn luật sư TP Hà Nội
Phải nói rằng việc tìm hài cốt liệt sĩ bằng phương pháp ngoại cảm là vấn đề tâm linh. Không ít người cho rằng: "Nhà ngoại cảm là hiện thân của tâm linh, tin vào nhà ngoại cảm tức là tin vào tâm linh. Đón bắt được nhu cầu thiết tha của rất nhiều thân nhân liệt sĩ, các "cậu", các "cô" không có khả năng gì đặc biệt, cũng tự xưng mình là "nhà ngoại cảm" để dùng nhiều chiêu bài gian dối trục lợi.
Dưới góc độ quản lý Nhà nước, chưa có cơ quan có thẩm quyền nào cấp chứng chỉ hành nghề "ngoại cảm" hay chứng chỉ pháp lý tương ứng cho hoạt động này. Thời gian gần đây, dư luận dấy lên vấn đề xuất hiện nhiều người tự xưng là "nhà ngoại cảm". Những người này dưới danh nghĩa cá nhân hay tổ chức đã lợi dụng niềm tin của thân nhân các gia đình liệt sĩ, hoạt động bất hợp pháp và trục lợi mà không quan tâm đến kết quả công việc thực hiện. Đó là việc làm phi nhân đạo, hết sức đau lòng. Những người có khả năng ngoại cảm thực sự không làm như vậy. Bởi truy tìm hài cốt liệt sĩ đó là một hoạt động mang tính hết sức nhân văn, thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn, tinh thần đền ơn đáp nghĩa, tu tâm tích đức cho đời sau của những người có lương tri.
Ở một góc nào đấy trong cuộc sống hàng ngày, người ta vẫn nhắc tới những nhà ngoại cảm rởm. Nhưng vì sao thân nhân các gia đình liệt sĩ lại mất cảnh giác như vậy?
Đó là tâm lí rất phổ biến của thân nhân các liệt sĩ khi tìm được hài cốt. Bởi họ khắc khoải, mòn mỏi chờ đợi trong nhiều năm, đến khi nghe tin tìm được hài cốt người thân khiến họ vui sướng đến vỡ oà mà không mấy gia đình nghĩ đến việc thẩm định, phản biện để làm rõ đó có thật phải là hài cốt liệt sĩ nhà mình hay không.
Thường thân nhân các liệt sĩ khi đến gặp nhà ngoại cảm, thông qua sự giới thiệu của người thân, bạn bè. Cho nên ngay từ ban đầu những nhà ngoại cảm này đã tạo được niềm tin nhất định từ các khổ chủ. Đến khi nhà ngoại cảm làm công tác xác định trước được vị trí, toạ độ, không gian, thời gian, cảnh quan xung quanh thì vẽ sơ đồ rất chi tiết. Điều này khiến cho gia dình thân nhân các liệt sĩ càng trở nên tin tưởng, nên khi tìm được hài cốt thì không ai nghi ngờ, thận chí nhiều gia đình không dám nghĩ đến việc nghi ngờ thành quả của nhà ngoại cảm.
Có thể nhà ngoại cảm không đặt vấn đề về tiền bạc, nhưng thường khi tìm được hài cốt thân nhân các liệt sĩ vẫn tỏ lòng biết ơn, hậu tạ bằng tiền hoặc hiện vật có giá trị lớn, thậm chí rất lớn. Vậy thì đây có phải là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?
Xét về mặt khách quan của tội lừa đảo: Hành vi đưa ra những thông tin giả, sai sự thật bằng thủ đoạn thông thường hay tinh vi khiến cho người khác tin đó là sự thật nhằm mục chiếm đoạt tiền, tài sản. Nếu thủ đoạn gian dối mà không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì không phạm tội.
Về mặt chủ quan (ý thức người phạm tội): Người phạm tội biết đó là thông tin giả, không đúng sự thật, nhưng vẫn cố ý che đậy để người khác (thân nhân liệt sĩ), và mong muốn cho họ tin đó là sự thật. Mục đích chiếm đoạt tài sản đã hình thành ngay từ trước khi thực hiện thủ đoạn gian dối. Còn nếu sau khi nhận tiền, tài sản rồi, do nguyên nhân nào đó mới có ý định chiếm đoạt thì có thể phạm vào tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Ở đây nếu làm rõ được hai dấu hiệu trên thì người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu về tội: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" với tình tiết tăng nặng là phạm tội có tổ chức và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, đặc điểm của "Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản" là bị hại thường tự nguyện trao tài sản cho người phạm tội do ý thức rằng thông tin giả nhà ngoại cảm cung cấp là sự thật.
Vấn đề khó khăn để xử lý các cá nhân thực hiện vi trong trường hợp này là ngoài việc phải làm sáng tỏ được các dấu hiệu tội phạm nêu trên, còn chứng minh được thủ đoạt tinh vi, xảo quyệt qua mặt cơ quan chức năng trong việc chiếm đoạt tài sản. Điều này rất cần sự hợp tác toàn diện của gia đình những người bị hại.
Hồng Ngân
Theo Dantri
'Nhà tâm linh' bị bắt vì nghi lừa đảo tìm mộ liệt sĩ Nguyễn Văn Thúy (tức Cậu Thủy, 54 tuổi) vừa bị khởi tố, bắt giam về hành vi làm giả hài cốt, di vật, nơi chôn liệt sĩ. Sáng 28/10, Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Trị, VKSND tỉnh Quảng Trị công bố quyết định khởi tố bị can, tạm giam 4 tháng Nguyễn Văn Thúy (tức Cậu Thủy, 54...