Từ vụ Bùi Tiến Dũng đến bản quyền hình ảnh của các ngôi sao thế giới
CLB Thanh Hóa nắm bản quyền hình ảnh thủ môn Bùi Tiến Dũng thông qua hợp đồng lao động. Tuy nhiên đó không phải là cách mà các CLB trên thế giới vẫn làm. Nó luôn được tách riêng.
Trong hợp đồng lao động được ký kết giữa Bùi Tiến Dũng và FLC Thanh Hoá nêu rõ: “Cầu thủ không có quyền nhận bất kỳ hợp đồng cá nhân nào mà không có sự đồng ý bằng văn bản của CLB”, đồng thời cũng đề cập đến quy định chia lợi nhuận hình ảnh “tuỳ vào hợp đồng thương mại”.
Như vậy, không còn gì phải bàn cãi về việc ai mới có quyền khai thác hình ảnh của Bùi Tiến Dũng, và thủ môn này chịu sự ràng buộc với CLB Thanh Hoá về mặt hình ảnh và không được phép ký kết với bên thứ 3 cho đến năm 25 tuổi. Mặc dù vậy, thỏa thuận về bản quyền hình ảnh trên thế giới có hơi khác một chút.
Bùi Tiến Dũng đang vướng vào vụ lùm xùm về bản quyền hình ảnh.
Đầu tiên, thế nào là bản quyền hình ảnh? Khi bóng đá phát triển thành một nền công nghiệp, một cầu thủ (và cả HLV) không chỉ có giá trị trên sân cỏ mà còn có thể kiếm tiền dựa trên danh tiếng của mình. Tuy nhiên, vì CLB chủ quản cũng nhìn thấy mối lợi này, từ đó sinh ra cái gọi là bản quyền hình ảnh – một giao dịch thương mại về những gì liên quan đến cầu thủ, từ tên, chữ ký, biệt danh, hình ảnh, phát ngôn và các nhận dạng cá nhân khác.
Câu hỏi đặt ra là, một cầu thủ có nhất quyết phải ký hợp đồng bản quyền hình ảnh với đội bóng chủ quản? Đáp án là không. Lưu ý rằng trong quy định chung về tuyển dụng cầu thủ (ví dụ ở Premier League), đã có sẵn một số điều khoản cho phép CLB sử dụng hình ảnh của cầu thủ cho mục đích quảng bá. Mặc dù vậy, nó khá hạn chế, như việc “hình ảnh một cầu thủ không được quá mức trung bình của những người khác trong đội một”.
Vì vậy, nhất thiết phải sinh ra hợp đồng bản quyền hình ảnh, giúp CLB thuận lợi hơn cũng như tận dụng triệt để giá trị cầu thủ. Nhưng cần nhấn mạnh ở đây, bản quyền hình ảnh là một hợp-đồng-riêng-rẽ, không liên quan tới hợp đồng chính giữa cầu thủ và CLB.
Video đang HOT
David Beckham là biểu tượng thành công trong thương mại bóng đá.
Nó có nghĩa, khi một cầu thủ đến với CLB sẽ có 2 hợp đồng, một là hợp đồng lao động, bao gồm thời hạn, lương thưởng, tiền lót tay, phí cho người đại diện; và một thỏa thuận khác, về bản quyền hình ảnh có sự tham gia của bên thứ 3.
Tại sao lại như vậy? Theo Daniel Geey từ ĐH Manchester, nó liên quan đến thuế. Đặt trường hợp cầu thủ ở Premier League, họ sẽ phải trả 45% thuế thu nhập cùng với 2% cho Bảo hiểm Quốc gia. Chi phí này khá lớn nếu gộp chung cả thu nhập về bản quyền hình ảnh.
Việc ký hợp đồng riêng giúp giải quyết vấn đề này (nói cách khác là lách luật). CLB sẽ thông qua một công ty bên ngoài để khai thác hình ảnh và trả tiền cầu thủ, họ chỉ mất 20% thuế doanh nghiệp, đồng thời cũng không phải trích ra 2% cho bảo hiểm.
Lionel Messi chỉ trực tiếp ký vào hợp đồng bản quyền hình ảnh, còn hợp đồng lao động ủy thác cho ông bố Jorge Messi.
Đó là lý do mà chúng ta thấy, Lionel Messi khi gia hạn với Barca hồi tháng 11 năm ngoái có tới 2 hợp đồng (thật ra là 3 nếu kể cả hợp đồng với Quỹ Leo Messi), ngoài hợp đồng lao động do ông bố Jorge Messi đứng ra ký còn hợp đồng hình ảnh anh trực tiếp đứng tên.
Có một lưu ý với trường hợp của Messi. Tại Tây Ban Nha, cầu thủ có quyền tự do quyết định có ký hợp đồng bản quyền hình ảnh với CLB chủ quản hay không. Và ở đây, Barca đã rất thành công khi thuyết phục siêu sao người Argentina làm điều đó (bằng cách dụ dỗ sẽ trao cho anh mức lương 500.000 bảng/tuần, cao nhất thế giới).
Chúng ta đặt giả thiết có một đội bóng sẵn sàng chi tiền tấn cho Messi, nhưng vì bản quyền hình ảnh vẫn thuộc về Barca, họ sẽ không thể kiếm được các nguồn thu thương mại để thu hồi vốn. Vì vậy ý tưởng mua anh ta coi như bị dập tắt từ trứng nước.
Jose Mourinho trước khi ký hợp đồng với MU vẫn còn ràng buộc với Chelsea về hợp đồng bản quyền hình ảnh.
Câu chuyện này cũng tương tự như MU với Jose Mourinho. Ông ta bị Chelsea sa thải vào tháng 12/2015, được hiểu là chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng vẫn còn hợp đồng hình ảnh, và The Blues được phép sử dụng tên của HLV người Bồ ở các sản phẩm của nhà tài trợ.
Ràng buộc này ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ hội buôn bán của MU khi bổ nhiệm Mourinho vào tháng 5/2016. Họ sẽ không thể dùng hình ảnh của Người đặc biệt và tệ hơn, nhiều nhãn hàng mà ông ta đại diện (ở Chelsea) lại cạnh tranh trực tiếp với các đối tác của Quỷ đỏ. May mắn là Mourinho không phải Messi. Nên việc chi tiền mua lại hợp đồng hình ảnh cũng không quá chát.
Vậy cầu thủ kiếm được bao nhiêu từ hợp đồng bản quyền hình ảnh? Điều này phụ thuộc vào danh tiếng của anh ta và thỏa thuận với CLB. Alexis Sanchez chẳng hạn. Tiết lộ từ Daily Mail cho biết, lương cứng của ngôi sao người Chile tại MU là 350.000 bảng/tuần (18,2 triệu bảng/năm), đồng thời có thêm 100.000 bảng/tuần (5,2 triệu/năm) bản quyền hình ảnh, tức 28,5% lương. Mức này tương đối cao so với mặt bằng chung, dẫn đến việc Sanchez quay lưng với Man City và chấp nhận khoác lên mình chiếc áo đỏ.
Theo Thanh Đình Ảnh: Getty Images (Zing)
Bài học cho Bùi Tiến Dũng qua vụ lùm xùm báo giá quảng cáo "khủng"
Thủ thành số 1 U23 Việt Nam Bùi Tiến Dũng trở thành tâm điểm của dư luận trong ngày hôm qua, khi được một công ty định giá cát-xê lên tới hàng tỷ đồng cho việc quảng cáo hình ảnh. Nếu như ở nước ngoài, chuyện này rất bình thường, nhưng ở Việt Nam lại rất khó nói.
Bên cạnh HLV Park Hang Seo, tiền vệ Nguyễn Quang Hải hay đội trưởng Lương Xuân Trường, thủ thành Bùi Tiến Dũng là một trong những ngôi sao có dấu ấn mạnh nhất tại giải đấu trên đất Trung Quốc vừa qua.
Thậm chí nếu xét về mặt hình ảnh, thì Tiến Dũng là ngôi sao đáng chú ý nhất. Thủ thành người Thanh Hóa nổi bật bởi vẻ mặt điển trai và thân hình 6 múi hoàn hảo.
Thủ thành Bùi Tiến Dũng trở thành tâm điểm chú ý ngày hôm qua
Ngay sau giải U23 châu Á 2018, trang cá nhân của Bùi Tiến Dũng đã có hơn 2,6 triệu lượt theo dõi, vượt mặt cả ca sĩ Sơn Tùng M-TP hay Hoa hậu Phạm Hương. Với mỗi status, tài khoản facebook của chàng thủ môn thu về hơn 100.000 lượt like và hàng ngàn lượt chia sẻ, bình luận.
Đây chính là "miếng bánh" hấp dẫn với những ai muốn khai thác hình ảnh của Tiến Dũng để quảng cáo. Mới đây, một công ty đã đứng ra tuyên bố trở thành người đại diện của thủ thành U23 Việt Nam, kèm theo bảng định giá cát-xê tiền tỷ.
Rất nhiều hạng mục nghìn USD được đưa ra, đặc biệt, nếu trở thành gương mặt đại diện cho một ngành hàng thì mức thù lao được ấn định cho Bùi Tiến Dũng lên tới hơn 123.000 USD, tương đương hơn 2,7 tỷ đồng. Đây là con số không hề nhỏ với một gương mặt trẻ mới nổi trong làng thể thao thời gian qua, thậm chí còn vượt mặt nhiều ngôi sao lớn trong giới showbiz Việt.
CLB FLC Thanh Hóa lập tức "tuýt còi" với thủ thành Tiến Dũng, với tuyên bố họ mới là người trực tiếp quản lý. Vụ việc đã không căng thẳng như ý định khởi kiện ban đầu của đội bóng xứ Thanh. Phía FLC Thanh Hóa không muốn vụ lùm xùm này ảnh hưởng đế tâm lý của thủ môn trẻ Bùi Tiến Dũng. Trong khi đó, người nhện của U23 Việt Nam cũng đã nhận lỗi, rút kinh nghiệm qua vụ việc.
Qua vụ lùm xùm này, mới thấy từ một ngôi sao đến chuyện có thể kiếm tiền tỷ là điều không hề đơn giản, và nếu các cầu thủ không có sự tỉnh táo, họ sẽ trở thành nạn nhân, bị lợi dụng. Tất nhiên, ở một mặt nào đó, Tiến Dũng đã trưởng thành và buộc phải biết lẫn phải chịu trách nhiệm với những gì mình đã ký với FLC Thanh Hóa và ký với công ty đại diện khai thác hình ảnh của mình.
Nhưng có một thực tế là cầu thủ Việt Nam thường có kiến thức rất ít về nhưng chuyện tương tự như thủ thành Bùi Tiến Dũng. Đa phần đều không nắm luật và cứ thấy cái gì lợi cho mình là ký, mới dẫn đến nhưng chuyện đáng tiếc bởi "bút sa gà chết".
Không ai cấm Tiến Dũng kiếm tiền, miễn sao là hợp pháp. Nhưng có lẽ nghĩ đến tiền lúc nào là quá sớm, bởi thực ra, thương hiệu và hình ảnh của thủ thành quê Thanh Hóa mới chỉ có được sau một giải đấu. Anh vẫn chỉ là thủ môn dự bị ở FLC Thanh Hóa, và chẳng có gì đảm bảo sẽ giữ được phong độ khi đang được tung hô như hiện tại.
Cứ tập luyện và thi đấu hết mình, những phần thưởng lớn có lẽ có giá trị hơn cả tiền đang đợi Tiến Dũng ở phía trước.
Theo Việt Long (Dân Trí)
Tiết lộ điều khiến Bùi Tiến Dũng khó 'qua mặt' CLB Thanh Hóa Giám đốc điều hành CLB Thanh Hóa là ông Nguyễn Trọng Hoài đã liên lạc với thủ môn Bùi Tiến Dũng sau khi vụ bảng giá quảng cáo gây xôn xao dư luận. Ông Hoài nói rằng Bùi Tiến Dũng "đã nhận sai do nhận thức chưa đầy đủ và hứa sẽ không tái phạm" và "bên đối tác truyền thông kia chưa...