Từ vụ bé gái 5 tuổi tử vong sau khi bắt chước trò thắt cổ trên Youtube: Cảnh báo nạn nghiện smartphone nghiêm trọng
Theo bác sĩ điều trị và chứng kiến bé gái 5 tuổi tử vong sau khi bắt chước trò thắt cổ trên Youtube, hiện nay tình trạng nghiện smartphone không chỉ ở trẻ em mà còn có ở người lớn và cũng rất nghiêm trọng.
Vừa qua, dư luận xôn xao trước những hình ảnh một cháu bé tên V.T.D. (ngụ quận Tân Phú, TP.HCM) mất khi mới 5 tuổi được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội.
Theo lời kể của gia đình, trước đó bé bắt chước theo trò chơi thắt cổ đăng tải trên Youtube khiến đường thở bị tắt.
Khi gia đình phát hiện, bé đã bất tỉnh trong tư thế treo cổ và tử vong vào khoảng 18h tối 12/10 tại bệnh viện (BV).
Khoa Cấp cứu, BV Nhi đồng 1, TP.HCM.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được phía BV Nhi đồng 1 (TP.HCM) xác nhận bé tử vong sau khi được cấp cứu ít giờ ở đây.
Bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa Cấp cứu, BV Nhi đồng 1 cho biết, đây là sự việc rất thương tâm và bản thân những người thầy thuốc đều cảm thấy rất đau xót.
Bác sĩ Đinh Tấn Phương thăm khám cho 1 bệnh nhi.
Theo bác sĩ Phương, khi có 1 tai nạn hay sự cố xảy ra, phía BV phải có nhiệm vụ trình báo cho cơ quan công an.
Bởi ngoài nguyên nhân về tai nạn, sự cố thì có nhiều trường hợp còn liên quan đến pháp lý. Đồng thời, trẻ không chỉ gặp nguy hiểm vì trò thắt cổ trên mạng.
Video đang HOT
Ngoài sự việc của bé D., bệnh viện Nhi đồng 1 từng cấp cứu nhiều trường hợp nuốt dị vật, hít keo chó do ảnh hưởng từ phim ảnh.
“Thực tế ngoài thắt cổ còn nhiều trường hợp trẻ khác trẻ gặp nạn do bắt chước phim ảnh. Có thể ví dụ như việc trẻ sử dụng những vật dụng nguy hiểm. Trẻ uống, hít các chất giống thứ mình xem được.
Những phim ảnh đánh nhau, đâm chém nhau, sử dụng chất kích thích có thể chỉ phục vụ cho người lớn. Nhưng trẻ vốn có tính tò mò nên sẽ tập thử.
Cách đây vài năm, chúng tôi từng tiếp nhận trẻ sử dụng keo con chó. Dù có mùi rất khó chịu. nhưng khi trẻ hít vào thì có cảm giác như một chất gây nghiện, cảm giác lơ mơ, sảng khoái thần kinh.
Trẻ bị thương vì đánh nhau như trong phim ảnh cũng đã từng đến BV, nhưng việc bắt chước trò chơi thắt cổ thì mới là lần đầu tiên” – bác sĩ Phương nói.
Theo bác sĩ, việc nghiện smartphone có thể ảnh hưởng đến tâm lý, gây trầm cảm.
Theo như chúng tôi tìm hiểu, vào cuối năm 2019 đã từng có 1 trường hợp tương tự khi bé gái 7 tuổi học theo trò thắt cổ trên Youtube dẫn đến tắt đường thở. May mắn, bé được các bác sĩ BV Nhi đồng 2 (TP.HCM) cứu sống.
Bình luận về việc này, bác sĩ Phương cho rằng, một trong những nguyên nhân đến từ việc trẻ em sử dụng smartphone, các thiết bị điện tử tự do đang diễn ra khá phổ biến.
“Việc nghiện smartphone giờ đã trở thành một bệnh lý trong thời đại công nghệ” – bác sĩ Phương phân tích.
Để giải quyết tình trạng trên cần có sự phối hợp chặt chẽ từ phụ huynh và các cơ quan ban ngành.
“Chúng ta phải cho trẻ sử dụng công cụ, thiết bị điện tử thế nào cho phù hợp với lứa tuổi. Khi còn nhỏ, chúng ta chỉ nên cho trẻ xem tivi. Nếu để trẻ xem smartphone cũng không được để trẻ sở hữu quá nhiều thời gian.
Hiện nay tình trạng nghiện smartphone, nghiện mạng xã hội và các chương trình bên trong không chỉ có ở trẻ em mà theo tôi thấy còn có ở người lớn và cũng rất nghiêm trọng.
Nhiều người tối ngày chỉ cầm điện thoại, lúc nào cũng chú ý vào màn hình. Chúng ta cần hiểu rằng các thiết bị điện tử là để phục vụ cho công việc, nghiên cứu, phát triển con người khi cần thiết chứ không chỉ dùng để giải trí hay để xem những thứ phản cảm.
Việc nghiện smartphone giờ đã trở thành một bệnh lý trong thời đại công nghệ” – bác sĩ Phương phân tích.
Bác sĩ cảnh báo nạn nghiện smartphone ở cả trẻ em và người lớn.
Cũng theo bác sĩ Phương, đến thời điểm này nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy sử dụng smartphone quá đà có thể gây cho trẻ những vấn đề liên quan đến trầm cảm, tâm lý.
“Ngày xưa giữ trẻ rất cực nhưng hiện tại, nhiều phụ huynh chỉ cần đưa smatphone cho con là trẻ có thể chơi suốt ngày. Đây là điều rất nguy hiểm.
Tại BV Nhi đồng 1 cũng từng tiếp nhận nhiều trường hợp bị ảnh hưởng vì smartphone mức độ nhẹ, được can thiệp tại khoa Tâm lý” – Trưởng khoa Cấp cứu BV Nhi đồng 1 phân tích.
Bác sĩ khuyên phụ huynh khi cho trẻ sử dụng smartphone phải quản lý chặt chẽ để không ảnh hưởng đến vấn đề học hành và sức khỏe.
Do đó, bác sĩ khuyên phụ huynh hãy cân nhắc thật kỹ, đến một độ tuổi phù hợp hãy cho trẻ sử dụng smartphone nhưng phải quản lý chặt chẽ.
Không ther để trẻ chỉ “cắm đầu” vào xem những chương trình tiêu cực, ảnh hưởng đến vấn đề học hành và sức khỏe.
Người nhà bé gái tử vong vì học theo trò treo cổ trên Youtube: Cháu thường xem Heo Peppa, từng treo cổ hụt một lần
Chuyện cháu V.T.D. (5 tuổi) tử vong thương tâm sau khi học theo trò treo cổ trên Youtube đang nhận được sự quan tâm của dư luận.
Cháu D ra đi khi tròn 5 tuổi, sự việc khiến nhiều thành viên trong gia đình đau xót tiếc thương.
Theo chia sẻ của chị Nguyệt, dì ruột cháu D thì sự việc xảy ra ngày 12/10. Khi người lớn trong nhà phát hiện thì cháu D đã bất tỉnh trong tư thế treo cổ. Người nhà đã nhanh chóng đưa cháu D nhập viện nhưng cháu không qua khỏi vào chiều cùng ngày.
Người nhà cho biết thêm, cháu D thường xem Youtube với 2 bé trong gia đình. Tivi có kết nối Youtube nên các cháu sẽ tự bật và xem cùng nhau.
Chia sẻ với báo Pháp luật và bạn đọc, chị Nguyệt nói: ' Mọi người trong nhà cũng không quá để ý việc các cháu xem gì, thường thì các cháu xem nhiều kênh khác nhau nhưng mình thấy các cháu hay xem kênh Heo Peppa.
Ban ngày các cháu đi học, chiều tối về thì xem nhưng cũng không được xem nhiều, phần vì gia đình không muốn cho các cháu xem nhiều, thấy bật lên xem là mọi người bắt tắt đi. Phần vì các cháu phải trả tivi cho ông ngoại còn xem chương trình thời sự. Mỗi ngày các cháu thường xem khoảng 30 phút thôi".
Đáng chú ý, chị Nguyệt cho biết cháu D đã vài lần chơi trò treo cổ nhưng bị người lớn phát hiện và nhắc nhở: ' Lần gần nhất là cách đây nửa tháng cháu có chơi, nhưng một người dì của cháu đã nhìn thấy và mắng: 'Ai cho nghịch như vậy, ai bày trò như vậy?'. Nghe dì mắng thì cháu không nghịch nữa và đi sang phòng khác chơi'.
Người thân chia sẻ, cháu D đang học mẫu giáo, cháu ngoan ngoãn và thông minh, không có biểu hiện tâm lý bất thường. Việc cháu thường chơi trò treo cổ nhiều khả năng là do xem và học từ Youtube.
Cho con chơi điện thoại là cách mà nhiều bố mẹ lựa chọn để rảnh tay làm công việc của mình.
Việc các bậc phụ huynh vì bận rộn mà thường phó mặc con cái vui chơi, giải trí trên màn hình điện thoại, ipad không còn là chuyện hiếm. Thậm chí, nhiều ông bố, bà mẹ không để ý là con chơi gì, xem gì và nó có hại cho con hay không.
Câu chuyện của cháu D thật sự là một bài học lớn, một hồi chuông cảnh báo tất cả các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc con cái. Vì, chỉ cần vài phút lơ là, mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra với tâm hồn non nớt. Đừng để mọi chuyện kết thúc trong sự hối hận muộn màng...
Bé gái 5 tuổi mất mạng vì học thắt cổ và những hiểm họa khôn lường từ Youtube Thông tin bé gái 5 tuổi ở TP. HCM tử vong vì học theo trò thắt cổ vẫn thở được trên Youtube đang nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Qua đó, phụ huynh cần phải quan tâm, giám sát các hoạt động của con trẻ trên Youtube để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra. Bé gái 5 tuổi mất...